Phân Tích Chiến Lược Marketing 4P Của Nike - Thương Hiệu Thời ...

banner

Nike – một trong những thương hiệu nổi tiếng trong ngành hàng thể thao với những bước tiến vững chắc sau hơn 50 năm hình thành và phát triển. Thành công của Nike được dựa trên chiến lược kinh doanh đúng đắn cùng các chiến lược marketing linh hoạt, sáng tạo. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược marketing 4P của Nike qua bài viết dưới đây.

Mục lục Hiện 1. Tổng quan về Nike 2. Phân tích chiến lược marketing 4p của Nike 2.1. Product – Chiến lược sản phẩm Giày Thiết bị và dụng cụ thể thao Thời trang Nike 2.2. Price – Chiến lược định giá 2.3. Place – Chiến lược phân phối Trung tâm phân phối Cửa hàng bán lẻ Nike Town Nike retail store Nike.com 2.4. Promotion – Chiến lược Quảng bá Chiến lược Emotional Branding (Xây dựng thương hiệu cảm xúc) Chiến lược sử dụng hình ảnh người nổi tiếng Chiến lược phân phối trên nhiều kênh mạng xã hội Chiến lược tạo ra những quảng cáo truyền cảm hứng MISA AMIS aiMarketing – Bộ công cụ Marketing hợp nhất trên một nền tảng 3. Tổng kết

1. Tổng quan về Nike

Nike là một trong những thương hiệu thể thao nổi tiếng trên toàn thế giới. Nike ban đầu có tên gọi là Blue Ribbon Sport (BRS), được thành lập vào ngày 25/1/1964 bởi Phil Knight và huấn luận viên của ông là Bill Bowerman.

chiến lược marketing của nike

Vào đầu những năm 1960, Knight viết một trang giải thích về việc các công nhân Nhật Bản sản xuất giày chạy bộ giá rẻ như thế nào. Sau chuyến đi đó, ông nhận thấy công ty Tiger của Nhật Bản chuyên sản xuất giày chạy bộ chất lượng cao và quyết định trả 500$ để nhập khẩu giày về Mỹ. Đến năm 1972, công ty bắt đầu thực hiện thiết kế những đôi giày mang thương hiệu Nike và ký hợp đồng gia công với các nhà máy ở châu Á. Năm 1972, Nike có tổng doanh thu 3 triệu đô và đến năm 1986 con số ấy đã tăng lên đến 1 tỷ đô la Mỹ.

cửa hàng nike
Nike tăng mạnh doanh số và trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng trong ngành thể thao

Năm 2018, mức lợi nhuận của Nike đạt 36,39 tỷ USD với 73.100 nhân viên trên toàn thế giới. Thương hiệu Nike cũng được định giá 29,6 tỷ USD năm 2017 và trở thành một trong những thương hiệu giá trị nhất ngành kinh doanh hàng thể thao.

2. Phân tích chiến lược marketing 4p của Nike

2.1. Product – Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing 4P của Nike. Nike tập trung bổ sung thêm nhiều dòng sản phẩm khác nhau đối với sản phẩm giày – sản phẩm phổ biến nhất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với các xu hướng thời trang mới. Bên cạnh đó Nike cũng đầu tư tích hợp công nghệ mới và phát triển nhiều sản phẩm khác.

Những sản phẩm nổi bật của thương hiệu Nike bao gồm:

  • Giày 

Giày là sản phẩm phổ biến nhất của Nike. Các sản phẩm giày như Nike Air Max, Nike Air Force 1, Nike Zoom Pegasus 33, Nike Air Huarache, Air Jordan 1, Air Zoom Yorker… là những cái tên quen thuộc và nhận được sự yêu thích của đông đảo người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Giày nike
Giày là một trong những sản phẩm chủ đạo của Nike

Giày Nike Vaporfly được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017. Dòng Vaporfly được sản xuất với thành phần kỹ thuật mới, có thể rút ngắn thời gian chạy lên tới 4,2% đã tạo nên cuộc cách mạng đối với việc chạy đường dài.

Thành phần xốp Pebax trong đế giày được Nike thay thế gọi là Zoom X. Ở giữa tấm Zoom X là một tấm sợi carbon dài toàn phần và được thiết kế xốp hơn, nhẹ hơn so với các giày chạy bộ thông thường.

