Phân Tích Chi Tiết 3 Khía Cạnh Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ ...
Có thể bạn quan tâm
Mảnh đất Tây Bắc với phong cảnh hùng vĩ, nên thơ đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Dù không sinh ra nhưng với những năm tháng sống, trải nghiệm cùng đồng bào dân tộc đã khiến nhà văn Tô Hoài có một tình cảm đặc biệt với con người và mảnh đất Tây Bắc.
Xem thêm:
Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Chính tình cảm sâu sắc đó đã giúp tác giả viết nên thiên truyện ngắn xuất sắc vợ chồng a phủ. Với nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm là cô thiếu nữ vùng cao, từ một cô gái trẻ thuần khiết, gặp phải hoàn cảnh éo le cho đến những bước ngoặt cuộc đời về sau, hình tượng nhân vật Mị thực sự độc đáo, góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Chân dung nhà văn Tô Hoài, tác giả của Vợ chồng A Phủ
1, hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ
Nhân vật Mị hiện lên ngay từ những dòng đầu của đoạn trích Vợ chồng A Phủ. Không gian và bối cảnh khi Mị xuất hiện đã miêu tả rõ nét hoàn cảnh cơ cực của Mị. Mị xuất hiện bên tảng đá trước cửa, ngay bên cạnh tàu ngựa hôi hám của căn nhà. Đối lập với khung cảnh Mị xuất hiện là cảnh tấp nập, giàu sang của gia đình thống lí Pá Tra, điều đó càng khắc họa rõ nét sự cô độc, tủi hờn của nhân vật Mị - vốn là con dâu của gia đình thống lí Pá Tra.
Để nhân vật Mị của vợ chồng a phủ hòa lẫn vào những vật vô tri vô giác, Tô Hoài ngầm nói với chúng ta về một cuộc đời cay cực và tăm tối của Mị. Tô Hoài còn miêu tả dáng vẻ của cô gái bé nhỏ bằng những cụm từ như “cúi mặt”, “buồn rười rượi”. Chỉ bằng vài dòng phác họa sơ lược, hình ảnh Mị hiện lên với sự đau buồn đã lên đến đỉnh điểm. Không còn là nỗi đau khổ đơn thuần mà nó đã làm cho trái tim thiếu nữ của Mị rơi vào câm lặng.
2, Cuộc đời đầy đau khổ trong vợ chồng a phủ của Mị
Nhân vật Mị hiện lên với hoàn cảnh cuộc đời éo le và đau khổ sau khi đã làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Song qua những đoạn hồi tưởng của nhân vật ở những đoạn tiếp theo, chúng ta có thể hình dung ra sự khác nhau giữa trước và sau khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
Trước khi về làm vợ của A Sử thì Mị là một cô gái xinh đẹp và thuần khiết. Cô trong sáng tựa như một bông hoa ban trắng muốt dịu dàng e ấp nở giữa núi rừng Tây Bắc vốn rộng lớn và hùng vĩ. Không chỉ xinh đẹp, Mị còn là một cô gái chăm chỉ, cần cù, lại có tài thổi sáo và kèn lá. Qua những chi tiết trong tác phẩm vợ chồng a phủ, chúng ta có thể thấy được cuộc đời của Mị nơi núi rừng hiện lên giản dị, Mị yêu đời, yêu cuộc sống.
Những tưởng rằng người con gái đẹp người đẹp nết ấy có thể có được hạnh phúc bình dị, tìm được cho mình một chàng trai. Nhưng không, chỉ vì món nợ gia đình mà Mị phải làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Khi bị gán làm con dâu trừ nợ, Mị không chấp nhận và sẵn sàng làm nương và lao động để trả nợ. Điều đó thể hiện rằng, Mị không chỉ là một cô gái dịu dàng mà Mị còn có ý thức về lòng tự trọng và nhân phẩm của chính bản thân mình. Tuy vậy, Mị vẫn không thể thoát được số phận bị bắt về làm vợ A Sử. Trong đoạn trích vợ chồng a phủ sgk 12, chính hủ tục bắt vợ đã bị A Sử lợi dụng để lừa lọc, bắt ép Mị về làm vợ mình.
