Phân Tích đoạn 1 Bình Ngô đại Cáo Siêu Hay (7 Mẫu)

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi gồm 8 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo 3 gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo
Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

TOP 8 bài phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Vậy sau đây là 8 bài phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại cáo hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay

  • Dàn ý phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo 
  • Dàn ý đoạn 1 Đại cáo Bình ngô 
  • Sơ đồ tư duy đoạn 1 Bình Ngô đại cáo
  • Phân tích đoạn đầu Bình Ngô đại cáo - Mẫu 1
  • Phân tích đoạn 1 Bình ngô Đại cáo - Mẫu 2
  • Phân tích đoạn 1 Đại Cáo Bình Ngô - Mẫu 3
  • Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo - Mẫu 4
  • Phân tích Đại cáo Bình ngô đoạn 1 - Mẫu 5
  • Phân tích Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Mẫu 6
  • Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Mẫu 7
  • Phân tích đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 8

Dàn ý phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

Dàn ý số 1

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo

  • Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
  • Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc ta.

- Dẫn dắt và nêu vấn đề: nội dung đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo.

b) Thân bài: Phân tích nội dung đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

* Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa.

- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

  • Nhân: người, tình người (theo Khổng Tử)
  • Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải (theo Mạnh Tử)

- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi:

  • Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” - làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc
  • Cụ thể hóa với nội dung mới đó là "trừ bạo" - vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

-> Tác giả đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.

=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.

* Luận điểm 2: Lời tuyên ngôn độc lập.

- Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:

  • Nền văn hiến lâu đời
  • Cương vực lãnh thổ riêng biệt
  • Phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
  • Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.

- Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

-> Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lí không thể chối cãi.

=> Ở đây, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm ba luận điểm nữa là văn hiến, phong tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.

* Luận điểm 3: Lời răn đe quân xâm lược.

“Lưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.Việc xưa xem xét,Chứng cớ còn ghi.”

Nguyễn Trãi đã sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lí:

  • Lưu Cung - vua Nam Hán thất bại với chủ ý thu phục Đại Việt.
  • Triệu Tiết - tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân đô hộ nước ta.
  • Toa Đô, Ô Mã,... là các tướng nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng khi cầm quân xâm lược.

=> Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.

* Đặc sắc nghệ thuật

  • Ngôn ngữ đanh thép
  • Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ
  • Sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê,...
  • Sử dụng những câu văn song hành,…

c) Kết bài

- Khái quát lại nội dung đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Qua "Bình Ngô Đại Cáo", Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng yêu nước ở một tư tưởng mới đầy nhân văn và cao đẹp, đó là tư tưởng nhân nghĩa ở đời. Khổ thơ đầu của tác phẩm thể hiện rõ nhất điều đó.

2. Thân bài

- "Việc nhân nghĩa" chỉ những hành động chính nghĩa vì dân, lấy dân làm gốc

- Việc nhân nghĩa trước nhất là phải lo trừ bạo

- Khẳng định văn hiến, chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, nhân tài của Đại Việt

- Đại Việt qua bao thời đại vẫn đứng vững và kiêu hãnh trên trường quốc tế

- Sự thất bại thảm hại của những kẻ bất nhân làm việc phi nghĩa

3. Kết bài

Khái quát giá trị tác phẩm: Ngôn ngữ đầy khảng khái, tứ thơ hùng hồn, mạnh mẽ cùng một trái tim lớn vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc.

Dàn ý số 3

I. Mở bài

  • Khái quát những nét nổi bật về tác giả Nguyễn Trãi.
  • Giới thiệu nét chính về tư tưởng chủ đề của Đại cáo Bình Ngô.

II. Thân bài

  • Tư tưởng nhân nghĩa soi chiếu kết nối toàn tác phẩm.
  • Đại Việt là nước độc lập chủ quyền, có văn hiến, lịch sử riêng biệt.
  • Nhấn mạnh sự thất bại theo lịch sử của kẻ thù xâm lược.

III. Kết bài

  • Tóm lược nội dung cùng với nghệ thuật của Đại cáo bình Ngô.
  • Liên hệ đến một số áng thiên cổ hùng văn khác như Nam quốc sơn hà, Tuyên ngôn độc lập của dân tộc.
  • Thể hiện những suy nghĩ của bản thân khi phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo.

Có thể thấy, Đại cáo bình Ngô đã thể hiện sắc nét tư tưởng nhân nghĩa lấy nhân dân làm trọng. Nước ta là dân tộc “nhân nghĩa” khi dùng sức mạnh của lòng dân để đánh thắng những kẻ thù tàn bạo. Với nghệ thuật đặc sắc kết hợp với giọng điệu hùng tráng đã cho thấy lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Trãi đồng thời củng cố tinh thần dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt trong mỗi người…

Sơ đồ tư duy đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

Phân tích đoạn đầu Bình Ngô đại cáo - Mẫu 1

Nhắc đến những nhà văn chính luận lỗi lạc của văn học trung đại chúng ta không thể nào không nhắc đến Nguyễn Trãi. Ông không chỉ là một nhà thơ trữ tình sâu sắc mà còn là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: "Quân trung từ mệnh tập", các chiếu biểu viết dưới thời nhà Lê và tiêu biểu nhất là tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Các áng văn chính luận này đã thể hiện được lòng yêu nước, thương dân của tác giả.

