Phân Tích đặc Trưng Cơ Bản Của Bộ Luật Hammurabi - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Xã hội học
phân tích đặc trưng cơ bản của bộ luật Hammurabi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.21 KB, 7 trang )

MỤC LỤCMỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1I. Khái quát chung về Bộ luật Hammurabi...................................................................................................21.Khái quát chung...................................................................................................................................22. Kết cấu bộ luật Hammurabi..................................................................................................................2II. Nét đặc trưng của Bộ luât Hammurab.....................................................................................................31. Nét đặc trưng của Bộ luật Hammurabi.................................................................................................32. Nguyên nhân có những đặc trưng đó...................................................................................................6KẾT LUẬN..................................................................................................................................................6MỞ ĐẦU.Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà thời cổ đại là bộ luật thành văn cổxưa nhất của nhân loại, qua đó phản ánh một cách khái quát các hoạt động kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội của Lưỡng Hà cổ đại – nền văn minh tối cổ của loài người. Bộ luậtnày là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Nhận1thức rõ được tầm quan trọng của Bộ luật, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ phân tích đặc trưngcơ bản của bộ luật Hammurabi” nhằm trang bị thêm những kiến thức về văn hóa, xã hội.I. Khái quát chung về Bộ luật Hammurabi.1.Khái quát chung.Ra đời trong bối cảnh xã hội chiếm hữu nô lệ ở Lưỡng Hà cổ đại, Bộ luâtHammurabi không thể làm một việc gì khác hơn là phản ánh các quan hệ thống trị đươngthời, nó là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quan hệ đó.Xã hội Lưỡng Hà cổ đại thời Hammurabi được chia thành ba giai cấp: giai cấp quýtộc, giai cấp bình dân và nô lệ. Về cơ bản có thể nói đến hai giai cấp đối kháng trong xãhội Lưỡng Hà là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Nô lệ là tài sản thuộc sở hữu của chủnô, phải phục tùng chủ nô về mọi mặt. Chủ nô là giai cấp thống trị, muốn duy trật tựthống trị này bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó pháp luật được coi là một trongnhững biện pháp chủ yếu. Điều này được phản ánh một cách rõ nét trong Bộ luậtHammurabi, các quy phạm pháp luật của Bộ luật, dù là dân sự hay hình sự đều hướng tớisự điều chỉnh của mình vào việc bảo vệ quyền lợi của chủ nô.Cơ sở kinh tế của Lưỡng Hà cũng được Bộ luật Hammurabi đưa ra những quy địnhtừng phạt người thiếu trách nhiệm, khuyến khích thiết lập nên chế độ sở hữu ruộng đất rõràng, phát triển ngoại thương. Nền tảng của xã hội là gia đình. Tư tưởng này cũng đượcBộ luật đưa vào, ngăn cấm, trừng phạt người cùng đẳng cấp, địa vị, đồng thời ngang bằngvới thiệt hại mà kẻ phạm tội gây ra. Cùng với đó, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của kẻ yếucũng là nguyên tắc cơ bản. Đặt trong bối cảnh có nhiều áp bức bất công, những quy địnhnhư thế thực sự có nhiều ý nghĩa tiến bộ mang tinh thần nhân đạo sâu sắc. Bộ luậtHammurabi có những hình phạt tàn bạo, một mặt các hình phạt đó là vô nhân đạo, trà đạplên thân thể phẩm giá con người, mặt khác đối tượng áp dụng các hình phạt đó rất hạnchế, lại áp dụng chủ yếu cho những hành vi trái đạo đức xã hội.2. Kết cấu bộ luật Hammurabi.Bộ luật Hammurabi được ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1792 đến năm 1750TCN dưới triều đại của vị vua Babilon thứ 6.Bộ luật này dược chia thành 3 phần rõ rệt:Phần mở đầu: Hammurabi tuyên bố rằng, các vị thần đã trao đất nước cho nhà vuathống trị “khi Mác đúc cử ta thống trị muôn dân một cách công