  • Thiết bị và dụng cụ thể thao

Bên cạnh giày, Nike sản xuất thêm các thiết bị và dụng cụ thể thao khác như áo thi đấu, quần short, giày bóng rổ, giày bệt…phù hợp với nhiều môn thể thao như điền kinh, bóng rổ, bóng đá, quần vợt, khúc côn cầu trên băng.

sản phẩm nike
Nike mở rộng kinh doanh nhiều sản phẩm, thiết bị và dụng cụ thể thao
  • Thời trang Nike

thời trang nike

Thương hiệu Nike với các mặt hàng chủ yếu là các loại quần áo thể thao, áo khoác bằng vải thô, mũ bóng chày… đi kèm với logo hình chữ V độc đáo được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Trong những năm 2000, các bộ trang phục kết hợp quần thể thao, áo crop top phối cùng giày, áo khoác bomber nhanh chóng trở thành xu hướng của giới trẻ tại Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt, quần đùi unisex Nike Tiempo cũng được yêu thích, phù hợp với việc chạy, đạp xe.

2.2. Price – Chiến lược định giá

Các khoản đầu tư vào công nghệ khiến các sản phẩm của Nike có mức giá cao hơn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên Nike vẫn thực hiện chiến lược định giá dựa trên giá trị và chiến lược giá cao cấp, căn cứ vào các điều kiện của thị trường hiện tại. Các sản phẩm cao cấp hoặc độc quyền sẽ được định giá cao hơn hẳn so với thị trường.

Trong chiến lược định giá dựa trên giá trị, Nike xem xét nhận thức của người tiêu dùng về giá trị sản phẩm và giá trị này được sử dụng để xác định mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm đó. Chiến lược marketing 4P của Nike được sử dụng thành công đối với chiến lược giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận và nhấn mạnh giá trị cao trong việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

>> Đọc thêm: Top 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing

2.3. Place – Chiến lược phân phối

Nike thực hiện bán sản phẩm của mình thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Tại Mỹ, Nike bán sản phẩm của mình đến 20.000 tài khoản bán lẻ. Đối với thị trường quốc tế, Nike đã ký hợp đồng với hơn 700 cửa hàng trên thế giới và văn phòng đặt tại 45 quốc gia ngoài nước Mỹ.

Nike thực hiện chiến lược phân phối tại các địa điểm nơi sản phẩm của công ty được bày bán:

  • Trung tâm phân phối

Nike sở hữu 17 trung tâm phân phối trong đó có 3 trung tâm tại Mỹ. Các trung tâm còn lại phân bố tại một số nơi trên thế giới như Nhật Bản, Bỉ…

Trung tâm phân phối Memphis của Nike
Trung tâm phân phối Memphis của Nike
  • Cửa hàng bán lẻ

Các cửa hàng bán lẻ như Walmart, Target hay các cửa hàng bán lẻ địa phương giúp Nike tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên thế giới. Đây là nơi khách hàng có thể chọn lựa các sản phẩm mà họ yêu thích và có mức giá giảm 20 -60%.

  • Nike Town

Nike Town là tổ hợp các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike, chuyên cung cấp số lượng hàng lớn với các sản phẩm mới nhất và thường không có sẵn tại các cửa hàng. Nike Town có khu vực riêng biệt cho mỗi nhóm thể thao, giới thiệu về các sản phẩm mới và các hình thức giải trí, các studio, triển lãm hình ảnh các các vận động viên thể thao nổi tiếng. 

  • Nike retail store

Đây là loại cửa hàng có số lượng lớn nhất của Nike trên toàn thế giới, các cửa hàng này thường bán giá chính thống của Nike và nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Nike. Các yếu tố về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng đều được đảm bảo theo tiêu chuẩn do Nike đặt ra.

nike store
Các cửa hàng Nike được mở tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới
  • Nike.com

Các chi nhánh của Nike trên toàn thế giới hầu hết đều được cung cấp những trang web mua hàng qua internet. Khách hàng có thể truy cập vào website và lựa chọn các sản phẩm mà họ yêu thích thay vì phải đến cửa hàng. Điều này đã mang đến sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng của Nike.

AMIS aiMarketing – Bộ công cụ Marketing hợp nhất trên một nền tảng

AMIS aiMarketing là giải pháp phần mềm hỗ trợ Marketing bao gồm tất cả các công cụ marketing cần thiết trên một nền tảng duy nhất giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi.