Một trong những hủ tục của người dân H’mông là tục bắt vợ ngày xuân
Lúc bắt đầu, Mị vẫn còn phản kháng rất mạnh mẽ. Đầu tiên, Mị cất tiếng khóc: “Có đến mấy tháng liền, đêm nào Mị cũng khóc”. Mị khóc vì đau đớn, vì tủi nhục, vì khát vọng tự do, hạnh phúc bị tước đoạt. Vốn là một cô gái yêu tự do nên Mị không thể nào chấp nhận được kiếp sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Vì vậy, Mị định ăn lá ngón để tự tử, chấm dứt chuỗi đời đau khổ của mình. Song những lời của bố, trách nhiệm với gia đình đã kéo Mị lại, ràng buộc Mị với cuộc sống của người con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: “Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ, tao thì ốm yếu quá rồi, Không được, con ơi”.
Trong các bài giảng vợ chồng a phủ, học sinh cần chú ý phân tích kĩ sự khác biệt giữa trước và sau khi Mị bị bắt làm con dâu gán nợ của nhà thống lí Pá Tra. Nó giúp khắc họa rõ nét ách nặng của cường quyền, thần quyền và hủ tục phong kiến miền núi đã đè dập lên cuộc đời của những con người vô tội. Từ một cô gái yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, đầy khao khát và ước mơ, Mị dần trở nên chai sạn và vô cảm. Mị lầm lũi sống, bởi “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi”. Đã bao lần Mị thổn thức nghĩ về thân phận của mình, Thậm chí có khi còn không bằng con trâu, con ngựa trong chuồng kia. Rồi Mị lại cúi mặt, không nghĩ ngợi gì nữa và nhắm mắt thả trôi mình vào bóng đêm cuộc đời
3, Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị thông qua tác phẩm vợ chồng a phủ
Mị đã “quen với cái khổ”, sống lầm lũi cúi đầu, nhưng sức sống tiềm tàng trong trái tim Mị vẫn như một ngọn lửa còn âm ỉ. Dưới vẻ bề ngoài lầm lũi, tâm hồn chai sạn, ngọn lửa này như chỉ còn chờ một cú hích, một cơn gió nhẹ để có thể bùng cháy lên. Diễn biến của Vợ chồng A phủ tiếp tục có đến 2 bước ngoặt và qua đó, thể hiện rõ sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Với bài tập vợ chồng a phủ soạn văn, học sinh nên tóm tắt để nắm vững được trình tự các tình huống có tính chất bước ngoặt. Từ đó hiểu và nhớ được nội dung chính của truyện ngắn.
Cụ thể, bước ngoặt thứ nhất diễn ra trong đêm tình mùa xuân trên núi Hồng Ngài. Trong đêm đó, Mị đã được đánh thức trở lại những cảm xúc vui, buồn, nảy sinh những khao khát vốn đã ngủ quên. Không khí mùa xuân sôi nổi, tràn trề sức sống của núi rừng Tây Bắc khiến cho Mị như được tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Trong không gian mơn mởn xanh tươi của lộc non đâm chồi, tiếng sáo gọi bạn lại càng khiến Mị trở lại làm một cô gái trẻ tuổi duyên dáng như bông hoa ban của núi rừng Tây Bắc. Một trích đoạn trong tác phẩm vợ chồng a phủ khi nhân vật Mị hồi tưởng: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc là trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
Kèn lá là một trong những loại nhạc cụ truyền thống đặc sắc của người H’mông
Cái nồng nàn của đêm xuân lại được men rượu kích thích, trở nên mãnh liệt và ngất ngây. Mị lén lấy hũ rượu, uống ừng ực từng bát rồi say. Chính nhờ đó mà Mị đã vượt ra khỏi cái vỏ thờ ơ, lạnh nhạt bấy lâu nay. Khoảnh khắc Mị biết nhung nhớ và rung động cũng là lúc trái tim Mị trở lại nguyên vẹn như những ngày thiếu nữ. Đó là trái tim với nhịp đập của một người con gái trẻ trung, yêu đời, khao khát sống mãnh liệt. Không dừng lại ở đó, cũng vẫn trong trích đoạn trên của truyện ngắn vợ chồng a phủ, Mị đã ngay lập tức chuyển hóa khao khát ấy thành hành động cụ thể: “Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Mị đứng dậy xắn mỡ thắp sáng đèn, quấn tóc, mặc vào người bộ váy hoa đẹp đẽ và chuẩn bị đi chơi Tết, vào đêm tình mùa xuân.
