Phân Tích Chi Tiết Chiến Lược Kinh Doanh Của Apple - MISA AMIS

Để trở thành một trong những “ông lớn” của ngành công nghệ, Apple đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Apple tại bài viết dưới đây. 

banner Mục lục Hiện Giới thiệu tổng quan về Apple – “Ông lớn” của ngành công nghệ Phân tích mô hình SWOT của Apple Điểm mạnh (Strengths) Thương hiệu đạt giá trị cao Sản phẩm sáng tạo, thiết kế độc đáo Phát triển hệ điều hành chính hãng Điểm yếu (Weaknesses) Khả năng tương tính còn hạn chế Mức giá sản phẩm cao Cơ hội (Opportunities) Nhu cầu tăng đối với dịch vụ dựa trên điện toán đám mây Sự phát triển của Marketing Online Thách thức (Threats) Sự phát triển của hệ điều hành Android Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Apple Triết lý kinh doanh của Apple Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Apple Chú trọng trải nghiệm khách hàng Nghĩ khác biệt – “Think Different” Phạm vi chiến lược kinh doanh của Apple Hoạt động chiến lược kinh doanh của Apple Nghiên cứu và phát triển Kỹ thuật công nghệ Quản trị nhân sự Quản trị Marketing MISA AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh Tổng kết

Giới thiệu tổng quan về Apple – “Ông lớn” của ngành công nghệ

Theo Wikipedia, Apple hay Apple Inc. là tập đoàn về công nghệ của Mỹ được Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập vào tháng 4 năm 1976, có trụ sở chính tại Cupertino, California. Tập đoàn này được thành lập vào ngày 01/014/1976 dưới tên Apple Computer, Inc., sau đó mới được đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007. Apple đang là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Các dòng sản phẩm nổi bật của Apple bao gồm điện thoại thông minh iPhone, máy tính bảng iPad, máy tính xách tay Macbook, máy tính cá nhân Mac, máy nghe nhạc di động iPod, đồng hồ thông minh Apple Watch, máy phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV, tai nghe không dây AirPods, tai nghe AirPods Max và loa thông minh HomePod. 

Phần mềm của Apple bao gồm hệ điều hành macOS, iOS, iPadOS, watchOS và tvOS, trình phát đa phương tiện iTunes, trình duyệt web Safari.

Từ một công ty không mấy tên tuổi, bằng những chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh hiệu quả của mình cũng như sự phá cách trong thiết kế và sản phẩm chất lượng cao, Apple đã vươn lên trở thành một thương hiệu nổi tiếng được cả ngành công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ. 

giới thiệu về apple
Giới thiệu tổng quan về Apple
Tìm hiểu thêm
  • Chiến lược kinh doanh là gì?
  • Phân tích chiến lược Marketing đỉnh cao của Apple – “ông lớn” của ngành công nghệ
  • Phân tích chi tiết chiến lược phân phối của Apple
  • Phân tích mô hình SWOT của Apple

    Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp. 

    SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

    Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

    Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

    Đọc chi tiết hơn về mô hình SWOT tại bài viết: Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT

    phân tích SWOT trong doanh nghiệp
    SWOT của Apple

    Đối với Apple, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau.

    Điểm mạnh (Strengths)

    Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Apple, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

    Thương hiệu đạt giá trị cao 

    Hiện nay, Apple đứng đầu danh sách thương hiệu giá trị nhất thế giới của Interbrand, giữ vững vị thế từ năm 2013.

    Năm thứ 9 liên tiếp, công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu Interbrand đã xếp Apple đứng đầu danh sách các thương hiệu giá trị nhất thế giới. Theo đó, Interbrand ấn định “giá trị thương hiệu” của gã khổng lồ công nghệ là 408,6 tỷ USD – tăng 26% so với năm ngoái (323 tỷ USD).

    Sản phẩm sáng tạo, thiết kế độc đáo 

    Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod, iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm.

    Ví dụ như chiếc iPod của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc được phát minh ra đầu tiên nhưng sản phẩm này của Apple lại được yêu thích bởi thiết kế sản phẩm đẹp như một món trang sức cho người sử dụng. Hay chiếc Ipad với thiết kế sang trọng, mỏng, nhẹ là những thứ làm khách hàng nhớ đến Apple.

