Phân Tích đồng Thời Paracetamol Và Caffein Trong Dược Phẩm Bằng ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Phân tích đồng thời paracetamol và caffein trong dược phẩm bằng phương pháp HPLC
  • pdf
  • 71 trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Ngọc Hưng. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh. TP.HCM – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Ngọc Hưng. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trinh. TP.HCM – 2013 LỜI CÁM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Ngọc Hưng vì đã giao cho em đề tài nghiên cứu này. Cám ơn thầy vì đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ em trong suốt thời gian nghiên cứu. Em cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô ở phòng thí nghiệm bộ môn phân tích đã giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận. Cám ơn gia đình, tất cả bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần, nguồn động viên cho em trong những lúc khó khăn. Một lần nữa xin cám ơn tất cả mọi người. Kính chúc thầy cô, tất cả bạn bè và gia đình thật nhiều sức khỏe. TP. HCM, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Trinh MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... i MỤC LỤC....................................................................................................... iv MỤC LỤC....................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. vii KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) ..... 3 1.1.1. Giới thiệu .............................................................................................. 3 1.1.2. Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống HPLC ............................................... 3 1.1.3. Nguyên tắc của quá trình sắc kí trong cột ............................................. 5 1.1.4. Các đại lượng đặc trưng ........................................................................ 7 1.1.5. Định lượng bằng HPLC ...................................................................... 13 1.2. Paracetamol [3, 4] .................................................................................. 15 1.3. Caffein [3, 4] .......................................................................................... 19 1.4. Các phương pháp phân tích paracetamol ............................................... 20 1.5. Các phương pháp phân tích caffein ....................................................... 21 1.6. Các phương pháp xác định đồng thời paracetamol và caffein ............... 21 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM .................................................................... 24 2.1. Hóa chất, dụng cụ................................................................................... 24 2.1.1. Hoá chất .............................................................................................. 24 2.1.2. Dụng cụ, thiết bị .................................................................................. 25 2.2. Thực nghiệm .......................................................................................... 26 2.2.1. Khảo sát điều kiện tối ưu .................................................................... 26 2.2.2. Phân tích mẫu dược phẩm .................................................................. 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ- THẢO LUẬN ..................................................... 32 3.1. Khảo sát điều kiện tối ưu ....................................................................... 