Phân Tích Hình Tượng Người Dân Trong Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

BÀI LÀM

Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, một ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc. Nhắc về ông, ta không những nhỞ đến tác phẩm nổi tiếng Truyện Lục Vân Tiên, mà còn luôn khâm phục ông với tư cách là một sĩ phu yêu nước. Nguyễn Đình Chiểu với khúc ca hùng tráng Văn tế nglũa sĩ cần Giuộc đã thực sự tạo nên một cơn sóng ngầm

mãnh liệt thúc đẩy phong trào chống Pháp lúc chúng vừa mới đặt chân đến bờ cõi nước ta cách đây gần một trăm năm mươi năm. Đặc biệt, bài văn tế đã khắc họa thành công hình tượng người nông dân nghĩa sĩ cần Giuộc đã kế thừa truyền thống quật khởi, ngoan cường và nồng nàn tình yêu nước của cha ông xưa, họ đã góp phần làm sáng chói trang sử đánh giặc của dân tộc ta.

Bài văn tế này là một tác phẩm có giá trị rất lớn trong số những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiêu. Đến mức Tùng Thiện Vương - Miên Thẩm đánh giá ngang hàng với ‘Quốc ngữ ‘ của Tả Minh Khâu, với ‘Quốc thương ‘ của Khuất Nguyên thời Đông Chu bôn Trung Quốc. Hơn thế nữa, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng đặt bài văn này ngang hàng với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rằng: ‘Một hên là bài ca về người anh hùng chiến thắng, một bên là bài ca về người anh hùng thát thế nhưng vẫn hiên ngang ‘. Có thể xem Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là ‘ngôi đền thiêng ‘ bất khả xâm phạm.

Quả thật là như vậy, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc trước hôt là một tiếng khóc cao cả: Khóc cho đất nước, cho nhân dân trong ‘cơn bân loạn ‘. Khóc cho vong linh của những nghĩa sĩ cần Giuộc đã anh dũng hy sinh vì vận mệnh đất nước. Cao cả vì đây là tiếng khóc bi thương nhưng không bi lụy, cao cá vì khóc cho những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, cao cả vì tiếng khóc ấy đã hòa vào núi sông thành khúc ca bi tráng và hào hùng về truyền thống đánh giặc của dân tộc ta.

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền Lòng dân trời tỏ.

Cáu mở đầu ngắn gọn nhưng đã phác họa lại được bôi cảnh một thời đại mà các nhà sử học gọi là ‘đau thương nhưng anh hùng ‘. Đất nước đang lâm vào cảnh tang tóc đau thương, nhân dân ta phải dùng lực lượng tinh thần để đối phó với lực lượng vật chất mạnh hơn rất nhiều lần. Vê của câu văn gợi lên sự nhức nhôi về phương diện lịch sử: ‘súng giặc dứt rền ‘. Lời văn như vẽ lên trước mắt ta những hình ảnh điểu linh do tội ác của giặc Pháp gây nên:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

(Chạy giặc)

Còn tan tác hơn thế nữa khi những em thơ lơ xơ, dáo dác bỏ nhà chạy trong làn tên mũi đạn:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất Ổ bầy chim dáo dác bay.

(Chạy giặc)

Đất đai dường như có linh hồn ‘đất rền ‘ như cơn đau quặn thắt phải quằn quại rên xiết, cũng lồng lộn căm hờn dưới gót giàv tàn bạo. Câu văn đang sôi động, chợt nhiên như sững lại, lắng xucíng đầy chất tự sự: Lòng dân trời tỏ.

Giá trị thiêng liêng được nhấn mạnh. ‘Trời tỏ ‘ là khẳng định sự chính nghĩa: sống vì người khác, hy sinh cho người khác, ở đây, ta chợt bắt gặp một tư tưởng tiến bộ đến kinh ngạc của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho đã từng quen sống với nề nếp của cửa Khổng sân Trình, nhưng lại vượt ra khỏi cái khung tư tưởng cổ xưa, tác giả đã tỏ ra quan tâm đến người dân đen, chú Ý đến cái ‘lòng ‘ của họ bằng những tình cảm trân trọng và hiểu biết sâu sắc về sự hy sinh của họ.

Ở đây, ta bắt gập cặp phạm trù ‘còn ‘, ‘mất ‘:

Mười năm công vỡ ruộng, chưa át còn danh nổi tợ phao Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.

‘chưa chắc còn ‘, ‘tuy là mất ‘, nó vừa gợi lên thân phận của những mảnh đời khốn khó vừa gựi lên chí khí vì đại nghĩa của chính những con người bình dị chân quê ấy. Cách nói phủ định nhưng đã khẳng định được cái nhìn của tác giả đề cao một nhân sinh quan ‘chết vinh hơn sống nhục ‘, đề cao hành động ‘vị quốc vong thân ‘ và rõ ràng tiếng thơm của họ, hành động của họ, tiếng binh khí thô sơ dạo nào đã hòa vào hồn thiêng sông núi, tạo khúc vọng thanh thành bài ca bất tử về những anh hùng, đã làm hồng thêm trang sử đánh giặc của dân tộc ta.

