Phân Tích Những đặc Trưng Cơ Bản Của Bộ Luật Hammurabi Btap Hki ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Phân tích những đặc trưng cơ bản của bộ luật hammurabi btap hki lsnnpltg
  • doc
  • 5 trang
ĐẶT VẤN ĐỀ Ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XVIII trước Công nguyên, Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được xem là một trong những bộ luật thành văn cổ xưa nhất của loài người. Qua đó phản ánh một cách khái quát các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội của Lưỡng Hà cổ đại- nền văn minh tối cổ của loài người. Để tìm hiểu Bộ luật này, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích những đặc trưng cơ bản của Bộ luật Hammurabi” để làm bài tập học kỳ của mình. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Đặc trưng về hình thức 1. Bộ luật Hammurabi là bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình Xét về nguồn gốc, bộ luật Hammurabi được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá nhiều văn bản trước đó và trên cơ sở kế thừa luật lệ của người Xu-me, người Amôrít. Bộ luật Hammurabi được phát hiện năm 1901 của đoàn khảo cổ người Pháp, khắc trên đá bazan cao 2,25 m và dựng tại quảng trường thành phố cho nhân dân đọc mà thi hành. Bộ luật Hammurabi là Bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời kỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị. Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ. Ở phần kết luận Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem thường và định huỷ bỏ đạo luật. Tác giả bộ luật đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền, và pháp quyền, khiến bộ luật trở nên được “thiêng hoá” nhằm đạt được mục đích cai trị dân chúng. Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của Bộ luật được hiện rõ ngay từ mục đích của Bộ luật, thể hiện ở phần mở đầu của Bộ luật: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” 2. Về kỹ thuật lập pháp Bộ luật Hammurabi có sự tiên tiến về kỹ thuật lập pháp. Cấu trúc bộ luật khá hoàn chỉnh; nhà làm luật thời cổ đại đã không chỉ đưa ra phần nội dung các điều luật mà còn viết Lời nói đầu và phần Kết luận cho Bộ luật. Lời văn sáng sủa, dễ hiểu; các điều luật được xây dựng theo phương pháp liên hoàn, móc xích nhau, thể hiện tính chặt chẽ và khả năng bao quát lớn. 1 Bộ luật Hammurabi tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng được chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của bộ luật là những quan hệ xã hội rộng, bao quát lên toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội như hôn nhân gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp đồng dân sự, hình sự, tố tụng ... Mức độ điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào tính chất của các loại quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật, các yếu tố chủ quan của nhà làm luật. Thông thường người ta phân biệt thành hai mức độ điều chỉnh pháp luật: cụ thể – chi tiết và khái quát hoá cao. Bộ luật về cơ bản áp dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết. 3. Về phương pháp quy định tội phạm Phương pháp quy định tội phạm trong Bộ luật Hammurabi là cụ thể hóa hành vi phạm tội. Nhà làm luật Lưỡng Hà cổ đại không có ý thức khái quát hóa và trừu tượng hóa các hành vi trái phạm luật. Điều này cho thấy Bộ luật thuộc loại văn bản có tính chất tổng hợp các tập quán được tập hợp hóa. Trước thời Hammurabi, các tập quán của người Sumer, người Áccát, người Amôrít chắc chắn là có nhiều nhưng tản mạn và không thống nhất. Công lao to lớn của Hammurabi chính là hệ thống hóa và thống nhất các tập quán đó. Về hình thức pháp lý, đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu đó là dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng, tuy vậy không có sự tách rời giữa các lĩnh vực. Các qui phạm của Bộ luật Hammurabi cũng giống như các bộ luật khác ở Phương Đông thời kỳ cổ đại là mang tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm theo chế tài. II. Đặc trưng về nội dung 1. Những điểm tiến bộ trong nội dung các chế định 1.1. Về dân sự Những điểm tiến bộ, đặc sắc nhất của Bộ luật này chính là các qui định về dân sự. Bộ luật đã đặc biệt chú ý điều chỉnh quan hệ hợp đồng, vì đây là quan hệ phổ biến ở xã hội Lưỡng Hà cổ đại, có nhiều qui định không những tiến bộ về nội dung, mà còn chặt chẽ về kĩ thuật lập pháp. Về chế định hợp đồng, Luật qui định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán: Thứ nhất, người bán phải là chủ thực sự, Thứ hai, tài sản phải có giá trị sử dụng, Thứ ba, phải có người làm chứng. Bộ luật cũng qui định các điều khoản lĩnh canh ruộng đất. Đối với ruộng, người lĩnh canh nhận mỗi mùa từ 1/3 - 1/2 số sản phẩm thu hoạch. Đối với vườn được nhận 2/3 số sản phẩm thu hoạch. Điểm tiến bộ hơn nữa là luật đã qui định mức lãi suất đối với hợp đồng vay nợ. Cụ thể luật qui định mức lãi suất đối với tiền là 1/5, vay thóc là 1/3. 