Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 ❤️️21 Mẫu Phân Tích Đoạn 1 Hay

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 ❤️️ 21+ Mẫu Phân Tích Đoạn 1 Hay ✅ Những Bài Phân Tích Văn Học Đặc Sắc Về Đoạn 1 Trong Thi Phẩm Vội Vàng Của Xuân Diệu.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Phân Tích Vội Vàng Khổ 1
  • Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Mở Bài
  • Kết Bài Phân Tích Khổ Thơ Đầu Bài Vội Vàng
  • Văn Mẫu Phân Tích Khổ 1 Bài Vội Vàng – Mẫu 1
  • Phân Tích Khổ 1 Vội Vàng Hay – Mẫu 2
  • Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Hay Nhất – Mẫu 3
  • Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Ngắn Nhất – Mẫu 4
  • Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Ngắn Gọn – Mẫu 5
  • Phân Tích Khổ 1 Vội Vàng Chi Tiết Đầy Đủ – Mẫu 6
  • Phân Tích Khổ 1 Vội Vàng Nâng Cao – Mẫu 7
  • Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Học Sinh Giỏi Chọn Lọc – Mẫu 8
  • Phân Tích Khổ Đầu Vội Vàng Đạt Điểm Cao – Mẫu 9
  • Phân Tích Khổ Đầu Bài Vội Vàng Mở Rộng – Mẫu 10
  • Phân Tích Khổ 1 Bài Thơ Vội Vàng Luyện Viết – Mẫu 11
  • Phân Tích Bài Vội Vàng Khổ 1 Ngắn Hay – Mẫu 12
  • Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Khổ 1 Đơn Giản – Mẫu 13
  • Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Nghệ Thuật – Mẫu 14
  • Phân Tích Khổ Thơ Đầu Của Bài Vội Vàng Lớp 11 – Mẫu 15
  • Phân Tích Thơ Vội Vàng Đoạn 1 – Mẫu 16
  • Phân Tích Đoạn 1 Vội Vàng Xuân Diệu Đặc Sắc – Mẫu 17
  • Phân Tích Đoạn 1 Vội Vàng Chi Tiết – Mẫu 18
  • Phân Tích Đoạn 1 Vội Vàng Học Sinh Giỏi – Mẫu 19
  • Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 2 – Mẫu 20
  • Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Và 3 – Mẫu 21

Dàn Ý Phân Tích Vội Vàng Khổ 1

Dàn Ý Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 đầy đủ và chính xác nhất sẽ giúp các bạn học sinh ghi nhớ những kiến thức cơ bản nhất.

I. Mở bài phân tích Vội vàng khổ 1:

Vội Vàng là bài thơ hay của Xuân Diệu, ngay trong khổ thơ đầu đã nói đến không gian, thời gian của mùa xuân đất trời, ở đó cảnh vật và con người đang hiện lên với tình yêu quê hương đất nước.

II. Thân bài phân tích Vội vàng khổ 1:

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.

  • Xuân Diệu đã miêu tả không gian, thời gian trôi lặng lẽ qua, mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, xuân đương tới, cũng có nghĩa là xuân sẽ quan, tuổi trẻ của con người cũng vậy cũng phải trải qua thời gian xuân sắc, tuổi già…
  • Tất cả đều hòa vào sự chuyển động của không gian, thời gian, những câu thơ mang đẫm tâm trạng và cảm xúc của con người khi đứng trước sự chuyển động của không gian, thời gian.
  • Xuân Diệu đã miêu tả những khoảng trống của thời gian tuổi trẻ, thời gian chảy trôi vĩnh hằng, với tình yêu cuộc sống da diết, nỗi nhớ cùng với thời gian và con người.
  • Thời gian của tuổi trẻ cứ thế trôi đi, mùa xuân của đất trời cũng thể hiện rõ và mang những cảm xúc xót xa và mang cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi, những cảm xúc bộc lộ chân thành và vô cùng da diết.
  • Khoảng không gian mênh mông, cùng với thời gian trôi vĩnh hằng làm cho tác giả đang tiếc nuối, cảm xúc vội vã sống, vội vã yêu của tác giả cũng biểu hiện chi tiết và thể hiện nhiều xúc động sâu sắc trong tâm hồn của người đọc.
  • Thời gian đã trôi đi, tuổi trẻ cũng vậy, mùa xuân của đất trời thì luôn tuần hoàn, nhưng mùa xuân của con người thì không còn nữa, cuộc đời của mỗi người chỉ trải qua một lần.
  • Cuộc đời của con người cũng rất đáng quý vì vậy thời gian đó cũng nhẹ nhàng trôi, nhưng làm cho con người có cảm giác tiếc nuối.