bằng, chính nghĩa truyềnkhắp đất nước và tạo ra hạnh phúc cho nhân dân”.Phần nội dung: được chia thành 282 điều bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sốngxã hội.2Phần kết luận: Khẳng định lại công đức và uy quyền của nhà vua Hammurabi. Nhàvua trừng trị thẳng tay kẻ nào hủy hoại bộ luật.II. Nét đặc trưng của Bộ luât Hammurab1. Nét đặc trưng của Bộ luật Hammurabi.a. Đánh dấu hoạt động pháp điển hóa đầu tiên, sớm nhất trong pháp luật thế giới. Dochính hoàng đế tổ chức biên soạn.Nền kinh tế hàng hóa Lưỡng Hà xuất hiện sớm và phát triển vào bậc nhất ở phương Đôngcổ đại nên luật pháp Lưỡng Hà cũng phát triển nổi trội hơn so với các vùng khác. Ngàynay, các nhà khảo cổ học đã phát hiển thấy một văn bản pháp luật Lưỡng Hà – đó lànhững văn bản về mua bán ruộng đất và một vài bộ luật. Trong đó, Bộ luật Hammurabicó giá trị lớn nhất, nó được soạn thảo vào triều đại Hammurabi (1894-1594 TCN).Bộ luật này được soạn thảo do chính hoàng đế Hammurabi – người đã thiết lập bộmáy chính quyền của một nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế. Tổ chức nhà nướcBabilon đồ sộ, quy củ nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại.Bộ luật này được chia làm ba phần chính rõ ràng, tổng hợp tất cả các quy phạmtrong mọi lĩnh vực. Khác với Bộ luật Manu chỉ tổng hợp các quy phạm, tín điều tôn giáodo tầng lớp tăng lữ biên soạn. Bộ luật Manu này gồm 12 chương, 2685 Điều. Thực chấtBộ luật này là những luật lệ, tập quán pháp của giai cấp thống trị được các trường thầnhọc Bàlamon tập hợp lại cà viết thành trường ca. Từ đây thấy được giá trị của Bộ luậtHammurabi có nhiều điểm tiến bộ hơn, so với đó thì Ai Cập chưa có một Bộ luật nào.Tiếp đến đó là hoạt động pháp điển hóa diễn ra khá đa dạng.Các lĩnh vực, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật này rất rộng, bao trùm lên hầu hết cácquan hệ xã hội. Phần nội dung là phần chủ yếu của Bộ luật. Nội dung Bộ luật bắt đầu từsự kế thừa những bộ luật trước đó của nhiều quốc gia Lưỡng Hà, cụ thể là những phápđiều của người Xume (chủ nhân của những quốc gia đó). Bộ luật còn chứa đựng nhữngluật lệnh của vua Hammurabi và nhiều quyết định của Tòa án cao cấp bấy giờ. Bộ luậtgồm 282 điều khoản cụ thể, trong đó, điều đầu tiên của Bộ luật quy định thủ tục kiện cáo,cách xét xử tức là thủ tục tố tụng. Tiếp đó là những quy định về hình phạt của tội trộmcắp, bắt cóc nô lệ; về quyền và nghĩa vụ của binh lính; quyền lợi của người lính canhruộng đất; Tội sử dụng bừa bãi nguồn nước, tội để súc vật tàn phá hoa màu; Các hìnhthức cho vay lãi nô lệ vì nợ cũng được quy định rất cụ thể. Sau đó, Bộ luạt dành nhiềukhoản về việc gả bán con gái, về gia đình, về các hình thức trị tội khi làm tổn hại đến thânthể người khác; hình phạt đối với tộ thủ tiêu dấu trên mặt nô lệ, trách nhiệm và tiền côngcủa những người làm thuê trong xây dựng, trong nông nghiệp, chăn nuôi, thủ côngnghiệp. Cuối cùng là những điều khoản về mua bán nô lệ.3Như vậy, luật Hammurabi điều chỉnh khá rõ ràng các mối quan hệ xã hội thờiBabilon cổ.Ngoài ra, trong quá trình biên soạn còn chú ý đến cả việc sắp xếp điều khoản, điềuchỉnh các quan hệ giống nhau ở liền nhau. Tuy là chưa có sự phân chia thành nhữngngành luật như hiện nay nhưng tác giả của bộ luật đã có ý thức sắp xếp các điều khoảnthành từng nhóm riêng theo từng loại quan hệ xã hội trong lúc bấy giờ. Qua các điềukhoản đó, có thể chia thành những chế định sau: chế định hợp đồng; chế định hôn nhân vàgia đình; chế định về thừa kế; những chế định hình sự, những chế định tố tụng. Mỗi mộtchế đình đều quy định rõ các điều khoản, các trường hợp xảy ra. Ví dụ trong chế định hợpđồng thì phân chia thành hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn và hợp đồng lĩnh canhruộng đất. So với bộ luật Manu thì các chế định này đầy đủ và rõ ràng hơn, các quy tắc,điều luật về nội dung vẫn có nhiều điểm tiến bộ hơn.b. Bộ luật Hammurabi thể hiện kĩ thuật lập pháp khá cao.