Bộ giải pháp bao gồm:

  • Công cụ gửi Email Marketing
  • Công cụ dựng Landing page
  • Công cụ Workflow, CTA, Form
  • Quản lý data khách hàng tiềm năng, đồng bộ dữ liệu với Sale
  • Báo cáo hiệu quả Marketing đa chiều

2.4. Promotion – Chiến lược Quảng bá

Nike thực hiện các chiến thuật quảng bá để truyền thông đến đối tượng khách hàng mục tiêu về sản phẩm và từ đó thuyết phục họ mua hàng. Nike nổi bật với các chiến lược truyền thông quảng bá như chiến lược xây dựng thương hiệu cảm xúc, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, phân phối trên nhiều kênh mạng xã hội, tạo ra những quảng cáo truyền cảm hứng

  • Chiến lược Emotional Branding (Xây dựng thương hiệu cảm xúc)

Emotion Branding là việc sử dụng nhu cầu, cảm hứng hay trạng thái cảm xúc của khách hàng để xây dựng thương hiệu, khiến khách hàng cảm thấy gắn kết, yêu thích và mong muốn được sở hữu, đồng hành cùng với thương hiệu.

Nike vận dụng rất tốt kĩ thuật này vào các chiến dịch marketing, họ không tập trung quảng bá sản phẩm mà chủ yếu truyền tải đến các khách hàng tinh thần của thương hiệu. Sử dụng mô típ câu chuyện những vị anh hùng chiến thắng kẻ thù nhưng được Nike làm mới mẻ hơn khi tập trung vào kẻ thù của chính mỗi con người như sự lười biếng, sợ hãi…

Hình ảnh trong clip quảng cáo cho chiến dịch "Find Your Greatness" năm 2012 của Nike
Hình ảnh trong clip quảng cáo cho chiến dịch “Find Your Greatness” năm 2012 của Nike

Các quảng cáo của Nike đều truyền tải đến khách hàng thông điệp “hãy tiến lên phía trước, hãy không ngừng cố gắng”, ca ngợi sự chăm chỉ và chúc mừng các chiến thắng vĩ đại, trong đó có sự lười biếng ở mỗi con người. Không chỉ tác động đến các vận động viên thể thao, các quảng cáo của Nike đã tác động đến tất cả mọi người bởi khát khao trở nên vĩ đại là điều mà ai cũng mong muốn đạt được.

  • Chiến lược sử dụng hình ảnh người nổi tiếng

Chiến lược sử dụng hình ảnh người nổi tiếng là chiến lược được nhiều thương hiệu lớn sử dụng bởi khách hàng thường tin tưởng vào các sản phẩm mà các ngôi sao – những người họ đang hâm mộ sử dụng. 

Nike đã thực hiện ký kết với nhiều vận động viên nổi tiếng ở nhiều môn thể thao khác nhau như các tuyển thủ của đội bóng Brazil (Ronaldo, Ronaldinho, Roberto Carlos), Jermaine O’Neal, LeBron James cho bóng rổ, Lance Armstrong xe đạp.

 Cristiano Ronaldo - đại sứ thương hiệu của Nike cho dòng Mercurial
Cristiano Ronaldo – đại sứ thương hiệu của Nike cho dòng Mercurial

Ngoài các vận động viên thể thao nổi tiếng, Nike còn hợp tác với nhiều diễn viên, Youtube – Influencer… để gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu của mình. Một số cái tên nổi bật như Lil Wayne, Megan Batoon với vlog “Reacting to Running a Half Marathon” đã góp phần giúp thương hiệu Nike phủ sóng rộng rãi hơn đến với người tiêu dùng.

Megan Batoon với vlog "Reacting to Running a Half Marathon | MEGANBYTES EP.
Megan Batoon với vlog “Reacting to Running a Half Marathon | MEGANBYTES EP.
  • Chiến lược phân phối trên nhiều kênh mạng xã hội

Nike sử dụng nhiều trang mạng xã hội khác nhau để tương tác trực tiếp với khách hàng. Việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa các kênh mạng xã hội đã giúp Nike chinh phục được nhiều đối tượng khách hàng với các sở thích và hành vi khác nhau.