Nhưng ngay lập tức, Mị đã bị hiện thức trái ngang trói chặt chân lại. A Sử về nhà và phát hiện ra Mị đang sửa soạn áo váy. Hắn đã trói đứng Mị vào cột nhà, cuốc tóc Mị lên cột rồi tắt đèn và bước ra khỏi nhà. Trong đêm tối bị trói đứng ấy, trái tim Mị vẫn nương theo tiếng sáo văng vẳng núi rừng mà hướng đến không gian tự do ngoài kia. Dẫu sợi dây trói chặt trên người vẫn luôn nhắc nhở Mị về hiện thực khắc nghiệt. Song, sợi dây thừng ấy buộc được thân xác Mị chứ không thể nào trói chặt được trái tim người thiếu nữ đang đâm chồi nảy lộc những khao khát sống mãnh liệt.
Và quả là thế, sức sống mãnh liệt của Mị, từ đêm tình mùa xuân đó, nó chỉ càng âm ỉ mãnh liệt, dẻo dai hơn mà thôi. Cho đến bước ngoặt thứ hai trong vợ chồng a phủ sgk 12: Mị cắt dây trói cứu A Phủ giữa đêm khuya khoắt. Là khi Mị thức dậy và nhìn thấy “hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Dòng nước mắt tuyệt vọng, đau đớn của A Phủ đã khiến Mị nhớ lại đêm mình cũng bị trói đứng, rồi Mị lại nhớ đến một người đàn bà khác đã từng bị trói đến chết”. Lúc này, ý nghĩ cứu A Phủ đã mạnh hơn cả nỗi lo sợ cho chính bản thân Mị. Sau khi cắt dây trói và thì thào với A Phủ hai chữ “Đi ngay” , Mị cũng đã vội chạy theo A Phủ bằng một câu nói dứt khoát “A Phủ cho tôi đi… Ở đây thì chết mất”. Câu nói rõ ràng, dứt khoát hướng về sự sống, hướng về tự do của một người con gái dũng cảm và mạnh mẽ.
Hình tượng nhân vật Mị từ một người con gái vùng sơn cước dịu dàng như đóa ban trắng đã chuyển thành sự mạnh mẽ, quyết đoán cứu A Phủ và cứu chính bản thân mình
Với hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã chứng tỏ tài năng phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc và thể hiện nỗi đau xót đến tận đáy tâm hồn cho những kiếp người bị vùi dập. Đồng thời, nhà văn cũng cất lời ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị nói riêng và người dân vùng đất Tây Bắc nói chung, Qua vợ chồng a phủ, nhà văn đã khẳng định một chân lí muôn đời: chỉ cần sự đồng cảm, yêu thương và sức sống mãnh liệt trong tâm hồn thì những người dân của vùng đất Tây Bắc sẽ có đủ sức mạnh để cùng một lúc thoát khỏi hai nhà tù ớn lạnh: cường quyền và thần quyền.
📌 Sách CCBook – Đọc là đỗ
- Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 024.3399.2266
- Email: [email protected]
Nguồn: ccbook.vn
Từ khóa » Nhân Vật Mị Trong Tác Phẩm Vợ Chồng A Phủ
-
Top 14 Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ Hay Chọn Lọc
-
TOP 19 Mẫu Phân Tích Nhân Vật Mị Hay Nhất
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Truyện Vợ Chồng A Phủ | Văn Mẫu 12
-
3 Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Truyện Ngắn Vợ Chồng A Phủ ...
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Tác Phẩm Vợ Chồng A Phủ
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Truyện Vợ Chồng A Phủ Của Tô Hoài
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Vợ Chồng A Phủ Tô Hoài. - Sahara
-
Top 5 Bài Văn Hay: Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Tác Phẩm Vợ Chồng A ...
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Tác Phẩm "Vợ Chồng A ...
-
Cách Giới Thiệu Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ
-
Nhân Vật Mị Trong Truyện Vợ Chồng A Phủ Là Một ...
-
Nhân Vật Mị Trong Truyện Vợ Chồng A Phủ Là Một Thành ...
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