Điểm nổi bật trong kĩ thuật lập pháp của bộ luật là không của luật pháp có xu hướnghình sự hóa tất cả cacá quan hệ pháp luật. Đây cũng chính là điểm khác biệt của luật pháptriều đại Hammurabi Lưỡng Hà với thời Tây Chu phong kiến. Trong pháp luật Tây chuthiên về hình luật.Nghiên cứu về bộ luật Hammurabi, có ý kiến cho rằng đây là “một bộ luật tổng hợpdưới dạng hình luật” .Có thể khẳng định không phải vì những lí do sau đây:Thứ nhất: Trong tổng số 247 điều còn đọc được của bộ luật có đến một nửa số điềuluật này không liên quan tới hình luật. Quy phạm pháp luật chứa đựng trong các điều luậtnày là quy phạm điều chỉnh chứ không phải là quy phạm bảo vệ. Các điều luật trongnhóm này thường không có phần chế tài.Thứ hai: ngay cả đối với những điều luật có quy định chế tài đó cũng không rõ rệtlà chế tài của luật hình sự. Chính vì lý do này ta không thể khẳng định tất cả cac quyphạm pháp luật trong Bộ luật Hammurabi đều là quy phạm lụât hình sự.Tiếp theo thấy được sự tiến bộ rõ nét trong các nhà làm luật đã biết dự liệu liênquan tới nhau. Điển hình là từ điều 26 tới điều 32. Đây là motọ hệ thống đặt ra các quytắc có liên quan tới nhau, dự liệu các trường hợp có thể xảy ra và đề ra những hình phạttheo từng mức độ phạm tội một cách đúng đắn.Bộ luật Hammurabi cũng có sự kế thừa từ các bộ luật thành văn trước đó. Từ đây thểhiện rõ ràng về tính chất, sự nhất quán trong tư tưởng thần quyền pháp chế. Đồng thời ởbộ lụât này đã có sự kết hợp hài hóa việc bảo lưu các yếu tố truyền thống với Nhà nước.Điển hình nhất trong các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Các quan hếthứ bậc trong gia đình, quan hệ cha mẹ - con cái.. cũng được chú trọng. Khi nói về quanhệ giữa cha mệ và con, Điều 168 Bộ luật này quy định:4“Nếu người cha muốn từ đứa con của mình. Ông ta nói với thẩm phán: “Tôi từ đứacon tôi”. Thẩm phán sẽ phải điều tra tường tận vụ việc. Nếu đứa con không mắc phảitrọng tội dẫn đến việc cắt đứt quan hệ máu mủ. Thì người cha không thể từ con”.Truyền thống, tư tưởng chủ đại của pháp luật Lưỡng Hà cổ đại là bảo tồn tính bềnvững của gia đình, đề cao đạo đức xã hội. Vì thế bộ luật Hammurabi đã kế thừa, nâng caotruyền thống ấy lên, đưa ra những quy định phù hợp.Trong bộ luật này thì mức độ điều chỉnh của nó cũng được biểu hiện bằng các dẫnchứng, tình tiết cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Luật tư trong Bộluật này rất phát triển, nó điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với nhau mà ở các bộ luâtkhác chưa xuất hiện. Đây là một điểm tiến bịi vượt trội.Ví dụ: Trong những quy định điều chỉnh quan hệ lao động nhìn chung các vấn đềliên quan ở đây chỉ là tiền công trả chi người lao động, mối quan hệ giữa người lao độngvà người thuê lao động. Có thể thấy rằng quan hệ giữa các cá nhân được hình thành.c. Bộ luật có nhiều tư tưởng mang tính thời đại tiến bộ.Bộ luật Hammurabi có nhiều quy định mang tính chất tiến bộ vượt thời đại, có giá trịlâu bền cùng với thời gian. Bộ luật là nguồn tài liệu phong phú cho phép người hiện đạihiểu biết hơn về lịch sử, phong tục, tập quán và nhiều mặt khác của một xã hội cổ xưa.Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, pháp luật cũng bảo vệ nhữngngười yếu thế, được xem như là một nguyên tắc pháp luật tiến bộ.Ngay ở phần mở đầu của bộ luật Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đấtnước cho nhà vua thống trị “Khi mác đúc cử ta thống trị muôn dân một cách công bằng,chính nghĩa truyền khắp đất nước và tạo ra hạnh phúc cho nhân dân”. Thể hiện nguyêntắc này, bộ luật ngăn cấm hành vi xâm phạm thân thể của người phải vào nhà người kháclàm con tin để gán nợ, giới hạn thời gian làm con tin chỉ trong ba năm, quy định là tộiphạm ngay cả đối với những hành vi xâm phạm đến nô lệ, quy định cho phép con nợđược hoãn trả nợ trong một năm nếu như năm đó bị mất mùa, quy định việc bảo vệ quyềnlợi của con chưa thành niên, con nuôi cũng phải được ngang quyền với con đẻ.