III. Kết bài phân tích Vội vàng khổ 1:

Bài thơ đã đem đến cho con người nhiều xúc cảm sâu sắc, đó là tình yêu với tuổi trẻ, quy luật của cuộc sống và nỗi niềm của con người trước thời gian của tuổi trẻ.

Đọc nhiều hơn 🌻 Dàn Ý Vội Vàng Xuân Diệu 🌻 Bài Ôn Tập Môn Ngữ Văn

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Mở Bài

Gợi ý phân tích Vội vàng khổ 1 mở bài dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn dẫn dắt giới thiệu hay.

Phong trào Thơ mới đã tạo nên những tên tuổi nổi bật trong làng văn học Việt Nam. Ta không khỏi khắc khoải, ngậm ngùi với cái tôi “điên” trong hồn thơ Hàn Mạc Tử. Bâng khuâng, thổn thức với vẻ u buồn, sầu não trong thơ Huy Cận hay bình tâm, nhẹ nhàng với cái tôi “quê mùa” trong thơ Nguyễn Bính.

Đến với thơ Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” – ta lại được sống trong những cảm xúc tươi trẻ, hồn hậu, rạo rực và thiết tha nhất qua những vần thơ đầy tài ba của thi nhân. “Vội vàng” là một nốt nhạc đẹp nhất trong bản tình ca về cuộc sống và tuổi trẻ của Xuân Diệu. Đặc biệt trong khổ thơ đầu tiên đã cho thấy được vẻ đẹp của sự tươi trẻ, khát khao sống và khát khao giao cảm với đời, khát khao yêu, được yêu và sống hết mình với tuổi trẻ tươi đẹp.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Mở Bài Vội Vàng Xuân Diệu ☀️ 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Kết Bài Phân Tích Khổ Thơ Đầu Bài Vội Vàng

Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài phân tích khổ thơ đầu bài Vội vàng dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

Xuân Diệu không hổ danh là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, thơ ông được cách tân nghệ thuật một cách tinh tế và sáng tạo và nhưng vẫn luôn mang trong mình chút hương vị quê hương, đất nước. Cho đến nay, Xuân Diệu vẫn cứ đứng sừng sững riêng một hồn thơ yêu cuộc sống một cách nồng nàn, khao khát tình yêu một cách tha thiết, và dường như ông luôn cố gắng níu giữ, trân trọng mùa xuân bằng cái tôi biệt lập, bốc đồng, cũng chỉ bởi sợ mùa xuân chóng qua, tuổi xuân chóng tàn.

Bằng những hình ảnh giàu sức gợi, cảm xúc chân thành và tươi mới. Xuân Diệu đã viết nên một bài thơ như một bản nhạc hiến dâng cho đời, cho tuổi trẻ. Khổ thơ đầu bài Vội vàng đã thể hiện quan niệm sâu sắc về tuổi trẻ, thời gian và tình yêu của đời người, thúc giục mỗi chúng ta phải sống hết mình với tuổi trẻ, tận hưởng hạnh phúc chính đáng mà cuộc sống ban tặng. Hãy sống như thể không có ngày mai, trân trọng những khoảnh khắc diệu kì của hiện tại.

Đừng bỏ qua 🔥 Kết Bài Vội Vàng 🔥 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất

Văn Mẫu Phân Tích Khổ 1 Bài Vội Vàng – Mẫu 1

Văn Mẫu Phân Tích Khổ 1 Bài Vội Vàng cùng những cảm nhận về hồn thơ Xuân Diệu mang niềm khát khao cuộc sống đến mãnh liệt.

Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu, dù đó là tình yêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn ngọt ngào đầy xúc cảm. Ông còn được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Những sáng tác, những bài thơ của ông đem đến cho người đọc một sự yêu đời, niềm vui về cuộc sống và một niềm khao khát cuộc sống đến mãnh liệt cùng với đó là một hồn thơ mới lạ, mang đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ.

Trong số đó, tiêu biểu có bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ hay thê hiện tư tưởng đáng quý đó của tác giả, và 13 câu đầu đã để lại những ấn tượng khó quên cho người đọc. Những tư tưởng triết lí cũng thế mà được gửi gắm chân thành tự nhiên.

Để mang niềm yêu cuộc sống đến trào dâng, nhà thơ luôn có cảm xúc vội vàng trước cuộc sống ngắn ngủi. Mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời.

Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “muốn” – “tôi muốn”.

Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chinh là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ. Qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Yêu cuộc sống này cho nên mọi thứ tác giả muốn làm đó có thể là tắt nắng đi, buộc gió lại. Những từ “tắt” ”buộc” được sử dụng cho những điều hữu hình cầm nắm được vậy mà tác giả lại dùng cho những sự vật không bao giờ chúng ta có thể làm được.

Ta có thể thấy màu vàng của nắng, cảm nhận được hơi ấm từ nó, gió có thể thổi qua, táp vào mặt, mơn man da thịt, có thể thấy gió đung đưa bên những cành liễu… nhưng chẳng bao giờ cầm được nắng nắm được gió.

Một điều tưởng chừng như vô lí đó nhưng lại trở thành khát khoa của tác giả. Những thứ đó để làm gì: “để hương đời đừng nhạt đi, để màu sắc cuộc sống vẫn nguyên vẹn, không úa tàn”. Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tất cả tạo vật.

Dưới con mắt tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ cuộc sống thật tươi đẹp và đáng sống biết bao, nhưng cuộc sống ấy cũng thật ngắn ngủi nên phải sống vội vàng để tận hưởng hết niềm vui và hạnh phúc của cuộc sống. Qua đây tác giả cũng thể hiện và gửi gắm tư tưởng lạc quan yêu đời mà tác giả đã tạo ra cho thế hệ trẻ, cần phải sống, đam mê hết mình để cống hiến cho tuổi trẻ.

Gợi ý cho bạn ☔ Sơ Đồ Tư Duy Vội Vàng Xuân Diệu ☔ 14 Mẫu Tóm Tắt Hay

Phân Tích Khổ 1 Vội Vàng Hay – Mẫu 2

Phân Tích Khổ 1 Vội Vàng Hay để cảm nhận được khát khao giao cảm với đời, ham muốn sống mãnh liệt trong tuổi trẻ và tình yêu của người thi nhân Xuân Diệu.

Phong trào thơ mới xuất hiện vào giai đoạn những năm 1932-1941, dù chỉ kéo dài chưa đến một thập kỷ thế nhưng nó đã trở thành khoảng thời gian vàng kim, nâng bước một loạt các nhà thơ trẻ tuổi tài năng, với những bài thơ đặc sắc cả về thể loại, lẫn đề tài. Một trong số đó nổi bật nhất phải kể đến Xuân Diệu, người được xem là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” bởi giọng thơ thiết tha, rạo rực.

Ông có một niềm say mê đặc biệt với tình yêu, bao gồm cả tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đồng thời cũng có chấp niệm sâu sắc với mùa xuân và tuổi trẻ. Vội vàng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Diệu, đây cũng là tác phẩm thể hiện được tình yêu cuộc sống, sự nhạy cảm trong tâm hồn và những quan điểm của Xuân Diệu về mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.

Vội vàng (1938) được in trong tập Thơ thơ, tác phẩm như một khu vườn rực rỡ tràn đầy hương sắc, ngào ngạt hương thơm của hoa cỏ, tràn trề sự sống, là bản giao hưởng nhiều âm sắc, thể hiện đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc từ vui tươi, e ấp, đến nồng nàn, đắm say trong tình yêu của Xuân Diệu. Có thể nói rằng Vội vàng chính là tình yêu tha thiết của tác giả dành cho cuộc đời, qua đó thể hiện những xúc cảm rất mới, rất lạ, xúc cảm đến từ “một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Đặc biệt là trong 4 câu thơ đầu:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Trong khổ thơ đầu tiên tác giả đã bộc lộ khát khao mạnh mẽ, cháy bỏng qua các điệp từ “Tôi muốn…”, mang đến nhịp thơ dồn dập, vội vã. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để níu giữ hương sắc cho cuộc đời, đó là khát khao mãnh liệt, đầy táo bạo. Xuân Diệu muốn nắm giữ lại tất cả những gì tươi đẹp nhất của tự nhiên, ấy là ánh nắng mùa xuân dịu dàng ấm áp, hương hoa nồng nàn, đắm say phả trong gió.

Qua mong muốn đầy lạ lùng ấy ta thấy rõ được cái tôi trữ tình đặc biệt của người thi sĩ, trước hết là cái “tôi” đầy ngông cuồng, táo bạo, dám đứng lên thách thức cả tạo hóa, chống lại bước đi của vũ trụ để giữ lại những cái đẹp mà bản thân khao khát. Đó cũng chính cái “tôi” hồn nhiên, trong sáng, bướng bỉnh khi đứng trước những điều mà mình yêu thương, trân trọng.