Ngay câu đầu bài cáo đã bộc lộ tư tưởng nhân nghĩa ấy:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo

"Nhân nghĩa" là tấm lòng thương yêu người, là những hành động vì lợi ích của nhân dân, cộng đồng. Bên cạnh đó, "nhân nghĩa" cũng là sự tôn trọng lẽ phải, bênh vực lẽ phải. Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi, "nhân nghĩa" là "yên dân", "trừ bạo", cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Giữa con người phải có tình yêu thương lẫn nhau, cùng chiến đấu để bảo vệ đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm than. Để được như vậy thì phải diệt trừ những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó chính là giặc Minh đang xâm chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.

Để khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng xác đáng và vô cùng thuyết phục:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có".

Nền văn hiến đã có từ lâu đời và được hình thành từ khi đất nước ta tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử đã tạo nên một diện mạo riêng của dân tộc. Cùng với đó là sự phân chia về lãnh thổ, núi sông và các phong tập tập quán đặc trưng của hai miền Nam, Bắc đã thể hiện đất nước ta là một đất nước có chủ quyền, có các anh hùng hào kiệt luôn cống hiến, chiến đấu hết mình để bảo vệ non sông. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn đặt các triều đại của nước ta ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc như Hán, Đường, Tống, Nguyên. Nếu các triều đại phương Bắc phát triển hưng thịnh thì các triều đại Việt Nam cũng phát triển hùng mạnh không kém. Điều đó đã thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.

Ông đã nhắc lại nhiều chiến thắng lừng lẫy của nước Đại Việt như một lời khẳng định sự thất bại thảm hại của kẻ thù:

"Lưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.Việc xưa xem xét,Chứng cớ còn ghi".

Những tướng của nhà Tống, nhà Nguyên đều bị các tướng giỏi của ta đánh cho thất bại. Chúng vì "tham công", "thích lớn" nên phải chịu hậu quả nặng nề. Các sự kiện ấy còn được nhân dân ta lưu lại trong sử sách để muôn đời ghi nhớ. Các phép đối, so sánh ngang hàng các triều đại phong kiến của nước ta với các triều đại phương Bắc cùng phép liệt kê và giọng điệu hào hùng, trang nghiêm ở đoạn thứ nhất của bài cáo đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa của tác giả.

Ông đã vạch trần, tố cáo những tội ác mà quân Minh xâm lược thực hiện với nhân dân ta:

"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,Để trong nước lòng dân oán hận.Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,Bọn gian tà bán nước cầu vinh".

Quân Minh đã lợi dụng "chính sự phiền hà" của nhà Hồ để chớp lấy thời cơ xâm chiếm nước ta. Bước chân xâm lược của chúng giày xéo lên đất nước ta khiến nhân dân vô cùng oán hận, căm thù. Cũng lợi dụng điều đó mà bọn gian tà chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân đã tiếp tay cho kẻ thù xâm lược để mang lại những vinh hoa, lợi lộc cho bản thân mà không chiến đấu vì nhân dân, tổ quốc.

Giặc Minh đã gây ra những tội ác không thể dung tha:

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tànVùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,Gây binh kết oán trải hai mươi năm.Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,Nặng thuế khóa sạch không đầm núi".

Nhân dân ta phải chịu cảnh khổ cực, lầm than dưới gót chân xâm lược của chúng. Chúng đem "nướng", "vùi" nhân dân ta trên ngọn lửa và "dưới hầm tai vạ". Chúng cai trị nhân dân ta bằng các loại thuế vô lí, các kế sách lừa lọc nham hiểm và cả sự tra tấn dã man, hung bạo. Những người dân vô tội phải chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề của giặc Minh.

Không chỉ vậy, chúng còn hủy hoại cả môi trường sống, môi trường tự nhiên của dân tộc ta:

"Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt".

Chịu sự đô hộ của quân Minh cũng đồng nghĩa với việc nhân dân ta phải đối mặt với sự cai trị tàn bạo và những hành động hung hãn của chúng. Chúng vô nhân tính đến mức bắt ép dân đen "xuống biển dòng lưng mò ngọc", "vào núi đãi cát tìm vàng", bắt nhân dân ta đến những nơi nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa đến tính mạng để tìm kiếm những vật có giá trị cho quân cuồng Minh. Nhân dân ta bị biến thành nô lệ cho kẻ thù và cũng là miếng mồi ngon cho các loài động vật cá mập, thuồng luồng hung dữ. Chúng xâm chiếm nước ta để vơ vét hết sản vật quý hiếm như chim trả dùng để làm áo và đệm, hươu đen dùng để làm vị thuốc bổ. Có thể nói, tham vọng xâm lược nước ta của giặc Minh vô cùng lớn.

Không chỉ đẩy dân ta vào nguy hiểm, chết chóc mà chúng còn "tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ". Do quân Minh "máu mỡ bấy no nê chưa chán", xây nhà đắp đất liên miên nên nhân dân ta rơi vào cảnh ngộ đầy bi thương, khốn khổ:

"Nặng nề những nỗi phu phenTan tác cả nghề canh cửi".Những tội ác của quân Minh không sao kể hết bởi lẽ:"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.Lẽ nào trời đất dung tha,Ai bảo thần nhân chịu được"?

Ngay cả trúc Nam Sơn, nước Đông Hải cũng không thể ghi hết tội ác và rửa sạch mùi dơ bẩn của quân xâm lược. Những hành động tàn ác, dã man của chúng khiến trời đất cũng không thể dung tha huống chi là con người. Câu hỏi tu từ cuối đoạn thứ hai đã nhấn mạnh thêm một lần nữa tội ác của kẻ thù. Chúng ta không thể nào tha thứ cho những kẻ đã tàn sát đồng bào, tàn hại cả cây cỏ thiên nhiên của đất nước mình.