    điểm mạnh của apple
    Sản phẩm của Apple sáng tạo, thiết kế độc đáo

    Phát triển hệ điều hành chính hãng 

    Thay vì sử dụng hệ điều hành Window như các hãng máy tính khác, Apple sử dụng hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính Macbook của mình. Hệ điều hành này được nhiều người sử dụng trở thành người ủng hộ trung thành của sản phẩm bởi sự tao nhã cùng với đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn định.

    Điều này cũng được Apple khai thác ở chiếc điện thoại iPhone, iPad với hệ điều hành iOS. Hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao giúp điện thoại và máy tính bảng của Apple hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh dùng Android.

    Điểm yếu (Weaknesses)

    Bên cạnh những điểm mạnh, Apple cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

    Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Apple có thể được kể đến như sau: 

    Khả năng tương tính còn hạn chế 

    Sản phẩm của Apple chỉ tương thích với các phụ kiện của hãng. Các sản phẩm của nhà Táo không hỗ trợ các phần mềm hoặc công nghệ khác khiến chúng không tương thích trên các thiết bị khác. Điều này bắt buộc khách phải mua độc quyền ứng dụng hoặc phụ kiện của Apple như cáp sạc, giắc cắm để tiếp tục sử dụng sản phẩm.

    Mức giá sản phẩm cao

    Mức giá của Apple là mối bận tâm đáng kể với nhiều người. Tỷ suất lợi nhuận cao là lý do khiến sản phẩm này chỉ hướng đến một tầng lớp khách hàng cao cấp mặc dù đối tượng của họ là những người sử dụng điện thoại thông minh nói chung.

    Cơ hội (Opportunities)

    Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Apple có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

    Nhu cầu tăng đối với dịch vụ dựa trên điện toán đám mây

    Với sự gia tăng về tốc độ và kết nối dữ liệu, ngày càng có nhiều người sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây cho các công việc của họ. Thị trường dịch vụ dựa trên điện toán đám mây đang phát triển và Apple có thể mở rộng phạm vi dịch vụ và ứng dụng iCloud của mình.

    Sự phát triển của Marketing Online

    Marketing online hay còn được gọi là Internet marketing là một hình thức tiếp thị trực tuyến tận dụng internet để truyền tải thông điệp tới khách hàng tiềm năng thông qua các kênh kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, email, website, và mạng xã hội.

    Đọc thêm: Marketing Online là gì? 7 hoạt động chính trong Online Marketing

    Với sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số, Apple có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo cũng như sử dụng mạng xã hội để tiếp cận đến số lượng lớn khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. 

    quảng cáo iphone
    Cơ hội phát triển của Apple

    Thách thức (Threats)

    Bên cạnh cơ hội thì Apple cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Apple có thể được liệt kê như sau:

    Sự phát triển của hệ điều hành Android

    Một trong những mối đe dọa đáng kể mà công ty phải đối mặt là sự phát triển đáng kể của hệ điều hành đối thủ cạnh tranh, Android. Sự bá chủ của Android làm giảm quyền kiểm soát của iOS để khuyến khích người tiêu dùng gia nhập Apple.

    Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường 

    Toàn bộ hệ sinh thái dành cho điện thoại thông minh và ngành công nghiệp đang thay đổi, mở ra cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập thị trường. So sánh thị phần giữa điện thoại thông minh Android và iOS cho thấy sự cách biệt không quá lớn, tương ứng 74,13% và 24,79%.

    Bảng phân tích SWOT của Apple

    Điểm mạnh  Điểm yếu Cơ hội Thách thức 
    • Thương hiệu giá trị
    • Thiết kế sản phẩm độc đáo
    • Phát triển hệ điều hành chính hãng 
    • Mức giá cao, chưa cạnh tranh
    • Khả năng tương thích còn hạn chế
    • Nhu cầu tăng đối với dịch vụ dựa trên điện toán đám mây
    • Sự phát triển của Marketing Online
    • Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường
    • Sự phát triển của hệ điều hành Android
    Bạn gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh?Thử ngay MISA AMIS CRM

    Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Apple

    Để trở thành một trong những thương hiệu giá trị nhất trên thế giới, Apple đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của Apple là gì? 

    Triết lý kinh doanh của Apple

    Với triết lý trong chiến lược kinh doanh của Apple, tư duy “Think Different” của Apple, cũng là triết lý kinh doanh nền tảng đã xây dựng nên đế chế Apple.

