Phân Tích định Tính Là Gì? Các Phương Pháp Phân Tích định Tính

Phân tích định tính là 1 phương pháp tiếp cận, nhằm tìm cách mô tả & phân tích các đặc điểm văn hóa & hành vi con người & của nhóm người, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu.

 

Phân tích định tính là gì? Các phương pháp phân tích định tính
Phân tích định tính là gì? Các phương pháp phân tích định tính

Mục lục [Ẩn] 

  • 1. Tại sao phải phân tích định tính?
  • 2. Phân tích định tính là gì?
  • 3. Đặc trưng của nghiên cứu định tính
  • 4. Các phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu
    • 4.1. Phỏng vấn không cấu trúc 
    • 4.2. Phỏng vấn bán cấu trúc 
    • 4.3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống 
    • 4.4. Thảo luận nhóm
    • 4.5. Phỏng vấn nhóm không chính thức 
    • 4.6. Phương pháp quan sát 

1. Tại sao phân tích định tính rất quan trọng?

  • Hiểu rõ hơn về dữ liệu: Khi phân tích định tính, chúng ta có thể biết được phân phối của dữ liệu trên các biến định tính và hiểu được sự phân bố của các giá trị trong mỗi nhóm.

  • Xác định mối quan hệ giữa các biến định tính: Phân tích định tính cho phép chúng ta xác định mối quan hệ giữa các biến định tính, điều này có thể giúp chúng ta hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến một biến định tính như thế nào.

  • Phát hiện sự khác biệt giữa các nhóm: Phân tích định tính cũng giúp chúng ta phát hiện sự khác biệt giữa các nhóm và giải thích tại sao có sự khác biệt đó.

  • Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu: Khi có các biến định tính, phân tích định tính có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, chẳng hạn như quyết định xem liệu một chiến dịch quảng cáo có thành công hay không.

  • Phân tích là 1 quá trình tìm kiếm những tri thức đã được khái quát hóa để có thể sẽ áp dụng vào quá trình giải thích cho 1 loạt những hiện tượng.
    • Để làm tốt được điều đó, các nhà nghiên cứu đã phải xác định “nguồn” - nơi có thể sẽ thu thập được các số liệu thích hợp. Một khi nguồn đó đã được xác định, thì nhà nghiên cứu sẽ phải lựa chọn các kỹ thuật thu thập các số liệu cho phép thu hoạch được những số liệu tốt nhất.
  • Trong trường hợp lý tưởng, các nhà phân tích định tính phải sử dụng bất cứ phương pháp thích hợp mà chính nhờ đó sẽ thu thập được những số liệu đáng tin cậy.
    • Tuy nhiên, ở trong thực tế, vấn đề sử dụng loại phương pháp thực nghiệm nào thì lại phụ thuộc vào các loại số liệu cần phải được thu thập. Khi nào cần các thông tin định lượng, thì các phương pháp định lượng sẽ là thích hợp nhất. Nếu các số liệu cần thu thập chính là định tính thì nhà phân tích cần phải sử dụng những phương pháp định tính.
Tại sao phải phân tích định tính
Tại sao phải phân tích định tính

 

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài trên phần mềm SPSS? Bạn cần đến Dịch Vụ Xử Lý Dữ Liệu - Chạy SPSS Chạy Mô Hình Kinh Tế Lượng để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này?

Khi gặp khó khăn về vấn đề phân tích kinh tế lượng hay gặp vấn đề về chạy SPSS, hãy tìm đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080 để hỗ trợ bạn.

2. Phân tích định tính là gì?

  • Phân tích định tính là một phương pháp phân tích dữ liệu trong đó chúng ta tập trung vào các biến định tính, có giá trị rời rạc và không thể đo bằng các số liên tục. Phân tích định tính cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về các biến định tính và mối quan hệ giữa chúng.
  • Đây là 1 phương pháp tiếp cận, nhằm tìm cách mô tả & phân tích các đặc điểm văn hóa & hành vi con người & của nhóm người, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu. Phân tích định tính cung cấp những thông tin toàn diện về đặc điểm của môi trường & xã hội - nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội cũng được nhìn nhận như là một chuỗi những sự kiện có liên kết chặt chẽ với nhau, mà chúng cần được mô tả 1 cách đầy đủ, để phản ánh được tốt nhất cuộc sống thực tế diễn ra hàng ngày.
  • Phân tích định tính dựa trên 1 chiến lược nghiên cứu khá linh hoạt & có tính biện chứng. Phương pháp này cũng cho phép ta phát hiện ra những chủ đề quan trọng mà những nhà nghiên cứu cũng có thể chưa bao quát hết được trước đó. Trong phân tích định tính, có một số câu hỏi nghiên cứu & phương pháp để thu thập thông tin cũng được chuẩn bị trước, nhưng chúng cũng có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp khi mà có những thông tin mới xuất hiện ở trong quá trình thu thập. Đó cũng là một trong những điểm khác biệt cơ bản, giữa phương pháp phân tích định tính & phương pháp phân tích định lượng.