Hình ảnh đối lập giữa những người dân đen vô tội bị bóc lột tàn bạo và kẻ thù vô nhân tính cùng giọng điệu cảm thương, đanh thép, lí luận sắc bén đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Hai đoạn đầu của bài cáo là bản cáo trạng hùng hồn tố cáo những hành động dã man của quân Minh. Đó là minh chứng tiêu biểu nhất cho sự khổ cực, áp bức, sự cướp bóc, bóc lột trắng trợn mà nhân dân ta phải gánh chịu trong suốt thời gian chúng "Gây binh kết oán trải hai mươi năm".

Phân tích đoạn 1 Bình ngô Đại cáo - Mẫu 2

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. Nhắc đến ông, chúng ta nhớ ngay đến tác phẩm nổi tiếng “Bình ngô đại cáo”. Đây được coi là áng thiên cổ hùng văn bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Nhan đề Bình Ngô đại cáo đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Bình có nghĩa là dẹp yên. Ngô ở đây chỉ giặc Minh. Đại cáo là bài cáo lớn mang dấu ấn trọng đại về những sự kiện lớn của đất nước. Ngay từ nhan đề đã gợi ra một tâm thế hào hùng.

Phân tích đoạn 1 bình ngô đại cáo để thấy tư tưởng nhân nghĩa là nội dung xuyên suốt cả bà thơ, được ông thể hiện rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc. Chúng ta có thể thấy ngay tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc được thể hiện ngay ở đoạn 1 của bài thơ.

Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở hai câu đầu.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo

Mở đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định đanh thép về định nghĩa tư tưởng nhân nghĩa. Theo phạm trù của Nho giáo, nhân nghĩa là chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý. Việc nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của các cuộc khởi nghĩa. Việc nhân nghĩa là vì con người, vì lẽ phải. Theo quan niệm của Nguyễn Trãi, kế thừa từ tư tưởng Nho giáo nhân nghĩa là “yên dân” – làm cho cuộc sống của người dân yên ổn, hạnh phúc. Lấy dân làm gốc là quy luật tất yếu bao đời nay. Đây luôn là hoài bão ước mơ mà cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi.

Việc nhân nghĩa còn có nghĩa là trừ bạo, giúp dân trừng trị những kẻ hành hạ, cướp bóc, bóc lột, mang lại bình yên, no ấm cho nhân dân. Nói rộng ra trừ bạo chính là chống lại giặc xâm lược. Tác giả đã nêu rõ ta là chính nghĩa, còn địch là phi nghĩa. Ông đã vạch trần sự xảo trá của giặc Minh trong cuộc xâm lược này. Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt, để mang đến cho nhân dân thoát khỏi cuộc sống lầm than, khổ cực, đem lại no ấm cho nhân dân.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc

8 câu thơ tiếp theo tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định giá trị của tự do bằng việc nhắc lại trang sử hào hùng của dân tộc ta một cách đầy vẻ vang, tự hào.

Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Tác giả dẫn chứng xác thực đầy thuyết phục. Nước Đại Việt ta đã hình thành từ trước với nền văn hiến đã có từ lâu đời, tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử. Ở đây tác giả dùng từ “xưng” để thể hiện sự tự hào, khẳng định chỗ đứng, vị thế của dân tộc ta.

Núi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khácTừ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lậpĐến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.

Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định lãnh thổ và chủ quyền độc lập, tác giả nhắc đến văn hiến, lịch sử, phong tục, tập quán và nhân tài đất nước. Như vậy, đây chính là những yếu tố mới để tạo thành một quốc gia độc lập. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ông khẳng định lãnh thổ “Núi sông bờ cõi đã chia”, không kẻ nào được xâm phạm, chiếm lấy. Hơn nữa, phong tục tập quán, văn hóa mỗi miền Bắc Nam cũng khác, không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được.

Đặc biệt khi nhắc đến các triều đại trị vì xây nền độc lập, tác giả đã đặt các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hàng với “Hán, Đường, Tống Nguyên của Trung Quốc vừa có ý liệt kê, vừa có ý đối đầu. Điều đó cho thấy lòng tự hào dân tộc mãnh liệt, ý thức về tự tôn, yêu nước cực kỳ lớn của tác giả. Và ở triều đại nào, thời nào thì hào kiệt đều có. Đây vừa thể hiện lòng yêu nước, tự hào vừa răn đe đối với quân xâm lược muốn thôn tính Đại Việt. Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mà còn thể hiện niềm tin sắt đá vào các thế hệ anh hùng hào kiệt, hiền tài quốc gia. Đặt vào trong bối cảnh lúc bấy giờ, điều đó phần nào cũng thể hiện sự mới mẻ, tiến bộ của thi hào Nguyễn Trãi.

Lưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.Việc xưa xem xét,Chứng cớ còn ghi.