    Bên cạnh đó, Apple cũng đang làm theo 2 triết lý kinh doanh như:

    • Triết lý thấu hiểu: Apple luôn phải ưu tiên ᴠiệc thấu hiểu khách hàng hơn bất kỳ ai. Apple còn tạo ra nhu cầu cho khách hàng trước khi khách hàng biết tới. Đặc biệt, Apple ᴠì “thấu hiểu” người dùng, nên các tính năng ᴠà cấu hình đều dựa trên ᴠiệc cải thiện trải nghiệm của khách hàng, thaу ᴠì đua tăng cường cấu hình, camera,…
    • Triết lý tập trung: Steᴠe Job ᴠà Mike Markkula đều nhận định cần phải loại bỏ những thứ không quan trọng. Apple chỉ cần tập trung ᴠào những thứ hiệu quả, mang lại kết quả có ích. 

    Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Apple

    • Đối với mục tiêu chiến lược kinh doanh của Apple, Apple chú trọng vào 3 mục tiêu chính sau:
    • Luôn luôn nâng cao trải nghiệm của khách hàng
    • Cam kết có trách nhiệm với các hoạt động xã hội
    • Luôn đi đầu trong sáng tạo 
    • Lợi thế cạnh tranh của Apple
    • Đối với lợi thế cạnh tranh của Apple, thương hiệu này có một số lợi thế so với đối thủ cạnh tranh như sau.
    • Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt 
    • Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận cao. 

    Mặc dù các sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng khách hàng vẫn sẵn lòng chi trả và đầu tư để mua sản phẩm do sản phẩm chất lượng cao và trải nghiệm người dùng tốt. Chiến lược định giá này ngược lại với các nhà sản xuất máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động khác khi họ đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.

     Chú trọng trải nghiệm khách hàng

    Hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp trải nghiệm tích cực đến cho khách hàng, Apple đã thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm của Apple miễn phí để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách hàng. Những chương trình như thế đều được đông đảo khách hàng tham gia và đóng góp những ý kiến hữu ích giúp “ông lớn” ngành công nghệ này có thêm định hướng phát triển sản phẩm tốt hơn.

    Nghĩ khác biệt – “Think Different”

    Apple không chỉ thu hút người tiêu dùng bằng sự nhất quán về thương hiệu toàn cầu, các sản phẩm kiểu dáng đẹp mà còn đáp ứng được cảm xúc của người mua. Thông điệp “Think Different” của Apple cho thấy thương hiệu này luôn đặt mục tiêu đi đầu về sự sáng tạo, cố gắng kết nối cảm xúc với khách hàng, tạo ra một thương hiệu biểu thị sự tiến bộ, đổi mới và sáng tạo.

    think different apple
    Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Apple

    Phạm vi chiến lược kinh doanh của Apple

    Để có thể cạnh tranh, phạm vi chiến lược kinh doanh của Apple là các phân khúc thị trường mà thương hiệu này hướng tới. Trong đó, Apple tập trung vào các đối tượng khách hàng và khu vực, địa lý sẽ cung cấp sản phẩm. Từ việc xác định phạm vi chiến lược, công ty sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

    Apple phân khúc thị trường theo tiêu chí khách hàng, hướng đến tất cả các đối tượng khách hàng trong đó những sản phẩm của Apple đều nhắm vào đối tượng chính là giới trẻ sành điệu yêu thích thời trang và công nghệ cao, đối tượng doanh nhân, nhân viên văn phòng thường xuyên phải giao tiếp, những người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa,…

    Đọc thêm về các phân khúc thị trường của những thương hiệu nổi tiếng khác tại bài viết: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường phổ biến

    AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh

    AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sale, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

    Nhứng tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:

    • Lưu trữ, quản lý mọi thông tin khách hàng
    • Quản lý nhân viên sale
    • Quản lý nhân viên đi thị trường
    • Tối ưu quy trình bán hàng, phê duyệt
    • Liên thông dữ liệu về tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
    • Báo cáo doanh số, hiệu suất nhân viên…

    Hoạt động chiến lược kinh doanh của Apple

    Đối với các hoạt động chiến lược kinh doanh của Apple, thương hiệu này đã chú trọng vào việc phát triển và cải thiện những hoạt động như sau.

    Nghiên cứu và phát triển

    Về hoạt động nghiên cứu và phát triển trong chiến lược kinh doanh của Apple, thương hiệu này đã đầu tư mạnh cho R&D. Đơn cử, Apple đang phát triển bộ vi xử lý bên trong iPhone thay vì mua chip từ các nhà cung ứng như Qualcomm. Điều này đòi hỏi kỹ sư giỏi và thiết bị chuyên dụng mà giới doanh nghiệp thường có được nhờ thuê hoặc mua trong thị trường cạnh tranh, chẳng hạn như tại Thung lũng Silicon hoặc ở Israel. 

