Phân Tích Khổ 1 Vội Vàng Của Nhà Thơ Xuân Diệu Chi Tiết, Hay Nhất

Phân tích khổ 1 Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu

Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu thể hiện niềm khao khát sống mãnh liệt của cái “tôi” thơ mới hiện đại, tự do.Ông đã có cái nhìn tinh tế thoát ra khỏi những quan niệm cũ kỹ, lạc hậu vốn có của thời đại để có một cái nhìn mới mẻ về thế giới, từ đó thể hiện niềm tha thiết yêu đời, yêu mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân tuổi trẻ. Cùng tìm hiểu và phân tích khổ 1 vội vàng nhé!

Phân tích khổ 1 Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Phân tích khổ 1 vội vàng chi tiết nhất

Mở bài phân tích khổ 1 Vội Vàng chi tiết

Thế hệ thơ mới đã thổi bùng lên một ngọn lửa, mở ra một thời kỳ thơ ca với bao âm hưởng cảm hứng lãng mạn. Làm sao quên được một hồn thơ Thế Lữ rộng lớn khao khát sự tự do nơi trần thế, một hồn thơ ảo não, nhạy cảm của Huy Cận, hay một Xuân Diệu “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” trước mùa xuân của thiên nhiên, của cuộc đời.

Bài thơ “Vội vàng” đã phản ánh sâu sắc hồn thơ độc đáo của ông với những tâm tư tình cảm nồng nhiệt. Nét bút của Xuân Diệu đã khắc nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân với nhiều âm sắc sinh động qua khổ thơ đầu tiên, để rồi từ đó thể hiện sự khao khát được sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ.

Xem thêm:

Top 9 mở bài Vội Vàng Xuân Diệu hay nhất

Phân tích Vội Vàng khổ 2

Thân bài phân tích khổ 1 bài thơ Vội Vàng

Xuân Diệu là một hồn thơ luôn khát khao được giao cảm với thiên nhiên, với cuộc đời. Ở Xuân Diệu, chúng ta bắt gặp một nét thơ thật khoáng đạt và đầy sự sáng tạo. Từ những câu thơ đầu tiên, hồn thơ của Xuân Diệu đã có những liên tưởng sáng tạo và mới mẻ của thơ mới:

“Tôi muốn tắt nắng đi

...

Cho hương đừng bay đi”

Mùa xuân từ bao đời nay luôn là mùa của vạn vật sinh sôi, là mùa tươi đẹp nhất tượng trưng cho khoảng thời gian tuổi trẻ tươi đẹp một đi không bao giờ trở lại của con người. Âm hưởng thể thơ ngũ ngôn quen thuộc như phần đề của thơ cũ nhưng ý nghĩa lại nâng lên một tầm cao hoàn toàn mới. Ông đã khéo léo bộc lộ “cái tôi” với những quan điểm độc đáo và mới mẻ - đặc trưng của phong trào thơ mới.

Hình ảnh "nắng" mùa xuân là đại diện cho ánh sáng của sự rực rỡ, ấm áp, tràn đầy tươi vui, "hương" mùa xuân lại là nơi hội tụ bao tinh hoa của đất trời, của vạn vật kết nối, đâm chồi nảy lộc, bắt đầu sự sống. Hành động "tắt nắng", "buộc gió" chính là những mong muốn vượt qua những quy luật vốn có thiên nhiên đất trời. Xuân Diệu muốn ngăn cản dòng chảy khắc nghiệt của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của mùa xuân đất nước.

Điệp ngữ “Tôi muốn” được ông nhắc lại hai lần chính là lời khẳng định về ý nguyện của cái “tôi” đầy tha thiết và lãng mạn muốn giữ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Nhịp thơ ngắn và vội vã, dứt khoát góp phần làm tô đậm sự mãnh liệt, khao khát níu kéo thời gian, làm chủ vạn vật. Tuy nhiên, đằng sau khát vọng ngông cuồng và vô lý ấy lại là một hồn thơ với tình yêu cuộc sống tha thiết.

Xem thêm:

Cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng

Phân tích khổ cuối Vội vàng chi tiết nhất

Ông khao khát muốn lưu giữ lại những điều tuyệt đẹp cho đời, để cuộc đời mãi sung túc, hạnh phúc. Ẩn sau khát vọng dường như bất khả thi của Xuân diệu lại chính là mộng ước muốn bất tử hóa cái đẹp, muốn giữ cho “nắng” cho “hương” mãi ở đó với nhân loại. Thật là một hồn thơ yêu thương vạn vật với thái độ nâng niu và gìn giữ.

Lần theo mạch cảm xúc dạt dào của Xuân Diệu, bức tranh thiên nhiên dần lộ ra với bao âm thanh sống động, hình ảnh gợi tả bao sự căng tràn sức sống:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

….

Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa”

Bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng rất nhiều chất liệu nên thơ. Mọi thứ thay đổi, thể thơ chuyển thành 8 chữ, nhịp thơ từ ngắn, dồn dập trở nên chậm rãi, như lời thủ thỉ, nhẹ nhàng. Hồn thơ của người thi sĩ dường như đang tận hưởng những tinh hoa hòa quyện của đất trời mùa xuân. Ông tận hưởng một mùa xuân của “xanh non”, “biếc rờn” của ong bướm, cỏ cây, hoa lá. Vạn vật đều tràn trề nhựa sống. Xuân Diệu say mê vẻ đẹp ấy, tận hưởng trọn vẹn những vẻ đẹp tuyệt sắc mà đất trời đã ban cho thế gian.