32 3.1.1. Khảo sát thành phần pha động ............................................................ 32 3.1.2. Khảo sát tốc độ pha động .................................................................... 34 3.2. Phân tích mẫu dược phẩm ...................................................................... 36 3.2.1. Khảo sát khoảng tuyến tính ................................................................. 36 3.2.2. Ứng dụng quy trình phân tích vào một số mẫu dược phẩm ................ 40 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ........................................................ 44 4.1. Kết luận .................................................................................................. 44 4.2. Đề nghị ................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45 .............................................................................................................................. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Sự phụ thuộc của thơi gian lưu, chiều cao pic sắc kí vào tỉ lệ của methanol trong pha động ........................................................................................ 32 Bảng 3.2.Mối quan hệ giữa tốc độ pha động và chiều cao pic sắc kí .................... 34 Bảng 3.3. Sự phụ thuộc của chiều cao pic sắc kí vào nồng độ của paracetamol ... 37 Bảng 3.4.Sự phụ thuộc của chiều cao pic sắc kí vào nồng độ của caffein ............. 38 Bảng 3.5.Diện tích pic thu được sau mỗi lần lọc ................................................... 39 Bảng 3.6. Kết quả phân tích các mẫu dược phẩm .................................................. 40 Bảng 3.7. Kết quả phân tích hàm lượng paracetamol và caffein trong 2 viên thuốc Panadol Extra .......................................................................................................... 42 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1.Sơ đồ hệ thống HPLC ................................................................... 5 Hình 1.2.Sơ đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các lực rửa giải ........................ 6 Hình 1.3.Quá trình tách sắc kí của các chất ................................................. 6 Hình 1.4.Thời gian lưu trong HPLC ............................................................ 7 Hình 1.5.Giản đồ về sự tách hai pic sắc kí A và B .................................... 11 Hình 1.6.Phương trình đường cong Van Deemter .................................... 12 Hình 1.7.Mối quan hệ H = f(C) và S = f(C)............................................... 13 Hình 3.1.Sắc kí đồ của paracetamol và caffein khi khảo sát pha động ..... 31 Hình 3.2. Sắc kí đồ hỗn hợp paracetamol và caffein với pha động là methanol .................................................................................................... 32 Hình 3.3. Sự phụ thuộc của chiều cao pic sắc kí vào tốc độ pha động ...... 34 Hình 3.4. Đường chuẩn của paracetamol ................................................... 37 Hình 3.5.Đường chuẩn của caffein ............................................................ 38 Hình 3.6. Sắc kí đồ của các mẫu thuốc ...................................................... 