  • Facebook: Nike tách riêng các trang trên facebook về các danh mục sản phẩm và thường xuyên cập nhật hình ảnh, video về các vận động viên được Nike tài trợ
  • Instagram: Tài khoản Instagram với các hình ảnh, video nghệ thuật về các sản phẩm được ưa chuộng nhất đã giúp Nike thu về lượt theo dõi khủng 79,5 triệu người. Trên Instagram, Nike cũng đăng tải những hình ảnh được chụp một cách tự nhiên nhất về người dùng sử dụng sản phẩm mang đến sự gần gũi, thân thiết đến với khách hàng.
  • Twitter: Giống với Facebook, Nike cũng tách riêng các tài khoản Twitter về các thương hiệu nhỏ. Tập trung vào việc trả lời các câu hỏi về sản phẩm, thông tin hàng hóa, dịch vụ khách hàng, Nike nhận về những phản hồi tích cực từ sự chăm sóc chu đáo, tận tình của mình.
  • Youtube: Nike chú trọng đẩy mạnh các video quảng cáo, xây dựng các series nhằm tạo tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.

Series “Margot vs Lily” xoay quanh câu chuyện thường ngày của 2 chị em gái và khéo léo lồng ghép các sản phẩm giày, dụng cụ tập luyện của Nike và hướng khách hàng đến trang web Betterforit – một chuyên trang cung cấp nhiều thông tin bổ ích dành cho người quan tâm đến việc muốn cải thiện hành trình tập thể dục. Chuỗi video này của Nike đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của khách hàng.

Kênh youtube của Nike rất nổi tiếng với series “Margot vs Lily”.
Kênh youtube của Nike rất nổi tiếng với series “Margot vs Lily”.
  • Chiến lược tạo ra những quảng cáo truyền cảm hứng

Các quảng cáo của Nike luôn được đầu tư kỹ càng với thông điệp truyền cảm hứng sâu sắc. Nike thường hợp tác cùng các ngôi sao thể thao hàng đầu thế giới để tôn vinh thể thao và tôn vinh những nỗ lực, cống hiến để họ có được thành công đó. Trong các đoạn quảng cáo, Nike không bao giờ nói về sản phẩm của mình mà chỉ tập trung đến câu chuyện truyền cảm hứng và những thông điệp sâu sắc mang tới cho khách hàng.

Một trong những quảng cáo truyền cảm hứng thành công nhất của Nike chính là “Winner stays on” vào mùa World Cup 2014. Đoạn quảng cáo mang tới hình ảnh của các chàng trai thiếu niên bỗng trở thành các ngôi sao lớn như Ronaldo, Neymar Jr… và thu về 10,7 triệu lượt xem. 

TVC quảng cáo của nike
TVC quảng cáo “Winner stays on” vào mùa Worlcup 2014 thu về 10,7 triệu lượt xem

MISA AMIS aiMarketing – Bộ công cụ Marketing hợp nhất trên một nền tảng

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng landing page, không thể bắn chiến dịch email marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Các tính năng của aiMarketing được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers giúp nhân viên có công cụ triển khai các chiến dịch marketing, nhà quản lý có công cụ theo dõi & đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing.

Với MISA AMIS aiMarketing:
  • Nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của marketing, thể hiện qua hệ thống báo cáo đa chiều như tình hình doanh số, doanh số đem về theo sản phẩm, kênh nguồn, số lương & chất lượng các cơ hội kinh doanh/khách hàng tiềm năng…

aiMarketing

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

  • Cung cấp công cụ giúp Nhân viên Marketing thực hiện các nghiệp vụ marketing: thu thập quản lý & lưu trữ thông tin khách hàng, xây dựng landing page, bắn email marketing hàng loạt, nuôi dưỡng khách hàng bằng workflow, làm báo cáo, Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sale

aimarketing aimarketing

Có aiMarketing, triển khai chiến dịch marketing hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi. Xem chi tiết video demo tính năng sản phẩm MISA AMIS aiMarketing:

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

170.000 khách hàng đang tin dùng các sản phẩm của MISA AMIS 

3. Tổng kết

Với chiến lược marketing 4P được thực hiện linh hoạt và sáng tạo, Nike tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường và ghi dấu ấn sâu đậm vào trái tim khách hàng bằng những chiến dịch quảng cáo truyền cảm hứng khác biệt. Đây cũng là một trong những điểm đặc trưng mà nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đang không ngừng học hỏi Nike.

Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích từ chiến lược marketing của Nike, từ đó giúp triển khai các chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình!

Ghé thăm blog của chúng tôi thường xuyên để cập nhật kiến thức marketing hay nhé!

Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:

  • 4 chiến lược MKT hiệu quả nhất hiện nay
  • Phân tích chiến lược Marketing của H&M
  • Phân tích chiến lược marketing của Addidas
  • Phân tích chiến lược Marketing 4P của Milo

Loading

Đánh giá bài viết [Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Từ khóa » Chiến Lược Stp Của Nike