    Bên cạnh đó, các sản phẩm của Apple luôn bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau để phát triển thành một hệ sinh thái công nghệ toàn diện nhất.

    chiến lược kinh doanh apple
    Hoạt động chiến lược kinh doanh của Apple

    Kỹ thuật công nghệ

    Đối với kỹ thuật công nghệ, Apple cũng phát triển chip bluetooth không dây của mình. Đây là một trong các công nghệ quan trọng đằng sau AirPod, sản phẩm quan trọng trong hệ sinh thái của Apple.

    Ngoài ra, Apple cũng chi mạnh cho các công nghệ có thể mất nhiều năm để ra thị trường. Ví dụ, dự án Titan phát triển công nghệ xe tự hành của Apple thuê tuyển nhiều giám đốc từ Tesla và các hãng khác. Kỹ sư và cơ sở vật chất ngành ô tô vốn không rẻ. Apple còn đầu tư mạnh vào thực tế tăng cường (AR), công nghệ sử dụng máy ảnh và máy tính tinh vi để đưa vật thể kỹ thuật số vào thế giới thực.

    Quản trị nhân sự

    Về việc quản trị nhân sự trong chiến lược kinh doanh của Apple, chiến lược quản trị nhân sự của “ông hoàng công nghệ” là chú trọng vào khâu xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau dù là nhân viên hay là sếp.

    Apple nhận ra rằng để duy trì sự lớn mạnh của doanh nghiệp phải xuất phát từ văn hóa tôn trọng, hợp tác cùng làm việc hiệu quả. Từ người lãnh đạo tới nhân viên đều cần thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp nhất định.

    Đặc biệt những người quản lý của Apple đều có lộ trình thăng tiến rõ ràng – đều đi từ vị trí nhân viên lên. Do đó, họ hiểu nhân viên của mình nghĩ gì, muốn gì và có nhiều kinh nghiệm và thực lực để làm gương cho những nhân viên của mình.

    Apple có phương pháp quản lý nhân sự cấp cao rất cởi mở khi mọi nhân viên đều có thể thoải mái làm việc, tự do sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm mỗi ngày. Tất các những công đoạn này đều được trực tiếp thực hiện không cần qua những thủ tục quá rườm rà.

    Apple cũng được đánh giá “thiên đường’ làm việc tuyệt vời nhất thế giới bởi chế độ lương cao cùng chế độ đãi ngộ tuyệt vời. Điều kiện làm việc cũng không nằm ngoài chế độ Apple hướng tới. Chúng đảm bảo việc nhân viên có đầy đủ năng lực để hoàn thành công việc với hiệu suất làm việc cao nhất.

    Quản trị Marketing

    Apple trở nên thành công và nổi tiếng trên thế giới như hiện nay một phần quan trọng nhờ vào các chiến lược Marketing sáng tạo và hiệu quả. Vậy các chiến lược Marketing thành công của Apple là gì? 

    Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Vinamilk, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing Mix 4P.

    chiến lược marketing của Apple
    Chiến lược marketing của Apple

    Sản phẩm (Product)

    Các dòng sản phẩm của Apple rất đa dạng và hướng đến phân khúc thị trường cao cấp. 

    Một số dòng sản phẩm nổi tiếng của Apple có thể được kể đến như:

    • iPhone
    • iPad
    • iPod
    • Macbook
    • Apple Watch
    • Apple TV

    Bên cạnh những dòng sản phẩm trên, Apple cũng cung cấp các dịch vụ đi kèm khác như:

    • Dịch vụ chăm sóc và bảo hành Apple Care: Dịch vụ cho phép người dùng có cơ hội được bảo trì, bảo dưỡng và chăm sóc sản phẩm của Apple với mức phí khác nhau. 
    • Dịch vụ lưu trữ đám mây: Lưu trữ dữ liệu và nội dung để Khách hàng có thể cập nhật thông tin cá nhân liên tục trên nhiều thiết bị của Apple và máy tính cá nhân. 
    • Dịch vụ thanh toán: Apple cung cấp các dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tín dụng Apple Card hoặc Apple Pay, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. 
    • Dịch vụ quảng cáo: Apple cho phép các bên thứ ba được kinh doanh trên nền tảng quảng cáo riêng của mình. 