41 KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT C Nồng độ H Chiều cao pic HPLC Sắc kí lỏng hiệu năng cao RP – HPLC Sắc kí hấp phụ pha đảo S pic Diện tích pic sắc kí STT Số thứ tự tR Thời gian lưu UV Tử ngoại V Thể tích VIS Khả kiến m Khối lượng MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe của con người ngày càng được chú trọng. Chính vì thế mà các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người ngày càng được quan tâm. Paracetamol và caffein là thành phần phổ biến có trong hầu hết các loại thuốc giảm đau, hạ sốt trên thị trường hiện nay. Paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và được xếp vào nhóm thuốc không cần kê đơn. Ngoài tác dụng làm giảm cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, caffein còn có khả năng gây co mạch, làm giảm cường độ và thời gian đau. Do vậy, khi được phối hợp với paracetamol, caffein không những làm tăng hiệu quả giảm đau của thuốc mà còn giúp người bệnh tỉnh táo. Tuy nhiên việc sử dụng một cách tùy tiện hoặc lạm dụng quá mức các loại thuốc chứa paracetamol và caffein có thể gây ra những triệu chứng, các tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều kỹ thuật phân tích mới và hiện đại đã được áp dụng vào việc phân tích, xác định hàm lượng của chúng nhằm kiểm soát chất lượng của các sản phẩm, đảm bảo an toàn và sức khỏe của người sử dụng. HPLC là một trong những phương pháp phân tích hiện đại, chính xác và nhanh chóng để phân tích hàm lượng của các loại thuốc đa thành phần đang được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế. Tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu xác định thành phần của paracetamol và caffein trong dược phẩm sử dụng phương pháp quang phổ UV-VIS, quang phổ đạo hàm, HPLC,… Trong đó, các phương pháp quang phổ UV-VIS, quang phổ đạo hàm thường được dùng để xác định đồng thời paracetamol và caffein. Trong khi đó, HPLC thường chỉ dùng để xác định từng chất riêng rẽ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Xác định đồng thời hàm lượng paracetamol và caffein trong một số dược phẩm bằng phương pháp HPLC” với mong muốn tìm ra một phương pháp nhanh, hiệu quả và phù hợp với điều kiện nghiên cứu của phòng thí nghiệm với hai mục tiêu: Trang 1 • Xây dựng điều kiện phân tích đồng thời paracetamol và caffein bằng phương pháp HPLC sử dụng detector UV-VIS. • Áp dụng phương pháp này để định lượng paracetamol và caffein trong một số dược phẩm thông dụng. Trang 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) 1.1. 1.1.1. Giới thiệu Sắc kí là quá trình tách dựa trên sự phân bố liên tục của các cấu tử chất phân tích lên hai pha: một pha thường đứng yên, có khả năng hấp thu chất phân tích gọi là pha tĩnh,một pha di chuyển qua pha tĩnh gọi là pha động; do các cấu tử chất phân tích có ái lực khác nhau với pha tĩnh, chúng di chuyển với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau. Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) là một phương thức của phép sắc kí.Kỹ thuật phân tích HPLC bao gồm hai nhóm: sắc kí lớp mỏng áp suất cao (HPTLC) và sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Trong nhóm HPLC, tùy theo bản chất của quá trình sắc kí của pha tĩnh trong cột tách mà người ta chia thành: − Sắc kí phân bố (PC) của chất tan giữa hai pha không tan (trộn) vào nhau. − Sắc kí hấp phụ pha thường (NP-HPLC). − Sắc kíhấp phụ pha ngược hay pha đảo (RP- HPLC). − Sắc kí trao đổi ion (IEX-HPLC) và cặp ion (IP-HPLC). − Sắc kí rây phân tử (FG-HPLC). 1.1.2. Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống HPLC Hệ thống trang bị của kỹ thuật HPLC, về cơ bản (đơn giản và đủ để làm việc được theo kỹ thuật HPLC) bao gồm 5 bộ phận chính sau đây: a) Bơm cao áp: Để bơm pha động vào cột tách, thực hiện quá trình sắc kí, rửa giải chất tan ra khỏi cột sắc kí. Bơm phải điều chỉnh được áp suất (0 – 400 bar) để tạo ra được những tốc độ nhất định của pha động qua cột tách phù hợp cho quá trình sắc kí, phải có tốc độ nằm trong vùng 0,5 – 3 ml/phút. b) Van bơm mẫu: Để bơm mẫu phân tích vào cột tách theo những lượng mẫu nhất định không đổi trong một quá trình sắc kí. Đó là các van 6 chiều có chứa vòng mẫu có thể tích xác Trang 3 định (20, 50 hay 100µl).Van 6 chiều chỉ có một vòng mẫu, nhưng van 10 chiều thì có 3 vòng mẫu. c) Cột tách: Cột tách là cột chứa pha tĩnh, trái tim của quá trình tách sắc kí. Nó là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả sự tách sắc kí của một hỗn hợp chất mẫu. Cột tách có nhiều cỡ khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ sắc kí. Nói chung, các cột tách phân tích thường có kích thước chiều dài từ 10 – 25 cm; đường kính trong thường từ 2 – 5 mm. d) Bộ phận phát hiện chất phân tích: Đây thường là các loại detector dựa theo các tính chất của chất phân tích. Một số detector thông dụng như: − Detector hấp thụ quang phân tử,vùng phổ UV-VIS. − Detector nguyên tử phát xạ (AES) hay hấp thụ nguyên tứ (AAS). − Detector huỳnh quang phân tử. − Detector điện hoá (đo dòng, cực phổ, độ dẫn, điện lượng). − Detector chiết suất. − Detector đo độ dẫn nhiệt. − Detector diode phát quang và diode mảng. − Detector phổ khối lượng. Tất nhiên phải tuỳ theo chất phân tích mà chọn loại detector nào cho phù hợp để đạt được độ nhạy cao khi phát hiện các chất, cũng như khi định lượng chúng. Trong các loại trên, thì detector hấp thụ quang phân tử vùng phổ UV hay UV-VIS hiện nay đang được dùng phổ biến nhất vì nó thích hợp cho nhiều loại chất và lại không quá đắt. e) Bộ phận hiển thị kết quả: Bộ phận hiển thị kết quả có nhiều loại, nhưng đơn giản và phổ biến nhất là các máy tự ghi (recorder) để ghi tín hiệu đo dưới dạng các pic của các chất, rồi đến bộ tích phân kế (intergrator), sau đó máy tính và máy in kèm theo để xử lý kết quả và in kết quả. Trang 4 Đó là 5 bộ phận chính cần thiết tối thiểu phải có của một hệ thống máy HPLC. Những hệ thống máy HPLC hoàn chỉnh, hiện đại, ngày nay còn có thêm: − Bộ chương trình gradient dung môi (pha động). − Bộ bơm mẫu tự động và pha loãng mẫu. − Bộ gia nhiệt và ổn nhiệt độ cho cột tách sắc kí. − Máy tính và các chương trình (phần mềm) điều khiển toàn bộ hệ thống HPLC và xử lý kết quả tách, in kết quả tách. injector Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống HPLC. 1.1.3. Nguyên tắc của quá trình sắc kí trong cột Trong quá trình sắc kí các phân tử chất tan luôn phân bố qua lại giữa hai pha trong khi pha động luôn chảy qua cột tách với một tốc độ nhất định. Mặt khác, do cấu trúc và tính chất của mỗi phân tử chất tan là khác nhau nên tốc độ dịch chuyển trung bình của mỗi chất tan là khác nhau trong quá trình di chuyển từ đầu cột đến cuối cột sắc kí. Khi ở trong pha động, phân tử chất tan dịch chuyển theo tốc độ của pha động; khi ở trong pha tĩnh, phân tử chất tan bị giữ lại. Như vậy sẽ có một thời gian nhất định chất tan bị lưu giữ lại trong cột sắc kí. Vì vậy, trong quá trình sắc kí, có chất bị lưu giữ lâu trên cột, có chất tan ít bị lưu giữ. Quyết định hiệu quả của sự tách sắc kí ở đây là tổng của các mối tương tác: Trang 5  Giữa chất phân tích và pha tĩnh (F 1 ).  Giữa chất phân tích và pha động (F 2 ) .  