Sau khi khẳng định chủ quyền dân tộc, thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc, nhà thơ đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ đi ngược lại với chân lý. Những dẫn chứng của ông từ các đời vô cùng thuyết phục. Lưu Cung là vua Nam Hán từng thất bại vì tham lam muốn thu phục Đại Việt; Triệu Tiết tướng của nhà Tống đã thua nặng khi cầm quân sang đô hộ nước ta, Toa Đô, Ô Mã… là các tướng của nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng tại nước ta khi cầm quân sang xâm lược… “Chứng cớ còn ghi”, không thể chối cãi được. Đây chính là lời cảnh cáo, răn đe đanh thép với chứng cớ đầy đủ, thuyết phục, rõ rành rành đối với kẻ phi chính nghĩa khi xâm phạm đến lãnh thổ của nước ta. Mượn lời thơ đanh thép, ông tuyên bố với kẻ thù: bất kỳ kẻ nào lăm le xâm chiếm bờ cõi Đại Việt đều sẽ phải gánh chịu thất bại ê chề. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo quy luật của tạo hóa.

Với giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, lý lẽ sắc bén, đanh thép và lối diễn đạt cân xứng, song đôi của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của nước Đại Việt.

Đoạn mở đầu của Bình ngô đại cáo như một khúc dạo đầu đầy hào sảng, hào hùng về chủ quyền Tổ quốc. Những vần thơ đanh thép, những dẫn chứng xác thực, lý lẽ chặt chẽ được nhà thơ đưa ra đã mang lại giá trị lớn về tinh thần dân tộc mạnh mẽ, về độc lập chủ quyền dân tộc, về tư tưởng lấy dân làm gốc, ắt sẽ chiến thắng… Bình ngô đại cáo là áng hùng thi được ví như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc. Qua những vần thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hiến của đất nước.

Phân tích đoạn 1 Đại Cáo Bình Ngô - Mẫu 3

Từ xưa cho đến nay, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố cho nền độc lập, cho chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta thì còn có hai áng thiên cổ hùng văn khác cũng được coi như là hai bản tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử. Đó là Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Ở mỗi một thời đại với những hoàn cảnh khác nhau, những cái nhìn khác nhau, song ta thấy ở mỗi một bản tuyên ngôn những giá trị về tư tưởng vô cùng tiến bộ và đúng đắn. Nếu như tác phẩm Nam quốc sơn hà đã khẳng định chắc chắn về chủ quyền lãnh thổ, bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh cho thấy quyền con người lớn lao thì Bình Ngô đại cáo lại là một khía cạnh khác. Đó là tư tưởng phải chăm lo cho muôn dân, yêu dân và dẹp trừ bạo loạn, để cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua đoạn 1 của tác phẩm.

Tác giả đã xem “nhân nghĩa" không chỉ là sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của con người mà còn nâng lên một ý nghĩa sâu sắc và khái quát hơn, “việc nhân nghĩa” ở đây chính là việc làm mà hành động vì nhân dân, mong nhân dân được yên bình, an ổn, được hưởng thái bình, hạnh phúc, ấm no. Việc nhân nghĩa là phải lo cho dân, cho nước, phải làm việc nghĩa trên lợi ích của nhân dân, lấy dân làm gốc, hành sự cũng vì dân. Vậy nên làm gì để đúng theo tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại lúc bấy giờ? Trước nhất là phải lo trừ bạo, phải lo diệt giặc xâm lăng “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", bờ cõi có yên, lãnh thổ có không còn bóng giặc xâm lăng thì nhân dân mới yên lòng mà lao động, mà sản xuất để phát triển đất nước. Đó là một tinh thần lớn, tinh thần dân tộc cao nhất, một tinh thần chính nghĩa xuất phát từ sự yêu thương và tấm lòng thiết tha cho con dân đất Việt.

Sau tư tưởng nhân nghĩa ấy, tác giả Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định nền văn hiến tốt đẹp được gây dựng từ bao đời của con người nước Việt:

"Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuTừ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"

Nước ta có truyền thống văn hiến từ xa xưa, nước ta có phong tục, tập quán riêng, nét đẹp của truyền thống, văn hóa được người Việt gây dựng từ bao đời “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần”. Không chỉ khẳng định nền văn hiến lâu đời trong niềm tự hào mà Nguyễn Trãi còn mạnh mẽ khẳng định sự bình đẳng, độc lập của con người, đất nước ta với các triều đại phương Bắc “Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Truyền thống đấu tranh đầy anh dũng, bất khuất của các triều đại Đinh Lý Trần Lê có thể sánh ngang với các triều đại Hán ,Đường, Tống, Nguyên. Đại Việt ta tuy nhỏ bé về lãnh thổ mà tinh thần không nhỏ, vẫn xưng vương, bờ cõi độc lập, mạnh mẽ, không chịu nhún mình dưới quyền uy kẻ khác, tấm lòng Đại Việt cũng vì thế mà rộng lớn biết bao. Đất Việt cũng có hào kiệt bốn phương, vang danh sử sách, nhân tài giỏi giang cả về mưu cơ, chiến lược, văn võ song toàn. Những yếu tố đó đã góp phần dựng xây nên một Đại Việt hùng hồn, trên mọi chiến trận luôn giành thắng lợi:

“Lưu Cung tham công nên thất bạiTriệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;Cửa Hàm tử bắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô MãViệc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi”

Trước sự xâm lăng ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù, tinh thần chiến đấu của Đại Việt ta nôi nỗi, quyết tâm hơn bao giờ hết, bao chiến công lẫy lừng, oanh liệt được Nguyễn Trãi kể ra chứa chan những cảm xúc tự hào. Những kẻ tự xưng lớn mạnh, huênh hoang tự đắc, làm điều phi nghĩa sau cùng cũng phải gặm nhấm lấy từng thất bại mà thôi, từ Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã, … đều phải nhận lấy những thất bại cay đắng. Qua câu thơ, tác giả Nguyễn Trãi cũng thể hiện được niềm tin vào sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa trước những hành động bạo tàn, vô nhân tính của kẻ thù. Cuối cùng, chính nghĩa mãi mãi là nguồn ánh sáng cao đẹp soi sáng con đường đấu tranh của dân tộc.

