Phân Tích Cảnh Cho Chữ Của Huấn Cao Trong Tác Phẩm Chữ Người Tử ...
Có thể bạn quan tâm
Chữ người tử từ là tác phẩm điển hình cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân. Khi phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao, chúng ta sẽ thấy được lòng ngưỡng mộ và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Qua đó, nhà văn cũng nêu lên tiếng nói đầy tính nhân bản: Dù cuộc đời có đen tối vẫn còn những tấm lòng đẹp đẽ tỏa sáng. Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu, cảm nhận và phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tử qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Tóm tắt về tác giả và tác phẩm
Khi phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao cũng như tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật trong Chữ người tử tủ, chúng ta cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm. Dưới đây là những thông tin cơ bản bạn cần nắm được:
Đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987, quê ông ở làng Mạc, nay thuộc Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Nhà văn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã úa tàn.
- Năm 1945, Nguyễn Tuân đến với cách mạng và dùng ngòi bút của mình để phục vụ hai cuộc kháng chiến.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp
- Nhà văn là một trong những người đã góp phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa độc đáo.
- Những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân có thể kể đến như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941),Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972).
Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù
Trước khi phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao, chúng ta cần nắm được các nội dung sau về tác phẩm Chữ người tử tù:
- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù.
- Nhân vật chính trong Chữ người tử tù là Huấn Cao, một nhân vật điển hình trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Đó là những người tài hoa, bất đắc chí. Họ không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng, mặc dù chí không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất
Phân tích tác phẩm chữ người tử tù
Việc phân tích tác phẩm Chữ người tử tù nói chung hay phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao nói riêng thì chúng ta cũng cần ghi nhớ một số nội dung như sau:
Tình huống truyện trong Chữ người tử tù
Phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao không thể không đề cập đến tình huống trong truyện. Tình huống truyện là tình thế xảy ra trong truyện, tạo cho câu chuyện thêm đặc sắc. Tình huống truyện biểu hiện mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống, qua đó bộc lộ tâm trạng tính cách suy nghĩ… của nhân vật.
Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, đặc sắc, giàu kịch tính cho hai tuyến nhân vật trong tác phẩm của mình. Hai nhân vật Huấn Cao – người tử tù phạm tội đại nghịch đang bị giam chờ ngày hành quyết, người tài hoa nổi tiếng viết chữ đẹp… và nhân vật viên quản ngục – người quản lí tù nhân, đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời nhưng lại rất yêu cái đẹp, hâm mộ người tài và có tấm lòng lương thiện.
Trên bình diện xã hội, hai người họ hoàn toàn đối lập nhau: nhưng họ lại có cùng điểm chung là say mê cái đẹp tao nhã và đều có tâm hồn thanh khiết, lương thiện, biết đãi ngộ nhân tài. Như vậy, trên bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ của nhau.
Hoàn cảnh gặp gỡ của họ thật éo le biết bao, đó là một nơi tù ngục tối tăm, nhơ bẩn, nơi người này quản lí người kia. Tình huống dẫn đến xung đột trong nội tâm của viên quản ngục: làm thế nào để vừa làm tròn phận sự của một người canh tù lại vừa giữ trọn tấm lòng đối với một người tài hoa mà mình từng quý trọng và ao ước gặp mặt.
Từ đây nảy sinh nhiều kịch tính: người tử tù thành người mà viên quản ngục nhờ vả muốn xin chữ; đồng thời lại là người mở đường hướng thiện cho cuộc sống về sau của viên quản ngục. Chính tình huống độc đáo đã giúp làm nổi bật trọn vẹn, tự nhiên vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao và làm sáng tỏ tấm lòng biệt đãi người tài của viên quản ngục. Có thể thấy, trong quá trình phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao, chính tình huống truyện đặc sắc đã giúp nhà văn khắc họa rõ nét tính cách của từng nhân vật.
Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao
Trước khi đi sâu phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao, người đọc cần nằm lòng về tính cách, phẩm chất cũng như vẻ đẹp của nhân vật này trong tác phẩm.
Huấn Cao là một người tài hoa khác thường, ông có tài viết chữ rất đẹp, chữ đẹp và vuông lắm”, khiến nhiều người mơ ước có được chữ viết của ông treo trong nhà của mình, trong đó có viên quản ngục.
Huấn Cao là một con người hiên ngang, khí phách, là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Một tử tù đợi ngày ra pháp trường vẫn giữ trạng thái ung dung, tự tại và không hề nao núng. Đến cảnh chết chém ông còn chẳng sợ. Sự ngang tàng của ông còn được thể hiện qua thái độ không quỵ lụy trước cường quyền và hơn nữa lại còn miệt thị viên quản ngục.
Ông còn là một người có thiên lương trong sáng và cao đẹp. Ông không phải là một con người sắt đá, ông cũng biết quý trọng người ngay, người tri kỷ. Khi hiểu được tấm chân tình và thái độ từ chỗ khinh miệt, coi thường, dè chừng sang thái độ tôn trọng. Đó là thái độ tôn trọng đối với con người có nhân cách sống tốt đẹp: trong người tài, yêu cái thú vui tao nhã, thanh khiết.
Ông sẵn sàng cho chữ – cái chữ mà không cường quyền và bạc tiền nào có thể mua được – cái chữ mà cả cuộc đời ông chỉ mới viết cho ba người bạn thân. Tuy nhiên, cái đáng quý nhất và là cái thể hiện thiêng lương cao đẹp của ông chính là những lời khuyên chân thành, cuối cùng đối với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn đi… ở đây thiên lương khó giữ cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Tìm hiểu vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã rất hữu ích cho người đọc trước khi tìm hiểu, cảm nhận cũng như phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao.