Giữa pha tĩnh và pha động (F 3 ) . Hình 1.2.Sơ đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các lực rửa giải. Tổng của 3 tương tác này sẽ quyết định chất nào được rửa giải ra khỏi cột trước. Đối với mỗi chất,sự lưu giữ được qui định bởi ba lực F 1 , F 2 , F 3 . Trong đó F 1 và F 2 giữ vai trò quyết định, còn F 3 là yếu tố ảnh hưởng không lớn. Ở đây F 1 là lực giữ chất phân tích trên cột, F 2 là lực kéo của pha động đối với chất phân tích ra khỏi cột. Như vậy với các chất khác nhau thì F 1 và F 2 là khác nhau. Kết quả là các chất khác nhau sẽ di chuyển trong cột với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau khi ra khỏi cột (như hình dưới đây). Hình 1.3.Quá trình tách sắc kí của các chất. Trang 6 1.1.4. Các đại lượng đặc trưng 1.1.4.1. Thời gian lưu Các chất tan trong hỗn hợp mẫu phân tích, khi được nạp vào cột sắc kí sẽ bị lưu giữ ở trong cột tách (trên pha tĩnh) theo một thời gian nhất định. Thời gian lưu là thời gian tính từ lúc bắt đầubơm mẫu vào cột cho tới khi pic đạt giá trị cực đại. Như vậy nếu gọi t Ri là thời gian lưu tổng cộng của chất tan i thì chúng ta luôn có: t Ri = ( t o + t′ Ri ) Trong đó: + t o là thời gian không lưu giữ ( thời gian chất tan nằm trong pha động ) + t′ Ri là thời gian lưu giữ thực của chất i ở trong cột sắc kí (thời gian lưu hiệu chỉnh) Nếu t o = 0 thì ta sẽ có t Ri = t′ Ri . Trường hợp này chỉ có khi t Ri là rất nhỏ (thường là khi t Ri nhỏ hơn 4 phút). Hình 1.4. Thời gian lưu trong HPLC. Giá trị t′ Ri của một chất tan trong quá trình sắc kí là phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như:  Bản chất sắc kí của pha tĩnh, kích thước, độ xốp, cấu trúc xốp.  Bản chất, thành phần, tốc độ của pha động. Trang 7  Cấu tạo và bản chất của phân tử chất tan, các nhóm thế.  Trong một số trường hợp còn phụ thuộc cả vào pH của pha động, nồng độ chất tạo phức nếu các yếu tố này có ảnh hưởng đến các cân bằng động trong quá trình sắc kí. Giá trị thời gian lưu t′ Ri có ý nghĩa rất lớn trong thực tế của kỹ thuật sắc kí. Vì nó cho ta biết các chất tan (chất phân tích) trong hỗn hợp mẫu được rửa giải ra như thế nào trong các điều kiện thí nghiệm và một hệ pha đã chọn. Đồng thời đó cũng là đại lượng để chúng ta phát hiện định tính một chất. Mặt khác, trong một hệ sắc kí chúng ta còn có: t Ri = L / u i (1.1) to (1.2) = L / uo t Ri = t o ( 1 + k′ i ) (1.3) Trong đó u i và u o là tốc độ tuyến tính của pha động; k i ′ là hệ số dung lượng của chất tan i; L là chiều dài của cột sắc kí. 1.1.4.2. Hệ số phân bố Quá trình tách sắc kí của các chất là dựa trên cơ sở sự phân bố của chất tan giữa pha động và pha tĩnh xảy ra liên tục trong quá trình sắc kí. Sự phân bố này được đặc trưng bởi mộtđại lượng gọi là hệ số phân bố K i của chất i. Hệ số này được định nghĩa là tỷ số nồng độ của chất tan i ở trong pha tĩnh và pha động và nó được tính theo công thức: 𝐾= 𝐶𝑖𝑆𝑃 𝐶𝑖𝑀𝑃 (1.4) Trong đó C iSP và C iMP là nồng độ của chất tan i trong pha tĩnh và pha động. Hệ số K i cho ta biết khả năng phân bố của chất i như thế nào trong mỗi pha (pha động và pha tĩnh). 1.1.4.3. Hệ số dung lượng Hệ số dung lượng k’cho ta biết tỷ số khối lượng của chất tan i phân bố vào trong mỗi pha là bao nhiêu. 𝑘′𝑖 = 𝑚𝑆𝑃 𝑚𝑀𝑃 (1.5) Trang 8 Mối quan hệ giữa hệ số dung tích k i ′ và hệ số phân bố K i thể hiện qua phương trình sau: 𝑘′𝑖 = 𝐾𝑖 . 1.1.4.4. Hệ số tách α 𝑉𝑆 (1.6) 𝑉𝑀 Hệ số tách α (hay còn gọi là thời gian lưu tương đối của hai chất A và B) là đại lượng đánh giá khả năng tách hai chất bằng phương pháp sắc kí. Nó phụ thuộc vào hệ số phân bố và là tỉ số của hệ số phân bố của hai chất. 