Đoạn thơ tuy ngắn mà không chỉ nêu lên được tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời mà còn khẳng định nền độc lập, tổng kết lại được những chiến công hào hùng của dân tộc. Ngôn ngữ đầy khảng khái, tứ thơ hùng hồn, mạnh mẽ cùng một trái tim lớn vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo - Mẫu 4

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó phải kể đến một số tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập… Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.

Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo” ý nói đến quân Minh, bọn gian tà chuyên đi bóc lột nhân dân. Bọn chúng thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ. “Yên dân”, “trừ bạo”, hai việc này tưởng như không liên quan đến nhau nhưng lại là hai yếu tố có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược, cụ thể là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân, gây ra bao tai hoạ.

Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuNúi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khác”Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lậpĐến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.

Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập.Nếu như 400 năm trước, trong Nam Quốc Sơn Hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác định được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia cùng độc lập dân tộc thì trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Đây chính là điểm sáng tạo cho thấy trí tuệ của Nguyễn Trãi. Ở mỗi một quốc gia, nền văn hiến ngàn năm không ai có thể nhầm lẫn được, cương thổ, núi, sông, đồng ruộng, biển cả đều được chia rõ ràng. Phong tục tập quán cũng như văn hoá mỗi miền Bắc, Nam cũng khác. Ở đây, Nguyễn Trãi nhấn mạnh cả Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được. Cùng với đó là từng triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền. Qua câu thơ, Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí, Trần” của ta ngang hàng với “ Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Trung Quốc , điều đó cho ta thấy, nếu không có một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không thể nào có sự so sánh cực kì hay và tinh tế như vậy. Cuối cùng chính là nhân tài, con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Tuy thời thế “mạnh, yếu từng lúc khác nhau” song hào kiệt thì đời nào cũng có, câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những kẻ nào, nước nào muốn thơn tính Đại Việt.

Từ năm yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ngoài ra , để nhấn mạnh tư cách độc lập của nước ta, tác giả còn sử dụng cách viết sánh đôi nước ta và Trung Quốc: về bờ cõi, phong tục - hai nước ngang bằng nhau, về triều đại-bốn triều đại cường thịnh của ta so với bốn triều đại của Trung Quốc cùng nhân tài thời nào cũng có đã chứng tỏ ta không hề thua kém chúng.

Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng sức thuyết phục lên gấp bội. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một – cũng như là bài cáo – chính là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất:

Vậy nên:Lưu Cung tham công nên thất bạiTriệu Tiết thích lớn phải tiêu vongCửa Hàm Tử bắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô MãViệc xưa xem xétChứng cứ còn ghi.

Nguyễn Trãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Cách liệt kê, chỉ ra dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, xác thực đã được công nhận bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Người đọc thấy ở đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới khi nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “cửa Hàm Tử”, “sông Bạch Đằng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược không biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triệu Tiết… thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm. Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia có độc lập, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào có ý muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo quy luật của tạo hóa.

Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

Phân tích Đại cáo Bình ngô đoạn 1 - Mẫu 5

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, bên cạnh bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn có hai áng thiên cổ hùng văn cũng được xem là hai bản tuyên ngôn cho nền độc lập, cho chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta - đó là Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Ở mỗi thời điểm cùng với hoàn cảnh khác nhau tác động đến, những góc nhìn khác nhau của mỗi tác giả thế nhưng tựu chung lại, những "bản tuyên ngôn" này đều thể hiện một tư tưởng đầy tiến bộ và đúng đắn. Nếu như ở Nam quốc sơn hà là một lời khẳng định chắc nịch về chủ quyền lãnh thổ, bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh lại thể hiện về quyền con người, quyền được hưởng độc lập, tự do mà không một thế lực nào có thể xâm phạm tới. Với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đặt vào đó tư tưởng phải chăm lo cho dân, yêu dân và gắng hết sức dẹp trừ bạo loạn để nhân dân có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng này của ông được thể hiện rõ ràng nhất ở đoạn đầu tiên của tác phẩm.

Ngay mở đầu tác phẩm, lý tưởng chủ đạo của toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi thể hiện một cách rõ ràng:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Hai mục tiêu chiến đấu cao cả và có ý nghĩa thiêng liêng nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đó chính là vì việc nhân nghĩa. Việc nhân nghĩa ấy lúc này chính là "yên dân" và "trừ bạo". Bởi được kế thừa tư tưởng từ Nho giáo, nhân nghĩa với Nguyễn Trãi chính là làm cho người dân có một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc. Lấy nhân dân làm gốc chính là một quy luật, là tài sản vô giá cũng như là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia - đây cũng chính là điều mà ông đã theo đuổi cả đời. Việc nhân nghĩa đó còn là trừ bạo, trừng trị những kẻ đã hành hạ, cướp bóc khiến nhân dân mất đi cuộc sống no ấm, rơi vào cảnh khốn khó lầm than. Hiểu rộng hơn, việc trừ bạo chính là hành động đứng lên chống lại những kẻ xâm lược bờ cõi quốc gia. Tác giả đã khẳng định một lần nữa ta là bên chính nghĩa, còn địch là những kẻ phi nghĩa và vạch trần sự xảo trá của chúng. Yên dân và trừ bạo tưởng chừng như là hai vấn đề chẳng liên quan tới nhau thế nhưng thực chất chúng đều là những vấn đề cần được giải quyết đồng thời cùng lúc, thống nhất với nhau bởi phải diệt trừ những kẻ tàn bạo, xâm lăng thì cuộc sống của nhân dân mới yên ấm được. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm này thực sự là một tinh thần lớn, một tinh thần chính nghĩa được xuất phát bởi một tình yêu thương và tấm lòng thiết tha mong cho những người dân nước Việt được sống trong sung túc, đủ đầy và hạnh phúc.

Tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi đã trở thành một lý tưởng xã hội, trở thành một chân lý đúng đắn suốt ngàn đời nay: phải chăm lo cho nhân dân thì cuộc sống, đất nước mới được bình yên. Tác giả không chỉ nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà đã đưa ra được điều cốt lõi và giá trị nhất của nó. Bên cạnh đó, nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi còn gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước và khẳng định tinh thần độc lập của dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuNúi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khácTừ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lậpĐến Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.

Nếu như ở Nam quốc sơn hà ra đời 400 năm trước, Lý Thường Kiệt chỉ nói tới lãnh thổ và chủ quyền độc lập để xác định các yếu tố của một quốc gia độc lập thì tới Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm các yếu tố về văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài - những yếu tố cần thiết nữa để tạo nên một quốc gia độc lập. Đây chính là một điểm sáng của sự sáng tạo cũng như tài năng của tác giả. Với mỗi quốc gia, nền văn hiến chính và một thứ không thể thay đổi, không thể xoá bỏ hay nhầm lẫn với bất kì một nơi nào. Nước Đại Việt cũng có một nền văn hiến từ rất lâu đời, núi sông bờ cõi cũng đã được phân chia rõ ràng và cũng có phong tục tập quán khác biệt. Nguyễn Trãi chỉ ra điều này bởi ông muốn nhấn mạnh rằng nước Đại Việt có những sự riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay trộn lẫn với bất kì một quốc gia hay nền văn hoá nào khác được. Ngoài ra, để lập luận của mình càng trở nên chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã đặt các triều Đại "Triệu, Đinh, Lý, Trần" ngang hàng với "Hán, Đường, Tống, Nguyên" ở Trung Quốc để cho người đọc thấy được sự tồn tại song song của các triều đại, một lần nữa khẳng định mạnh mẽ chủ quyền. Đây là một sự đối sánh vô cùng tinh tế, thể hiện tài năng cũng như một niềm tự hào dân tộc, niềm yêu nước mãnh liệt của đại thi hào của dân tộc. Một yếu tố quan trọng cuốc cùng mà ông nhắc tới chính là nhân tài để khẳng định rằng dù thời thế có đổi thay, khi yếu khi mạnh thế nhưng đấng hào kiệt thì lúc nào cũng có. Câu thơ ngắn gọn nhưng lại đanh thép, thể hiện sức mạnh con người của nước Đại Việt cũng như một lời nhắc nhở, răn đe với những kẻ có ý đồ muốn xâm chiếm nước ta. Với các yếu tố trên, tác giả đã khái quát một cách rõ nét nhất về một nền độc lập toàn diện của đất nước ta.

Ngay sau khi đưa ra và phân tích năm yếu tố của một quốc gia có độc lập chủ quyền, Nguyễn Trãi lại đưa ra thêm những bằng chứng đầy sức thuyết phục để khẳng định nền độc lập quốc gia, đó chính là sự thất bại của phương Bắc trong các cuộc chiến với mưu đồ xâm chiếm, đô hộ nước ta:

Vậy nên:Lưu Cung tham công nên thất bạiTriệu Tiết thích lớn phải tiêu vongCửa Hàm Tử bắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô MãViệc xưa xem xétChứng cứ còn ghi.

Tác giả đã tổng hợp lại những chiến tích đầy hiển hách, oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến để chống quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập của đất nước. Bằng việc liệt kê ra những chứng cứ đầy rõ ràng, thuyết phục cùng với những lời lẽ hào hùng, thể hiện sự tự tôn dân tộc chúng ta đã thấy được ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi cũng như sự căm thù với những kẻ lăm le xâm lược bờ cõi của ta. Chỉ với một đoạn thơ ngắn nhưng tác giả đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng Đại Việt là một quốc gia có đầy đủ những yếu tố của một quốc gia độc lập, tự chủ, chẳng hề có sự thua kém với bất kỳ quốc gia nào. Con người nước Đại Việt sẽ luôn đồng sức, đồng lòng đứng lên để chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc vì chính nghĩa, vì lẽ phải, vì một cuộc sống ấm no của nhân dân nên bất kể kẻ nào muốn xâm lược cũng sẽ phải chịu một kết quả thảm hại.

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một tác phẩm vừa mang tính hào hùng vừa có những cảm hứng trữ tình hiếm thấy ở một tác phẩm chính luận. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm Bình Ngô đại cáo nói chung có những giá trị vô cùng sâu sắc, có ý nghĩa đối với đất nước ta. Tác phẩm đã khẳng định nền độc lập, chủ quyền của đất nước cũng như cho người đọc hiểu thêm về chủ quyền lãnh thổ, tinh thần dân tộc của cha ông ta ngày trước để ngày càng bồi đắp lên lòng yêu nước, sự tự hào dân tộc trong mỗi người.