    Giá (Price)

    Các sản phẩm của Apple đều có xu hướng đắt tiền, thuộc nhóm hàng cao cấp và mang biểu tượng địa vị sang trọng. Apple nắm rất rõ tâm lý của khách hàng, luôn đổi mới công nghệ liên tục để tìm cách làm hài lòng khách hàng.

    Do Apple là một thương hiệu cao cấp nên thương hiệu này đã sử dụng chiến lược định giá sản phẩm Premium. Đây là chiến lược về giá thường thấy của Apple khi các sản phẩm và dịch vụ của công ty đều được đặt giá ở mức cao nhất. Mặc dù giá thành của sản phẩm Apple cao hơn những sản phẩm khác, Apple vẫn sở hữu được một số lượng lớn khách hàng trung thành do có lợi thế về thương hiệu, sản phẩm chất lượng và bền cũng như đem lại trải nghiệm người dùng tốt.

    Đọc chi tiết hơn về các chiến lược định giá sản phẩm trong Marketing tại bài viết: Định giá sản phẩm là gì? 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing

    Hệ thống phân phối (Place)

    Apple có vô số các kênh bán hàng dùng để phân phối các sản phẩm của mình. Một vài kênh bán hàng chính của Apple có thể được kể như ở dưới đây: 

    • Trang web của Apple
    • Bán lẻ trực tuyến từ các trang web và các nhà bán lẻ điện tử khác
    • Đại lý công ty
    • Cửa hàng Apple
    • Cửa hàng bán lẻ điện tử địa phương

    Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

    Thương hiệu Apple từ lâu đã được biết đến với các chiến dịch quảng cáo thông minh và hiệu quả, thu hút một số lượng lớn khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.

    Một trong những điều tạo nên thành công của Apple phải kể đến các chiến dịch quảng cáo khác biệt và độc đáo.

    Khi nói đến chiến dịch đã làm nên tên tuổi của Apple và tạo đà cho thương hiệu này vươn lên trở thành một trong những tập đoàn về công nghệ lớn nhất, ta không thể không đề cập đến chiến dịch “Think Different” (“Nghĩ khác biệt”). 

    Đối với chiến dịch này, Steve Jobs và đội ngũ sáng tạo của mình đã sản xuất một đoạn phim quảng cáo và lựa chọn ra những người “điên rồ” nhất để cho vào đoạn phim quảng cáo của mình. Những người mà cách suy nghĩ khác biệt của họ đã làm thay đổi thế giới theo một chiều hướng nhất định. Apple tôn vinh họ như những nhân vật xuất chúng làm nên sự khác biệt. 

    Sau 12 tháng, thành công mà chiến dịch “Think Different” đem lại cho Apple bắt đầu trở nên rõ rệt hơn. Doanh số tăng vọt, cổ phiếu tăng gấp 3. Một năm sau ngày ra mắt chiến dịch, Apple tung ra iMac – hiện nay đã trở thành máy tính bán chạy nhất trong lịch sử.

    Đọc thêm: Phân tích chi tiết chiến lược phân phối của Apple

    MISA AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh 

    Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

    • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
    • Làm sao để quản lý đội ngũ sale, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
    • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
    • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing, Kế toán và Bán hàng?

    Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

    – Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát

    AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn
    AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn

    – Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp sale thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số

    Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng

    – Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sale nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng

    Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM
    Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM

    – Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.Quản lý nhân viên kinh doanh đi thị trường

    – Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30 loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.

    Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.AMIS CRM liên thông dữ liệu phòng ban

    Khi sử dụng MISA AMIS CRM:

    • Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
    • Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
    • Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
    • Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn

    Xem video demo tính năng chi tiết Tại đây:

    Tổng kết

    Để trở thành một trong những “ông lớn” của ngành công nghệ, Apple đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Các hoạt động chính trong chiến lược kinh doanh của Apple bao gồm:

    • Nghiên cứu và phát triển
    • Kỹ thuật công nghệ
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị Marketing

    Hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã thêm về những chiến lược kinh doanh hiệu quả của Apple từ đó tham khảo để triển khai những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Ghé thăm blog của chúng tôi để cập nhật kiến thức hay mỗi ngày nhé.

    Loading

    Đánh giá bài viết [Tổng số: 1 Trung bình: 5]

    Từ khóa » Chiến Lược điều Chỉnh Giá Của Apple