ơ đây hình tượng người nông dân, hay nói đúng hơn là những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã được khắc họa một cách sinh động, một thứ sinh động về cái cơ cực, lầm than, sinh động từ trong cái ban chất bình dị vốn dĩ muôn đời nay của họ. Thực ra, trước cụ Nguyễn Đình Chiểu, đã nhiều người cũng thấy nỗi cơ cực, lầm than của người nỏng dân. Nguyễn Trãi cũng là đấng vĩ nhân hiếm có của lịch sử dân tộc, còn đối với Nguyễn Đình Chiểu thì đây là lần đầu tiên nông dân Việt Nam được bước vào văn học thành văn với tư thế. đường hoàng, đỉnh đạc, mang tầm vóc và vỏ đẹp có thực của mình. Nguyễn Đình Chiếu đã xuất sắc khi dựng thành công về tượng đài nghệ thuật mang chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.

Vượt ra khỏi những ước lệ xưa cũ, người nghĩa sĩ cần Giuộc xuất hiện mới chân chất làm sao, rõ ràng ta thấy họ đúng là những dân ấp dân lân, lam lũ.

Cui cút làm ăn Toanlo làm khó.

Đó là những nông dân quanh năm một nắng hai sương với ruộng đổng, dù nghèo khổ nhưng vẫn bình yên trong những lũy tre làng mộc mạc, họ chưa hề có khái niệm ‘trường nhung ‘, ‘cung ngựa ‘.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu Ở trong làng bô.

Thế mả, kv lạ thay khi giặc Pháp đen xâm lược quê hương, thì những con người bình dị kia lại chợt nhiên hóa phi thường, nhưng ngôn ngữ của họ sao mà gần gũi thân quen quá vậy.

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Ba năm trôi qua, kể từ ngày quân Pháp nã phát pháo đầu tiên tại

cảng Đà Nẵng (1858). Ba năm ấy, dân chúng Nam Bộ đã kinh tởm cái mùi bẩn thỉu, đáng ghét của loài mọi cướp nước, ‘ghét thói mọi như nliù nông ghét cỏ ‘. ở đây, khái niệm man di, mọi rợ thông qua tác giả thì người nông dân dã định nghĩa một cách thú vị và dễ hiểu, ở đây, nước nhỏ, không có nghĩa là mọi, là man di như kiểu lập luận của giặc Tàu xưa, mà ‘thói mọi ‘ trong lập luận của cụ Đồ Chiểu, chính là phường cướp nước. Người nông dân đánh giặc, bằng những vũ khí thô sơ bằng những nổp nghĩ bình dị từ chỗ ‘ghét thói mọi ‘, giản dị như nhà nông nhô cỏ trên ruộng lúa vậy thôi, nhổ bỏ cỏ là cái tất yếu để giữ gìn, tìm kiếm chén cơm manh áo. Thế nên, họ đánh giặc với tâm lý hoàn toàn tư nguyện, nhưng với một quyết tâm sông mãi với kẻ thù.

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.

Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này quyết ra tay bộ hổ.

Tâm hồn họ sao bình dị đáng yêu đến thế, họ đánh giặc nhưng lòng sao mà bình dị, trong sáng đến thế! Họ không đắn đo, không lập luận về cái chí như Nguyễn Công Trứ ‘Phải có danh gì với núi sông ‘, mà là:

Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Cái từ đầy chất Nam Bộ ấy ‘chẳng qua là ‘ đã hàm chứa tất cả tâm hồn, nếp nghĩ của họ ‘mến nghĩa ‘. Vâng, họ mến nghĩa và họ chỉ là những nông dân, mãi mãi chính họ cũng sẽ nghĩ như thế. Họ, chính họ, những con người bé nhỏ nhưng sao mà vĩ đại thế! Như những kẻ vô danh từng tạo nên bao thần kỳ trong những câu chuyện ‘ngày xửa ngày xưa ‘, đơn sơ như việc trồng cây tre cho Thánh Gióng có dịp nhổ bung lên quất vào đầu giặc Ân hung bạo. Họ đứng trên mọi thời đại, họ làm nên lịch sử, và khi cần họ trở thành chiến sĩ theo tiếng gọi của non sông:

Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lóp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm ' Không ai nhỞ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Phải nói rằng, hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc còn can đảm hơn cả Kinh Kha ngày xưa khi đi giết Tần Vương. Tại sao vậy? Bởi Kinh Kha vốn là kẻ võ nghệ hơn người, có kiếm báu và kẻ thù cũng tương xứng về binh khí. Còn người nghĩa sĩ cần Giuộc chỉ là những người dân quê mộc mạc, ‘mười tám ban võ nghệ chưa thông ‘ vũ khí là ‘Gươm deo dùng bằng lưỡi dao phay ‘; thế nhưng họ đối diện với địch quân có phương tiện chiến tranh tối tân, loại vũ khí có thể giết người cách xa hàng ngàn mét.