Phân tích Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Mẫu 6

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tộiDơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại rừng núi Lam Sơn - Thanh Hóa. Sau 10 năm chiến đấu gian lao và anh dũng, quân ta đã quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc.

Đầu xuân năm 1428, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo”, tổng kết những chiến công oanh liệt trong 10 năm kháng chiến và tuyên bố Đại Việt bước sang một kỉ nguyên mới “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.

Phần đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền vàn hiến rực rỡ lâu đời của Đại Việt. Nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều hướng về con người, về nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, đánh kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt lũ tham tàn, bạo ngược (trừ bạo), cứu nhân dân thoát khỏi chết chóc đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa.

Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước, cứu dân, vì độc lập của đất nước, vì tự do, hạnh phúc, hòa bình của nhân dân. Việc nhân nghĩa nên rất chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh vô địch để chiến thắng quân “cuồng Minh”.

“Đem đại nghĩa để tháng hung tànLấy chí nhân để thay cường bạo”.

Nhân dân ta giàu nhân nghĩa nên lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời, rực rỡ của Việt Nam. Nếu ở “Nam quốc sơn hà”, Lí Thường Kiệt chỉ mới nói đến sông núi nước Nam là nơi “Nam đế cư”, lãnh thổ thiêng liêng ấy đã được “định phận rõ ràng ở sách Trời”, thì ở “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đứng trên đỉnh cao thời đại “Bình Ngô” đã có một cái nhìn mới sâu sắc và toàn diện về đất nước, nhân dân Đại Việt:

“Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đà lâuNúi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cùng khácTừ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phươngTuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Nước Đại Việt đâu phải “man đi mọi rợ" mà rất đáng tự hào.Có nền văn hiến đã lâu, Có lãnh thổ, núi sông, bờ cõi, Có thuần phong mĩ tục, Có nền độc lập trải qua nhiều triều đại “xưng để một phương”,Có nhân tài hào kiệt.

Năm yếu tố ấy hợp thành đã tạo nên tầm vóc Đại Việt, sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược bành trướng của Thiên Triều, lập nên bao chiến công chói lọi.

“Lưu Cung tham công nên thất bạiTriệu Tiết thích lớn phải tiêu vongCửa Hàm Tử bắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”.

Giọng văn đĩnh đạc hào hùng. Lí lẽ sắc bén, đanh thép và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí, tự cường dân tộc cao độ.

Phần mở đầu đã góp phần thể hiện tuyệt đẹp giá trị tư tưởng và nghệ thuật của “Bình Ngô đại cáo”, bản tuyên ngôn độc lập, áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc.

Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Mẫu 7

Nhân nghĩa xưa nay vốn là một nội dung rất tích cực của Nho giáo. Đó là sự hi sinh, thương yêu và đùm bọc giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã định nghĩa “nhân nghĩa” rất lạ. Theo ông “nhân nghĩa” tức là phải yêu dân, phải lo đặt hạnh phúc của nhân dân lên hàng đầu và hãy chiến đấu vì hạnh phúc đó.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo

Rõ ràng đây là một mục đích cao đẹp: Chiến đấu cho nhân dân. Thế đấy, đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” giờ đây không còn là khái niệm mà phải biến nó thành hành động, thành “việc nhân nghĩa”.

Vì cái đích rất cụ thể là giải phóng đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than, không phải làm thân phận súc nô và có nguy cơ bị diệt chủng.

Tiếp theo bài cáo, Nguyễn Trãi đã cất giọng, khẳng khái xưng danh hiệu tên nước: “Như nước Đạ Việt ta từ trước” và khẳng định: “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đúng thế, đây là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có một nền văn hiến đã rất lâu đời, có những “phong tục” tập quán rất riêng không trùng lặp với bất cứ quốc gia nào khác, và quan trọng hơn nữa, đã bao thế kỉ qua, nó vẫn cứ tồn tại bình đẳng và đầy kiêu hãnh bên cạnh cách triều đại của các hoàng đế Trung Hoa.

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Vâng, nước Đại Việt đã bao đời nay vẫn hùng mạnh như thế. Tuy đất nước này chỉ là một quốc gia nhỏ bé thôi nhưng cũng dám xưng “đế” như ai, quyết không chịu làm “vương” dưới chân kẻ khác và còn là một quốc gia đầy “nhân nghĩa”.

Và sau cùng, Nguyễn Trãi đã rất hả hê khi nhắc lại những chiến công oanh liệt do những anh hùng hào kiệt nước Đại Việt lập nên. Ông như muốn cười vào mũi bọn phương Bắc – cái lũ đã xem nước ta như một quận huyện nhỏ của chúng, cái lũ chỉ tham công, thích lớn, thậm chí còn trắng trợn muốn làm cỏ nước Nam – thế mà lại thua te tua và thảm hại, thua hết sức nhục nhã mỗi khi giao chiến với nước Nam nhỏ bé ấy:

Lưu Cung tham công nên thất bạiTriệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;Cửa Hàm tử bắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô MãViệc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.

Phần một của bài cáo là một lời khẳng định hết sức tự hào và đầy khoa học về đất nước: Đây là một đất nước có nhân nghĩa, có một nền văn hiến hết sức lâu đời và nhờ lấy “nhân nghĩa” làm triết lí sống nên mới có được nền văn hiến lâu đời đến như vậy, mới đánh thắng được bọn xâm lược phương Bắc, những kẻ không có chút “nhân nghĩa” đó. Hơn nữa, qua phần một của bài cáo, ta còn cảm nhận được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với đất nước: Ông hết sức tự hào về non sông này và ông đã thể hiện niềm yêu nước thật mãnh liệt. Tấm lòng ấy chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhạt theo năm tháng và thời gian.