Tổng hòa hai yếu tố ấy đã tạo nên một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng, rất ấn tượng, khiến độc giả lại càng cảm nhận rõ hơn tấm lòng yêu cái đẹp, cái tuyệt vời trong vũ trụ của người thi sĩ nó mãnh liệt, sâu sắc đến nhường nào.

Đồng thời cũng cho thấy quan điểm mới của Xuân Diệu về cuộc sống và cái đẹp, đối với thi nhân cái đẹp không hề ở chốn bồng lai tiên cảnh nào, mà ở ngay sát bên chúng ta, chính là những thứ tưởng chừng như thật đơn giản tầm thường, nào là ánh nắng, nào là hương hoa, đều là những thứ con người dễ dàng bỏ qua, không mấy bận tâm.

Xuân Diệu sau khi đã hiểu rõ quy luật của tạo hóa, đời người vốn ngắn ngủi, chết là về với cát bụi, thì được tận hưởng những vẻ đẹp giản dị mà tạo hóa ban tặng thực sự là một đặc ân đáng quý. Người thi nhân không muốn bỏ lỡ bất kỳ một giây phút nào, thậm chứ còn ích kỷ muốn níu giữ tất cả chúng lại để riêng mình được tận hưởng. Xuân Diệu ngông cuồng, táo bạo và phi lý cũng từ những cái triết lý nhân sinh rất có lý mà nên: Đời người hữu hạn và cái đẹp chỉ ở tại trần gian chứ không ở chốn nào khác, cớ sao không tận hưởng cho thỏa.

Sau những nhận thức và khát khao cháy bỏng được giữ lại vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa nhưng lại vượt ra ngoài khả năng của con người, Xuân Diệu đã nhanh chóng tìm cho mình một giải pháp, ấy là nhân lúc còn trẻ, còn đang sống nhanh chóng tận hưởng, nhanh chóng bắt lấy những vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban tặng, thoải mà thưởng thức sự tươi đẹp của cuộc đời, của vườn xuân một các không hối tiếc.

Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua tám câu thơ tiếp theo, không chỉ mở ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, tràn đầy hương sắc mà còn bộc lộ tâm thái của tác giả trước sự hữu hạn của đời người, cũng như trước sự vô hạn của vũ trụ: Vội vã, khát khao, tham muốn ôm hết tất cả những gì tươi đẹp nhất vào lòng,và sự hạnh phúc sung sướng tột độ trước vườn xuân tuyệt vời.

Vội vàng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Diệu trong phong trào thơ mới giai đoạn 1932-1941 không chỉ thể hiện được những quan niệm, triết lý nhân sinh mới mẻ về cuộc đời của người nghệ sĩ mà thông qua đó còn bộc lộ tấm lòng tha thiết, cuồng nhiệt của tác giả đối với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.

Xuân Diệu là làn gió mới đã thổi tan cái buồn lắng đọng suốt mấy năm trời của giới thơ mới, mở ra một chân trời mới, mang đến chất Pháp dịu dàng, lãng mạn, nhưng vẫn rất đậm đà hương sắc đất Việt, thật xứng với danh “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Hay Nhất – Mẫu 3

Đón đọc bài văn mẫu phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” đó là câu nói của Hoài Thanh khi nói về Xuân Diệu – một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn, một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu là sự kết hợp giữa truyền thống – hiện đại, phương Đông – phương Tây trong đó yếu tố phương Tây tác động mạnh mẽ hơn.

Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ. Trong ông luôn tồn tại hai trạng thái cảm xúc: một mặt thì nồng nàn, sôi nổi, yêu đời, mặt khác thì luôn băn khoăn, u hoài, lo lắng. Tiêu biểu cho hồn thơ “của niềm khát khao giao cảm với đời” là bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc một sức sống mới, một cảm xúc mới, những quan niệm mới mẻ với những cách tân nghệ thuật sáng tạo.

Bài thơ “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” xuất bản vào năm 1938, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất xủa Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Đúng như tên gọi, “Vội vàng” là tình yêu nồng nàn của Xuân Diệu đối với cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ phải gấp gáp tận hưởng. Quả thật, mười ba câu đầu của bài thơ “Vội vàng” đã nói lên niềm say đắm của Xuân Diệu trước vẻ đẹp của cuộc sống.

Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu như một bữa tiệc mà tạo hóa ban tặng cho con người. Khát vọng níu giữ thời gian hay cũng chính là để níu giữ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của nhà thơ đã được mở ra trước mắt người đọc.

Đặc biệt, vạn vật đều đang ở độ xuân sắc, xuân thì. Bức tranh thiên nhiên đều là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi nhưng qua cặp mắt “xanh non, biếc rờn” của Xuân Diệu bỗng trở nên mới mẻ, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Hãy đến với mười ba câu đầu trong bài thơ để một lần nữa sống cùng tác giả trong cả tình yêu và khát vọng.