Đặt trong bối cảnh có nhiều áp bức bất công, những quy định này như thế thực sự cónhiều ý nghĩa tiến bộ mang tinh thần nhân đạo sâu sắc.Không những tiến bộ trong nguyên tắc này, bộ luật Hammrabi còn có những tiến bộhơn trong việc áp dụng các hình phạt. Có thể thấy rằng nhà làm luật thời đó đưa ra cả mộthệ thống chế tài hình sự để đối phó với từng loại tội phạm, ở những mức độ nặng nhẹkhác nhau. Nhưng đối với các hình phạt nặng thì đối tượng áp dụng với nó rất hạn chế.Không dừng ở đó, bộ luật Hammurabi còn có những quy định trách nhiệm hình sự,vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cũng được đề cập. Cụ thể biểu hiện trong các Điều 20,5Điều 129, Điều 227 của bộ luật. Đồng thời có sự phân biệt rõ ràng các chế định miễntrách nhiệm hình sự với trường hợp không có tội.Có những quy định trong bộ luật này mà ngày nay trên pháp luật của các nước có sựtiếp thu và chọn lọc.2. Nguyên nhân có những đặc trưng đó.Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của đặc trưng đó.Trước hết là do điều kiện quốc gia Lưỡng Hà là một vùng đất có nền kinh tế hànghóa xuất hiện sớm, phát triển bậc nhất. Biểu hiện như sau: Cuối thiên niên kỉ IV TCN,nghề nông ở Lưỡng Hà đã rất phát triển nhờ vào hệ thống các công trình thủy lợi. Đầuthiên niên kỉ thứ III TCN, trong kinh tế nông nghiệp, cư dân đã biết sử dụng công cụ bằngđồ đồng giữa thiên nhiên kỉ III TCN, đồ sắt xuất hiện. Cùng với đó là nền kinh tế hànghóa trao đổi dấy lên mạnh mẽ.Tiếp theo dựa trên nền kinh tế phát triển, xã hội cũng có sự phân hóa sâu sắc. Cácthành tựu lần lượt được khám phá, nổi bật là sự xuất hiện chữ viết (thiên niên kỉ thứ IVTCN) – là công cụ đắc lực cho việc hình thành nên bộ luật. Cuối cùng là sự kế thừa cácthành tựu từ các bộ luật thành văn.KẾT LUẬNBộ luật Hammurabi là bộ luật có giá trị to lớn không những trong thời đại lúc bấygiờ mà còn để lại cho chúng ta ngày nay. Nó là nguồn tư liệu phong phú cho phép conngười hiện đại hiểu biết hơn về lịch sử, phong tục, tập quán và nhiều mặt khác của một xãhội cổ xưa.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2006.2. Bộ luật Hammurabi.63. Bộ luật Manu.7

Tài liệu liên quan

  • Phân tích những đặc trưng cơ bản của thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay Phân tích những đặc trưng cơ bản của thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay
    • 11
    • 2
    • 3
  • phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung quốc phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung quốc
    • 10
    • 9
    • 143
  • phân tích những đặc trưng cơ bản của thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay phân tích những đặc trưng cơ bản của thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay
    • 12
    • 9
    • 12
  • Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc
    • 6
    • 3
    • 43
  • Phân tích khái niệm pháp luật, các đặc trưng cơ bản của pháp luật theo quan điểm xã hội học pháp luật Phân tích khái niệm pháp luật, các đặc trưng cơ bản của pháp luật theo quan điểm xã hội học pháp luật
    • 9
    • 22
    • 136
  • Một số khái niệm, đặc trưng cơ bản của vật rắn tinh thể và phương pháp phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia x Một số khái niệm, đặc trưng cơ bản của vật rắn tinh thể và phương pháp phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia x
    • 58
    • 1
    • 15
  • Thảo luận cơ sở văn hóa Việt Nam: Phân tích những nét văn hóa đặc trưng cơ bản của vùng Tây Nguyên Thảo luận cơ sở văn hóa Việt Nam: Phân tích những nét văn hóa đặc trưng cơ bản của vùng Tây Nguyên
    • 30
    • 7
    • 49
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p10 doc Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p10 doc
    • 5
    • 657
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p9 pot Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p9 pot
    • 5
    • 602
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p8 ppsx Giáo trình hướng dẫn phân tích bán kính khối lượng của các khối bán cầu và các đặc trưng cơ bản của sao p8 ppsx
    • 5
    • 651
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(85 KB - 7 trang) - phân tích đặc trưng cơ bản của bộ luật Hammurabi Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đặc Trưng Của Bộ Luật Hammurabi Của Lưỡng Hà Cổ đại