Phân tích đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 8

Nguyễn Trãi không chỉ là một bậc quân thần yêu nước mà ông còn có tài năng văn thư độc nhất vô song. Đặc biệt, trong gia tài văn học đồ sộ của thi hào, thì “Bình ngô Đại Cáo” vẫn được coi là “áng thiên cổ hùng văn” giữa dòng chảy lịch sử của thời đại. Dẫu qua bao nhiêu thế hệ vẫn lưu danh sử sách muôn đời. Đoạn thơ một trích trong “Bình ngô Đại Cáo” một lần nữa đã cho thấy sự mới mẻ, tiến bộ trong cách nhìn, cũng như quan niệm về độc lập, chủ quyền và những giá trị nhân văn cốt lõi cao đẹp của Nguyễn Trãi.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo”

“Nhân nghĩa” là tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt cả tác phẩm Bình ngô đại cáo, đó là tư tưởng yêu thương dân, mà rộng hơn là lòng thương người , đồng thời cũng là sự đề cao những hành động chính nghĩa, xả thân vì lý tưởng lớn, không vì quỷ kế hèn mọn mà chịu khuất phục. Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi được ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của đạo Phật, do đó mà thấm nhuần tính nhân văn và những chân giá trị truyền thống của dân tộc. Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi là “yên dân”, nghĩa là làm sao để nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, an lạc, thái bình, thịnh trị, không có chiến tranh loạn lạc xảy ra khắp nơi. Muốn được như thế, điều mà quân điếu phạt phải làm, cần phải nêu cao đó là “trừ bạo”. Chỉ khi diệt trừ các thế lực bạo tàn, đang lăm le xâm lược bờ cõi nước ta thì dân chúng may ra mới không phải chịu cảnh loạn lạc, tan tác thương vong và được sống trong yên ổn. Chỉ những gì xuất phát từ trái tim mới có thể “chạm đến hồn muôn người”, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi không gì hơn đã khiến độc giả cảm động bởi tấm lòng yêu thương dân đen con đỏ, một lòng vì nước, vì dân. Do đó, nó là chân giá trị được ngợi ca và truyền tụng bao thế hệ.

Từ những trở trăn khôn nguôi về việc nước tình dân, nhà thơ phóng chiếu cái nhìn của mình về vấn đề chủ quyền dân tộc, về độc lập, tự do của giang sơn:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có".

Trong đoạn thơ trên, một lần nữa thi hào Nguyễn Trãi khẳng định nền văn hiến lâu đời, khẳng định chiều dài lịch sử nghìn năm văn hiến của dân tộc, lập luận một cách hào sảng những chiến tích lừng lẫy của cha ông ta để góp phần giữ giang sơn vững chắc. Nếu như trước đó, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả Lý Thường Kiệt cũng khẳng định độc lập về chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc, nhưng dựa vào những chứng cứ sách lực siêu nhiên là “thiên thư”, phần nào có sự trừu tượng, xa xôi. Nhưng đến Nguyễn Trãi, ông đã lấy quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc để làm bảo chứng, do đó vô cùng thuyết phục, gần gũi, mà rất đỗi thiêng liêng cao cả. Đồng thời, việc đặt ngang hàng nước ta với các nước phương Bắc phần nào giúp ta thấy được niềm tự hào, vẻ vang của chiều dài lịch sử dân tộc. Đặc biệt, trong đoạn thơ này, Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mà còn thể hiện niềm tin sắt đá vào các thế hệ anh hùng hào kiệt, hiền tài quốc gia, đặt vào trong bối cảnh lúc bấy giờ, đó phần nào cũng thể hiện sự mới mẻ, tiến bộ của thi hào Nguyễn Trãi.

Để tiếp tục khẳng định những chiến tích hào sảng của dân tộc, nhà thơ tiếp tục đưa ra một loạt dẫn chứng thép khẳng định đanh thép, người đã nhắc lại nhiều chiến thắng lừng lẫy của nước Đại Việt như một lời khẳng định sự thất bại thảm hại của kẻ thù:

"Lưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.Việc xưa xem xét,Chứng cớ còn ghi".

Thất bại đấy của quân địch không chỉ thể hiện tham vọng cuồng vọng của quân địch, phải chuốc lấy tiêu vong, mà còn phần nào thể hiện khí thế hào hùng, tầm vóc lớn lao của anh hùng dân tộc. Đồng thời, nó giống như một bản bảo chứng hùng hồn, đanh thép cho những kẻ muốn lăm le xâm lược đất nước ta, rằng chúng chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong. Cách dùng những dẫn chứng mang tính liệt kê dồn dập phần nào giúp ta thấy được mạch khí thế oai phong, lẫm liệt, niềm tự hào vang dội của người viết bài cáo.

Đại cáo Bình Ngô, giống như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai đầy hào sảng của dân tộc Đại Việt. Đoạn thơ một vừa mở đầu như một khúc hùng ca hân hoan, vang vọng chiến công, chiến tích lẫy lừng để đanh thép buộc tội quân giặc man rợ ở phía sau.

Từ khóa » Triệu Tiết Thích Lớn Phải Tiêu Vong