2 Về chế định thừa kế tài sản, Luật Hammurabi phân làm hai loại thừa kế: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo pháp luật: Nếu người cho thừa kế không để lại di chúc thì tài sản được chuyển đến cho những người có quyền đối với tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu tài sản tập trung ở dòng họ và dần dần được chuyển về gia đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung của gia đình. Đó là cách thừa kế theo pháp luật. (điều 169,170) Thừa kế theo di chúc: Bộ luật đã hạn chế quyền tự do của người viết di chúc như qui định người cha không được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng. Con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau. 1.2. Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình Theo xu hướng củng cố địa vị của người chồng, người cha nên trách nhiệm và nghĩa vụ thuộc về người vợ và con cái. Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết (điều 143). Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thôi. Điểm tiến bộ là đã có qui định kết hôn phải có giấy tờ, ở mức độ nào đó có qui định bảo vệ người phụ nữ (người vợ có quyền ly hôn khi người chồng đi khỏi nhà không có lý do, chồng có quan hệ ngoại tình hay vu cáo vợ ngoại tình). Có một qui định rất nhân đạo nếu đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là: ”Người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi.” 1.3. Về hình sự Lĩnh vực Hình sự là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính giai cấp và sự bất bình đẳng. Một nguyên tắc xuyên suốt và thể hiện rõ trong Bộ luật là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi, địa vị của người chồng, người cha trong gia đình. Điểm tiến bộ trong lĩnh vực hình sự là luật đã manh nha phân biệt phạm tội vô ý và phạm tội cố ý. Ví dụ luật ghi trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻ làm chết người chứng minh được rằng không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình, chỉ bị phạt tiền. (Những đặc trưng về hình sự sẽ được làm rõ ở mục 2) 1.4. Về tố tụng Tố tụng là thủ tục giải quyết các vụ án. Bộ luật đã có nhiều qui định về thủ tục bắt giữ, giam cầm, qui định những nguyên tắc khi xét xử như xét xử phải công khai, phải coi trọng chứng cứ, phán quyết phải được thi hành nghiêm minh... Có hai qui định rất đặc thù về tố tụng của Bộ luật này: Thứ nhất, qui định về trách nhiệm của thẩm phán. “Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa”. Qui định về trách nhiệm của thẩm phán trong việc xét 3 xử như qui định trên trong một xã hội thể hiện tính giai cấp sâu sắc quả thật là một sự tiến bộ. Qua đó cho thấy, thời kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, rất coi trọng trách nhiệm xét xử công bằng của thẩm phán. Sử sách đã ca ngợi rằng ở Lưỡng Hà cổ đại, tinh thần thượng tôn luật pháp và thói quen cầu viện công lý đã ăn sâu vào tác phong sinh hoạt của người dân nơi đây. Thứ hai, về hình thức xét xử Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu dòng sông chứng minh rằng bị đơn là không có tội, tức là anh ta còn sống sót, thì nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn.Có một thực tế là người cổ đại bất lực trước tự nhiên, bất lực trước việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội, hơn nữa không phải lúc nào cũng dễ dàng có được chứng cứ xác thực khi khoa học chưa phát triển, nên ta thấy cách thức xử lý có vẻ như bất bình thường kia lại trở nên rất dễ hiểu, dễ hiểu đến mức bình thường và tự nhiên trong quan niệm, trong cách hành xử của người dân Lưỡng Hà cổ đại. Họ tin rằng đấng tối cao đã sáng tạo muôn loài, sáng tạo nên nhà nước và luật pháp nên họ chấp nhận điều đó, và tin rằng thần thánh mới là người công minh nhất, thần