Thông thường, trước khi phân tích định tính các nhà nghiên cứu thường sử dụng thang đo likert để thu thập dữ liệu, từ đó có thể phân tích và hiểu dữ liệu một cách rõ ràng hơn. Để hiểu hơn về thang đo likert vì sao được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học và trong các cuộc khảo sát, mời bạn đọc bài viết thang đo likert và những điều nhất định bạn phải biết

3. Đặc trưng của nghiên cứu định tính

- Nghiên cứu định tính liên quan đến mô tả, giải thích và ít niều có yếu tố chủ quan của người nghiên cứu

- Mục đích của nghiên cứu định tính là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra. Tuy nhiên, những kết quả đó không được chứng thực bằng các mô hình kinh tế lượng hay mô hình toán như tỏng nghiên cứu định lượng.

- Nghiên cứu định tính đặc biệt phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu định lượng chưa thực hiện được, nhằm mở ra những hướng nhiên cứu mới sử dụng phương pháp khoa học. Do đó, đây cũng là thách thức cho nhà nghiên cứu khi sử dụng phương pháp này.

- Đây là phương pháp có vẻ dễ dàng để sử dụng nhưng không dễ dàng thuyết phục vì yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tư duy và ký luận của người nghiên cứu, khác với nghiên cứu định lượng là phụ thuộc vào kết quả sau khi chạy mô hình.

Tìm hiểu thêm: Chi-square test là một công cụ mạnh mẽ trong phân tích dữ liệu và cung cấp kết quả chuẩn xác và tin cậy để đưa ra những kết luận hợp lý. Vậy chi square test là gì? Làm thế nào để thử nghiệm chi square test chính xác và hiệu quả? Luận văn 1080 sẽ giải đáp giúp bạn thac mac chi tiết và dễ hiểu nhất

4. Các phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu

4.1. Phỏng vấn không cấu trúc 

  • Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử dụng phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn.
  • Nghiên cứu viên có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn. Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn.
  • Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin. 
  • Ưu điểm:
    • Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng. Phỏng vấn không cấu trúc đặc biệt có ích trong những trường hợp khi mà NCV cần phỏng vấn những người cung cấp thông tin nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Phỏng vấn không cấu trúc cũng hữu ích trong những trường hợp không thể sử dụng được phỏng vấn chính thức (ví dụ khi nghiên cứu về gái mãi dâm đứng đường hoặc trẻ em lang thang …).PVKCT đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đềnhạy cảm như tình dục,mãi dâm, ma túy hoặc HIV/AIDS … 
  • Nhược điểm:
    • Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện khônglặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu. 

4.2. Phỏng vấn bán cấu trúc 

Phỏng vấn bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến.Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng PV. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm: 

- Phỏng vấn sâu Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. PVS sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu hỏi nào là phù hợp. 

- Nghiên cứu trường hợp Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm. “Một trường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một giai đoạn bệnh, một chương trình hay một cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu về một số người, vấn đề và tình huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiẹn tượng đang quan tâm. 

- Lịch sử đời sống. Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc) 

Ưu điểm 

– Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn 

– Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh. 

– Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đềnghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp 

Tìm hiểu thêm: Khi sử dụng phân tích định tính để phân tích mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến định tính, ta thường sử dụng chi-square test để kiểm tra tính đáng tin cậy của kết quả phân tích. Chi-square test là một công cụ quan trọng trong phân tích định tính và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khoa học, khảo sát xã hội và kinh doanh để phân tích và hiểu mối quan hệ giữa các biến định tính. Xem ngay Chi-square test là gì? Các bước kiểm định chi bình phương hiệu quả

4.3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống 

  • Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm được.
  • Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu.
  • Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quan họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào. 
    • Liệt kê tự do (Free listing): 
      • Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể. Ví dụ, khi tìm hiểu kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục ta có thể yêu cầu đối tượng liệt kê tên của các bệnh đó hoặc liệt kê các con đường lây nhiễm HIV … 
    • Phân loại nhóm: 
      • Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại các bệnh của đường sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục hoặc phân loại những tiếp xúc không gây lây nhiễm HIV và những tiếp xúc có thể làm lây nhiễm. 
    • Phân hạng sử dụng thang điểm: 
      • Là phương pháp rất phổ biến trong khoa học xã hội. Các thang điểm thường được sử dụng để phân hạng các khoản mục trong một phạm trù nào đó. Thang điểm có thể là một dẫy số có thể là đồ thị.
  • Ví dụ về phương pháp nghiên cứu định tính
    • Khi tìm hiểu kiến thức của cá nhân về các biểu hiện của bệnh AIDS, sau khi đưa radanh sách của một số triệu chứng NCV có thể sử dụng thang điểm để xác định hiểu biết của đối tượng và yêu cầu đối tượng khoanh vào số mà theo bạn biểu thị mức độ trầm trọng của bệnh AIDS: 0 1 2 3 4 5 6 7 (từ nhẹ cho đên mức độ nặng nhất) Hoặc đánh dấu trên đường thẳng *________________________* Nhẹ——————-Nặng

4.4. Thảo luận nhóm

  • Một điều cần lưu ý là đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm sẽ là nhóm chứ không phải là cá nhân. Thảo luận nhóm tập trung Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính … 
  • Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây dựng bộ câuhỏi có cấu trúc … 
  • Ưu điểm:
    • – Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân.
    • – Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng
    • – Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân 
  • Nhược điểm 
    • – Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân
    • – Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng đồng. 
    • – Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân. 
    • – Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với PV cá nhân 
    • – Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm. 

4.5. Phỏng vấn nhóm không chính thức 

  • Ví dụ phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống tràtrong quán, nhóm phụ nữ đi khám bệnh …
  • Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do Phương pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít có tính hệthống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm.
  • Phương pháp này có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.

4.6. Phương pháp quan sát 

  • Phương pháp phỏng vấn cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu. Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệ phản ảnh hành vi.
  • Ví dụ muốn nghiên cứu hành vi sử dụng bao cao su trong số gái mãi dâm, NCV không thể trực tiếp quan sát hành vi thực tế sử dụng bao cao su như thế nào. Cũng không thể chỉ dựa vào câu trả lời của các cô gái mãi dâm về số bao cao su mà họ đã sử dụng. Do đó NCV có thể đếm số bao cao su được vứt trong các thùng rác sau mỗi buổi sáng hay sau một khoảng thời gian nhất định nào đó. 
  • Các hình thức quan sát:
    • Quan sát tham gia/ hoặc không tham gia
    • Quan sát công khai/ hay bí mật
    • Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/ hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan sát cho đối tượng bị quan sát biết
    • Quan sát một lần/Quan sát lặp lại
    • Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể
    • Quan sát thu thập số liệu định tính, mở và mô tả/Quan sát thu thập số liệu định lượng dựa trên danh mục các điểm cần quan sát. 

Nếu như phân tích định tính có thể được sử dụng để phân tích quan hệ giữa các biến định tính và tạo ra bảng tần suất hoặc crosstab, thi kiểm định Hausman được sử dụng để so sánh hiệu quả giữa hai mô hình tuyến tính khác nhau. Dựa trên kết quả của cả hai phương pháp, nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận chính xác và hợp lý về dữ liệu. Tìm hiểu ngay kiểm định Hausman là gì

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu phương pháp phân tích định tính là gì? Vai trò, đặc trưng cũng như các phương pháp phân tích chi tiết, hi vọng các bạn đã có thêm kiến thức để áp dụng vào học tập, nghiên cứu. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, hãy theo dõi thêm Luận văn 1080 để có nhiều hơn các thông tin bổ ích nhé!

Khi cần sự trợ giúp hãy liên hệ với chúng tôi nhé:

Tổng đài tư vấn Luận văn 1080

Điện thoại: 096.999.1080 (hỗ trợ zalo/viber)

Email: luanvan1080@gmail.com

Từ khóa » định Tính Là Gì Cho Ví Dụ