Người nông dân nghĩa sĩ cần Giuộc cũng đã từng làm cho ‘mã tà, ma ní ‘ hồn kinh, cũng ‘chém rớt dầu quan hai họ ‘. Họ dũng cảm như thế, phi thường như thế, họ lướt vào khói đạn như những cơn cuồng phong đầy thịnh nộ trước quân thù.

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi

giặc củng như không;

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh...

Đoạn thơ được sử dụng nhiều cặp động từ dồn dập, dứt khoát, liên tiếp như chính những thao tác của nghĩa quân ‘xô cửa xông vào ‘, ‘đạp rào lướt tới ‘, ‘đâm ngang ‘, ‘chém ngược ‘ với một không khí sôi động, quả cảm, tung hoành giữa chiến trường của những người ‘mến nghĩa ‘, thật hào hùng, oanh liệt.

Âm điệu thơ dồn dập như bạo táp, thần phong làm rung chuyển cả một bãi chiến trường, thì bỗng dưng lắng xuống, chợt hoang lạnh, điêu linh.

Một giấc sa trường rằng chữ ‘hạnh ‘, nào hay da ngựa bọc thấy, Trăm năm âm phủ ấy chữ ‘quy ‘ nào đợi gươm hùm treo mộ Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng Nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.

Trong một hoàn cảnh lịch sử như thế, khi mà triều đình Huế lúng túng và nhu nhược đầu hàng để cố bám víu vào cái ngôi vua của mình. Khi ấy, người nông dân cả nước nói chung, Nam Bộ nói riêng và cụ thể hơn nữa là người nông dân - nghĩa sĩ cần Giuộc quá đơn độc trước cuộc chiến không cân sức với kẻ thù, và cái tất nhiên đã xảy ra: Họ ngã xuống, nhưng đấy là cái ngã xuống với tư thế của những dũng sĩ, cùa những anh hùng có tầm vóc lịch sử, và trở thành những con người bất tử.

Nguyễn Đình Chiểu đã khóc cho những nghĩa sĩ cần Giuộc và cũng khóc cho gia đình họ. Chỉ một câu ngắn thôi, ngắn như những vệt nước mắt khô cạn, và mà rát như cõi lòng đang chảy máu.

Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều

Não nùng thay, vợ yếu tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Nguyễn Đình Chiểu nhân danh lịch sử mà cất tiếng khóc cho những con người vị nghĩa mà hy sinh, khóc cho những anh hùng thât thê. Họ nằm xuống, non sông cũng nhuộm màu u buồn, tang tóc và lòng người cảm thương, đau đớn. Cái chết của họ là cái chết của danh tiết, của nghĩa cả và rạng ngời khí khái:

Thà thác mà đăng câu địch khái, về theo tổ phụ củng vinh Hơn còn chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

Cái khí khái mà cha ông ta đà từng trải qua, Trần Bình Trọng đã hét vào mặt giặc Tàu cách đây đã gần một ngàn năm trước: ‘Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vua đất Bắc ‘.

Biết sẽ chết nhưng vẫn đi cứu nước đó là hành động của bậc anh hùng. Biết yếu thê ‘ nhưng vẫn hiên ngang xông trận, đó là cốt cách của bậc nghĩa sĩ. Vui lòng chết vì non sông, tấm gương ấy đến muôn đời sau vẫn sáng ngời.

Dùng văn tế để viết lên một bản bi hùng ca, đó là điều độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, cái độc đáo hơn nữa là từ ngôn ngữ đời thường quá dỗi dung dị được Nguyễn Đình Chiểu đặt đúng chỗ, đúng việc, đúng người, đúng tâm trạng làm cho nó trở nên bất hủ. Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ngoài những bản chất mộc mạc đáng yêu, hay hào hùng khi lâm trận, ta còn bắt gặp một tâm trạng đau thương của người chiến sĩ chưa hoàn thành tâm nguyện diệt thù nên mong mỏi được chôn theo thanh kiếm bên mình. ‘Gươm hùm treo mộ ‘ một hình tượng có tính cô điển nhưng cũng đầy chát lãng mạn. Cái lãng mạn của những bậc anh hùng ‘Sống đánh giặc, thác củng đánh giặc ‘, đã thể hiện lý tưởng yêu nước thật tuyệt vời. Bài tế văn khép lại mà âm vang vẫn như còn đâu đây, không những chỉ có bây giờ mà nó sẽ mãi mãi âm vang đến muôn đời sau. Bởi giá trị đích thực của cuộc sống, của đức hy sinh, của nghĩa cả, của lòng yêu nưởc xuất phát từ những trái tim bình dị, trong sáng được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa đầy tính hiện thực và nhân bản. Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Đình Chiểu qua bài tế văn này đã có một đóng góp to lớn trong nền văn học yêu nước của Việt Nam.

Từ khóa » Một Chắc Sa Trường Rằng Chữ Hạnh Nào Hay Da Ngựa Bọc Thây