thánh mới là người cho họ biết thế nào nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là công bằng hay không công bằng. 2. Đặc trưng trong quan hệ pháp luật hình sự 2.1. Tính chất tư tố Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật mang tính chất hình sự trong Bộ luật Hammurabi có đặc điểm là mang tính chất tư tố. Đây là đặc điểm lớn nhất của loại quan hệ này được phản ánh trong Bộ luật. Theo quan điểm của chúng ta ngày nay, luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm được thực hiện. Như thế, quan hệ pháp luật hình sự thường được xác định là quan hệ giữa hai bên chủ thể: một bên là người thực hiện hành vi phạm tội và bên kia là Nhà nước. Điều này dường như không đúng với những gì được quy định trong Bộ luật Hammurabi. Theo quan điểm của nhà lập pháp Lưỡng Hà cổ đại, các quan hệ có tính chất “hình sự” vẫn là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa người có hành vi “phạm tội” với bên bị hại. Người bị hại có quyền truy tố kẻ phạm tội ra trước Tòa án. Và chính người bị hại là người có nghĩa vụ và trách nhiệm chứng minh tội phạm. Theo điều 1 Bộ luật Hammurabi, nếu người nào buộc tội người khác mà không đưa ra được bằng chứng xác đáng, người đó sẽ bị xử phạt tử hình. 2.2. Nguyên tắc hình phạt ngang bằng (talion) Tư tưởng cơ bản, có tính chất chi phối việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự là hình phạt ngang bằng. Nguyên tắc hình phạt ngang bằng (talion) được vận dụng một cách triệt để trong Bộ luật Hammurabi. Bản thân việc áp dụng nguyên tắc này như là nền tảng của pháp luật cũng cho thấy tính chất tư tố của các quan hệ pháp luật hình sự thời cổ đại ở Lưỡng Hà. Nguyên tắc “talion” bắt nguồn từ tập quán trả thù nguyên thủy cho phép người thân tộc người bị hại đi truy tìm và 4 giết chết kẻ làm hại người trong dòng tộc họ. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện trong câu nói đã được ghi vào Thánh kinh của người Do Thái: “mắt đền mắt, răng đền răng”. Điều 196 Bộ luật Hammurabi quy định : “kẻ nào làm hỏng mắt của người dân tự do, kẻ đó sẽ bị người ta chọc mùa mắt”. Điều 197: “Kẻ nào làm gãy tay của một người tự do, người ta sẽ đánh gãy tay của hắn”... 3. Hình phạt trong bộ luật Hammurabi Có thể thấy rằng nhà làm luật thời đó đã đưa cả một hệ thống chế tài hình sự để đối phó với từng loại tội phạm. Hình phạt phổ biến nhất là phạt tiền. Phạt tiền là loại “hình phạt”, nếu có thể nói như vậy, phổ biến nhất được quy định trong Bộ luật Hammurabi, có tới 52 điều quy định hình phạt này. Hình phạt này, xét theo quan điểm hiện đại ngày nay có tính hai mặt: vừa thể hiện tính trừng phạt của Nhà nước đối với người phạm tội, vừa là khoản bồi thường dân sự mà người phạm tội trả cho bị hại. Điều 120 Bộ luật Hammurabi quy định trường hợp người nhận trông giữ thóc lúa cho người khác mà lại chiếm đoạt một phần số thóc lúa được giữ sẽ bị phạt gấp đôi số thóc lúa đã chiếm đoạt và khoản phạt này được trả cho người giữ (là chủ của số thóc lúa bị chiếm đoạt” Việc áp dụng hình phạt tiền cho thấy Lưỡng Hà thời cổ đại có nền kinh tế khá phát triển, và có sự xuất hiện tiền tệ do các hoạt động thương nghiệp. Loại hình phạt phổ biến thứ hai là tử hình. Bằng phương pháp thống kê, có tất cả 32 trường hợp được xử tử hình. Có thể thấy hình phạt tử hình được bộ luật Hammurabi quy định rất rộng rãi trong Bộ luật của ông. Phương pháp thi hành án tử hình rất khác nhau, có thể là dìm xuống nước cho chết, có thể là hỏa thiêu hay treo cổ. Thậm chí, có điều luật còn quy định cả quy trình và địa điểm thi hành án tử hình. Ví dụ, điều 21: “Nếu kẻ nào đục tường khoét lỗ nhà người khác, người tá sẽ giết y và chôn y ngay đối diện cái lỗ tường mà y đã đào”. Nhìn chung, các hình phạt quy định trong bộ luật Hammurabi mang tính hà khắc cao. Dù vậy, có lẽ chúng ta cũng nên có cái nhìn lịch sử đối với sự hà khắc trong các hình phạt quy định tại bộ luật này. KẾT LUẬN Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, quí giá để nghịên cứu nền văn hoá Babilon - Lưỡng Hà cổ đại. Vượt ra khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều qui phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn hằng chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kĩ thuật lập pháp. 5 Tải về bản full

Từ khóa » đặc Trưng Của Bộ Luật Hammurabi Của Lưỡng Hà Cổ đại