𝛼= 𝐾𝐴 𝐾𝐵 𝑘′𝐴 = 𝑘′𝐵 = 𝑡′𝑅𝐴 𝑡′𝑅𝐵 (1.7) Điều kiện cần thiết để hai chất A, B tách khỏi nhau là α ≠ 1 1.1.4.5. Số đĩa lý thuyết N Theo lý thuyết đĩa, để đặc trưng cho một cột tách sắc kí, người ta dùng khái niệm số đĩa N. Đây là một đại lượng, về hình thức, có thể coi mỗi đĩa trong cột sắc kí như là một lớp chất nhồi có chiều cao (bề dày) là H. Tất nhiên đây là lớp có tính chất động, và bề dày H của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: - Đường kính của hạt pha tĩnh, hình dạng và kiểu hạt tròn hay mảnh. - Độ xốp, kích thước lỗ xốp của hạt pha tĩnh. - Bản chất, cấu trúc phân tử của chất tan (chất phân tích). - Tốc độ và thành phần của pha động trong quá trình sắc kí. - Độ nhớt của pha động. Vì thế với một hệ nhất định và trong những điều kiện sắc kí đã chọn, thì chiều cao H cũng có những giá trị xác định ứng với các chất tan. Chiều cao lí thuyết H và số đĩa lí thuyết N được xác định theo công thức: 𝐻= 𝑁= 𝐿 𝐻 𝐿 16 ( 𝑊𝑖 2 ) 𝑡𝑅𝑖 = 16. ( 𝑡𝑅𝑖 𝑊𝑖 (1.8) )2 (1.9) Trong đó W i là chiều rộng đáy pic sắc kí và t Ri là thời gian lưu của chất i. Trong thực tế của quá trình sắc kí, thì số đĩa hiệu dụng N ef và chiều cao hiệu dụng H ef của một cột sắc kí mới là đại lượng giúp ta đánh giá đúng được khả năng của Trang 9 một cột tách và hiệu quả của nó là như thế nào, tốt hay không tốt trong mỗi trường hợp cụ thể. 𝐻𝑒𝑓 = 𝐿 16 ( 𝑊𝑖 𝑡𝑅𝑖 −t0 𝑁𝑒𝑓 = 16. ( )2 𝑡𝑅𝑖 −t0 𝑊𝑖 )2 (1.10) (1.11) Nếu giá trị N ef là quá nhỏ thì không có sự tách tốt của các chất, hoặc sự tách không hoàn toàn.Nhưng nếuN ef là quá lớn thì cũng không cần thiết. Vì khi đó pic sắc kí của các chất tách xa nhau quá và việc rửa giải là tốn nhiều pha động. 1.1.4.6. Độ phân giải R Độ phân giải nói lên mức độ tách các cấu tử khỏi nhau trong một phép sắc kí. Hai cấu tử A và B được tách khỏi nhau càng triệt để khi độ phân giải càng cao. Độ phân giải được tính theo công thức sau: R AB = 2.(tRB −tRA ) WA + W B (1.12) Nếu R càng lớn thì hai chất A và B càng tách ra xa nhau, khi này giữa hai pic sẽ có một đoạn đường nền nằm ngang theo trục hoành của biểu đồ sắc kí. Song nếu đoạn đường nền này dài quá thì cũng không cần thiết. Vì như thế ta tốn nhiều dung môi (pha động) để rửa giải các chất hơn. Do đó giá trị R chỉ vừa đủ để tách hoàn toàn hai chất ra khỏi nhau là tốt. Nghĩa là chỉ cần hai pic vừa tách ra khỏi hẳn nhau dứt khoát là được. Trang 10 a) b) c) Hình 1.5. Giản đồ về sự tách hai pic sắc kí A và B a) Tối thiểu để có sự tách. b) Đủ để hai chất tách khỏi nhau. c) Hai chất tách xa hẳn nhau. 1.1.4.7. Phương trình Van Deemter Phương trình Van Deemter thể hiện mối quan hệ giữa chiều cao H của một đĩa và tốc độ tuyến tính của pha động u. Phương trình Van Deemter được viết như sau: Trong đó: 𝐻 =𝐴+ 𝐵 + [𝐶𝑆 + 𝐶𝑀 ]𝑢 𝑢 + A: hệ số mô tả ảnh hưởng của sự khuếch tán xoáy đến H. + B: hệ số khuếch tán dài. + C S và C M : hệ số chuyển khối của pha tĩnh và pha động. Nếu biểu thị các đường biểu diễn tổng cộng trong quan hệ của H với u thì chúng ta có được đường cong Van Deemter. Trang 11 Hình 1.6. Phương trình đường cong Van Deemter. Hệ số A phụ thuộc vào đường kính hạt nhồi d p trong pha tĩnh; cách chúng được nhồi trong cột hoặc được phủ trên bản mỏng được biểu diễn qua λ (hệ số nạp cột) phụ thuộc vào độ đồng thể của chất nhồi, dạng hình học và kích thước của cột: A = 2.λ.d p (1.13) Hệ số B chỉ ra cho ta ảnh hưởng của hệ số khuếch tán D M của chất tan ở trong pha động theo hướng chiều dài của cột. B = 2γ. D M (1.14) Trong đó: + D M : hệ số khuyếch tán của chất tan ở trong pha động theo hướng chiều dài của cột. + γ: hằng số đặc trưng cho sự khuếch tán trong một đơn vị thời gian và trong điều kiện cột nạp tốt thì giá trị γ hầu như bằng 1. Hệ số C tỉ lệ thuận với tốc độ pha động và ảnh hưởng đáng kể đến đường cong H – u. Hệ số C M và C S được tính theo công thức sau: C M = ϕ.(d p )2 / D M (1.15) C S = k . ρ2 / D S (1.16) Trang 12 Tải về bản full

Từ khóa » định Lượng Caffein Uv Vis