Hàng loạt biện pháp nghệ thuật được sử dụng: điệp ngữ "này đây", liệt kê, nhân hóa góp phần diễn tả sâu sắc sự tươi đẹp của thiên nhiên ở hiện tại cùng sự háo hức hân hoan của con người khi chào đón mùa xuân đến. Từ ngữ được sử dụng rất đắt! "Tuần tháng mật", "khúc tình si" vốn dĩ thường được dùng trong đời sống con người, nhưng Xuân Diệu dùng nó để miêu tả thiên nhiên mùa xuân.

Cảnh sắc thiên nhiên trở nên có hồn và đầy ắp âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng. Tính từ "xanh rì", "phơ phất" gợi hình gợi cảm góp phần tái hiện mùa xuân tràn đầy sức sống. Bức tranh thật tuyệt đẹp! Nơi đây chính là khu vườn tình yêu đầy hương sắc của mùa xuân

Phân tích khổ 1 Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Cảm nhận khổ 1 của bài thơ Vội Vàng

Người thi nhân tận hưởng vẻ đẹp mơn mởn của cảnh xuân sắc, tạo nên những liên tưởng thú vị. "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần". Câu thơ độc đáo sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đầy tinh tế. Câu thơ mang âm hưởng hiện đại đầy cảm hứng của phong trào thơ mới bằng sự so sánh độc đáo. Nhà thơ đã cảm nhận thiên nhiên bằng tình yêu lứa đôi, bằng cả thể xác lẫn tâm hồn.

Phân tích khổ 1 Vộ Vàng ta thấy phép so sánh như ví von đôi môi của người thiếu nữ thành tầm vóc của thiên nhiên, của vũ trụ. Hình ảnh con người giờ đây lại trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của tạo hóa. Bước tiến mạnh mẽ và khác biệt của thơ Xuân Diệu. Từ thuở chí kim, các thi nhân thường lấy thiên nhiên làm thước đo cái đẹp của con người. Xuân Diệu lại chọn người mới làm chuẩn mực cho mọi cái đẹp tồn tại trên cuộc đời này.

Xuân Diệu đã thành công làm thức tỉnh tất cả các giác quan của người để có thể cùng với tác giả nếm hương vị ngọt ngào, mùi thơm nồng nàn của hoa cỏ và sự sống mơn mởn trong từng sinh vật. Đôi mắt tinh tế cùng hồn thơ nhạy cảm đã nhìn thấy sức sống tươi trẻ, khỏe khoắn trong từng cảnh sắc và đưa nó vào từng hình ảnh, câu chữ. Nhưng ngay khoảnh khắc ngây ngất ấy, người thi sĩ chợt hẫng lại:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

Tiếp nối theo dòng cảm xúc dạt dào của chàng thi sĩ trẻ đang mê đắm và tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời tạo hóa của mùa xuân, chàng bỗng nhiên chững lại và cảm thấy chỉ còn "vội vàng một nửa". Nhịp thơ bất thường, ngắt làm hai, tựa như một niềm vui không trọn vẹn, như một dấu câu chấm lửng mang ý thở dài. Bởi có lẽ Xuân Diệu đã nhận ra rằng cảm xúc thăng hoa trong sự tươi mới của mùa xuân ấy ngắn ngủi biết bao.

Và rồi thì mùa xuân có căng tràn, thì cũng sẽ đến lúc nó tàn lụi. Như một kiếp người cũng vậy, ông băn khoăn trong dự cảm mơ hồ về sự ngắn ngủi của đời người. Hai câu thơ mang ý nghĩa như chiếc cửa khép hờ đầy tâm trạng. Cảm giác vừa phấn khởi, hạnh phúc khi được chìm đắm trong vẻ đẹp của mùa xuân tình yêu, lại vừa bất an, lo lắng vì nhận ra mùa xuân đang dần tàn, tuổi trẻ cũng sẽ một đi không trở lại.

Xem thêm:

Liên hệ sóng và Vội Vàng hay nhất

Dàn ý cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng

Kết bài phân tích khổ 1 Vội Vàng

Phân tích khổ 1 Vội Vàng ta thấy Xuân Diệu đã thể hiện quan niệm sống tốt đẹp: Thế giới này, tươi đẹp nhất vẫn chính là con người cùng tuổi trẻ căng tràn và tình yêu. Và thiên đường chẳng hề tồn tại đâu xa vời mà chính là cuộc sống hiện tại giữa mùa xuân thiên nhiên nơi trần thế. Vì vậy hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc vì mọi thứ rồi sẽ tan biến theo sự khắc nghiệt của thời gian. Quan niệm sống tiến bộ và độc đáo đó cùng tác phẩm “Vội Vàng” của ông sẽ còn mãi sống trong lòng bạn đọc. Chúng ta sẽ luôn nhớ đến Xuân Diệu là ” ông hoàng thơ tình” của dòng thơ mới Việt Nam, để lại cho đời vạn áng văn hay!

Trên đây là bài văn mẫu phân tích khổ 1 Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu chi tiết, đầy đủ ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về tác phẩm và có thể hoàn thành các đề bài liên quan đến bài thơ Vội Vàng tốt nhất.

Tags vội vàng phân tích vội vàng phân tích khổ 1 vội vàng phân tích khổ 1 bài thơ vội vàng

Từ khóa » Khổ 1 Vội Vàng