Phân tích nhân vật viên quản ngục
Liên quan đến việc phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao, chúng ta cùng cần phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm.
Nhân vật viên quản ngục xuất hiện trong tác phẩm làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đây là một con người không sáng tạo được cái đẹp nhưng lại biết trân trọng yêu mến cái đẹp.
Là một ngục quan chịu trách nhiệm canh giữ tù nhân, giúp ích cho bộ máy cai trị đương thời. thế nhưng viên quản ngục không phải là kẻ không có thiên lương, tàn ác, xảo trá mà ngược lại ông vẫn giữ được nhân cách sống cao quý trong cảnh tù ngục tối tăm, nhiều cám dỗ.
Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người, biết quý trọng nhân tài. Điều này thể hiện rõ qua những chi tiết về những hành động biệt đãi đối với Huấn Cao và những người bạn tù của Huấn Cao.
Ông là một người có sở thích tao nhã, cao quý: đó là thú chơi chữ. Sở nguyện cả đời của ông là có được đôi câu đối do chính tay Huấn Cao viết để treo trang trọng trong nhà. Cái sở nguyện này mạnh mẽ vượt qua cả nỗi sợ hãi, bất chấp mọi nguy hiểm đến bản thân, làm đảo lộn trật tự trong tù, biến một phạm nhân có án tử hình thành một thần tượng để mình tôn thờ.
Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục chứng tỏ dù sống ở nơi tăm tối nhưng ông vẫn giữ được nhân cách cao đẹp – một tấm lòng trong thiên hạ, xứng đáng trở thành bạn tri kỉ của Huấn Cao. Nhân cách và tâm hồn của viên quản ngục theo như nhận xét của Huấn Cao là “một âm thanh trong trẻo xen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao trong Chữ người tử tù
Khi phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao trong nhà lao chúng ta thấy rằng không gian diễn ra vào đêm khuya tăm tối là một trong những sáng tạo tuyệt vời của tác giả nhằm làm bộc lộ vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao. Đây là một cảnh tượng trước đây chưa từng có. Một cảnh tượng mà khung cảnh và nội dung của nó hoàn toàn trái ngược nhau: cảnh cho chữ vốn thanh tao, tươi sáng, đẹp đẽ lại diễn ra trong chốn tù ngục dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp. Nhưng chính trong cảnh tượng như thế, cái đẹp, cái thiện lại càng chứng minh tính giá trị của nó.
Người nghệ sĩ vượt qua những gông cùm, đau đớn để hiện mình tươi sáng hơn, uy nghiêm, lồng lộng hơn để viết lên những nét chữ xinh đẹp, những tâm huyết của cả đời mình: trong khi đó, người vốn đại diện cho uy quyền lại trở nên khúm núm, run run đón nhận từng nét chữ quý giá mà cả đời tâm huyết.
Trật tự kỉ cương và vị thế của các nhân vật hoàn toàn bị đảo ngược: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, cái lương thiện, thanh cao còn ngục quan vốn đại diện cho công lí lại trở nên nhỏ bé, hèn mọn.
Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải kẻ thống trị làm chủ mà là người tù làm chủ, cái thiện vẫn hiện lên mạnh mẽ chiến thắng được cái ác. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người. Phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao trong tác phẩm, chúng ta thấy rằng nhà văn đã gọi đây là cảnh “xưa nay chưa từng có”.
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù
- Bút pháp lãng mạn: Miêu tả con người trong sự toàn diện và toàn mỹ
- Thủ pháp đối lập
- Trong miêu tả cảnh vật.
- Ngôn ngữ cổ kính và giàu tính tạo hình.
Trên đây là những phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao, phân tích nội dung tác phẩm cũng như những cảm nhận về nhân vật viên quản ngục. Hy vọng thông qua những kiến thức trên đã giúp bạn trong quá trình tìm tòi và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp gì liên quan đến những nội dung trong bài viết và chủ đề phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng Dinhnghia.vn trao đổi thêm nhé. Chúc bạn học tập hiệu quả!
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Rate this post Please follow and like us:Từ khóa » Cảm Nhận Huấn Cao Trong Cảnh Cho Chữ
-
TOP 5 Bài Cảm Nhận Về Cảnh Cho Chữ Trong Chữ Người Tử Tù
-
Phân Tích Cảnh Cho Chữ Siêu Hay (18 Mẫu) - Văn 11
-
Top 6 Mẫu Phân Tích Cảnh Cho Chữ Trong Chữ Người Tử Tù Siêu Hay
-
Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao Trong Cảnh Cho Chữ
-
Phân Tích Cảnh Cho Chữ Trong Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân
-
Cảm Nhận Cảnh Cho Chữ Trong Truyện Chữ Người Tử Tù - TopLoigiai
-
Phân Tích Cảnh Cho Chữ Trong Chữ Người Tử Tù | Văn Mẫu 11
-
Cảm Nhận Về Cảnh Cho Chữ Trong Truyện Chữ Người Tử Tù
-
Top 12 Bài Văn Phân Tích Cảnh Cho Chữ Trong "Chữ Người Tử Tù" Của ...
-
Đề Bài: Cảm Nhận Về Cảnh Cho Chữ Trong Truyện Chữ Người Tử Tù
-
Cảm Nhận Về Cảnh Huấn Cao Cho Chữ Viên Quản Ngục Cuối Truyện
-
Phân Tích Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù 2023
-
Phân Tích Cảnh Cho Chữ Trong Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù - Yêu Trẻ
-
Các Bài Băn Mẫu Phân Tích Cảnh Cho Chữ Của Huấn Cao Trong Tác ...