Nếu trong “Tỏa nhị Kiều” là hình ảnh của những con người sống mà như không được sống, mờ nhạt , buồn tẻ thì trong “Vội vàng” là hình ảnh của một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.”

Những khát khao phi lí ấy đã tạo nên một cái tôi cực kì ấn tượng và lôi cuốn. Tác giả không sử dụng từ “Ta” mà thay vào đó là từ “Tôi” – một dấu ấn cá nhân để khẳng định một cách đàng hoàng, đĩnh đạc bản ngã của mình khi xưng danh phận trước tạo hóa. Bốn câu thơ đầu được viết theo thể thơ ngũ ngôn, câu thơ ngắn khiến cho cảm xúc bị dồn nén.

Điệp cấu trúc câu “Tôi muốn…” kết hợp với nhịp điệu liền mạch, nhanh, dứt khoát đã biểu đạt cảm xúc dạt dào, cháy bỏng trào dâng, nhấn mạnh khát khao mãnh liệt muốn níu giữ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp có đủ hương thơm, sắc màu của tác giả. “Tắt, buộc” là hành động chủ động nhưng mang một sắc thái tiêu cực vì thể hiện sự dừng lại, gò bó. “Nắng, gió” thì thuộc quyền của tạo hóa.

Sự đối lập trong ngôn từ đã thể hiện ước muốn viển vông, táo bạo, khát vọng tưởng chừng ngông cuồng vì con người không thể “tắt nắng”, không thể “buộc gió”. Có thể nói đây là một Xuân Diệu tham vọng muốn tranh quyền của thiên nhiên, đoạt quyền của tạo hóa. Từ “cho”, “đừng” thể hiện một sự cầu xin, van nài, khẩn khoản, nhà thơ muốn “tắt nắng” để níu giữ cho sắc màu không tàn phai, muốn “buộc gió” để chắt chiu hương vị cho cuộc đời. Đây là biểu hiện của một tình yêu đời tha thiết, mãnh liệt.

Nếu các nhà thơ xưa thường tìm niềm vui ở chốn bồng lại thì Xuân Diệu tìm thấy niềm vui ngay chính trong cuộc sống nơi trần thế, “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Hơn thế nữa, ông còn gửi gắm đến người đọc một quan niệm sống mới mẻ: nếu trong thơ Trung Đại cái tôi ẩn đằng sau cái ta, sống là phải tận hiến thì trong thơ Xuân Diệu sống là phải tận hưởng những gì tươi đẹp nhất của mùa xuân, của tuổi trẻ.

Đến đây, ta mới hiểu vì sao Xuân Diệu lại nói rằng: “Đây là phần ngon nhất của cuộc đời tôi. Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng”. Bài thơ “Vội vàng” chính là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời khát khao được tận hưởng trọn vẹn bữa tiệc xuân mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tuổi trẻ tươi đẹp.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Vội Vàng 🍀 Bài Văn Mẫu Hay

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Ngắn Nhất – Mẫu 4

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Ngắn Nhất nhưng vẫn thật đầy đủ và chuẩn xác những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đây cũng là ba chủ đề chính trong sự nghiệp thơ ca của ông trước cách mạng tháng Tám. Với 4 câu thơ đầu tiên trong bài thơ “Vội vàng”, đã thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống đến mãnh liệt.

Có thể nói trong thơ ca trung đại ít có nhà thơ nào dám khẳng định cái tôi cá nhân của mình một cách táo bạo, và đến với phong trào Thơ mới, cái tôi Xuân Diệu đã bộc lộ một cách vô cùng độc đáo:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”.

Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ của bài thơ, khẳng định ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân. Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để “màu đừng nhạt mất”, giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương.

Khao khát “tắt nắng”, “buộc gió” thể hiện ý thức làm chủ thiên nhiên của con người. Điều này vừa hợp lí bởi nhà thơ “yêu tha thiết cái chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh) nhưng cũng vừa vô lí và không thể thực hiện được bởi con người làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tạo hóa, làm sao nắm bắt, điều khiển được những thứ vốn là mỏng manh, ngắn ngủi, không tồn tại được mãi mãi.

Chúng ta chỉ có thể thực hiện được những ước muốn đó khi có phép nhiệm màu. Đồng thời khao khát này cũng thể hiện sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt và quan niệm về thời gian của ông. Thời gian tuyến tính một chiều, khi đã trôi qua rồi thì không trở lại nên nhà thơ có khao khát giữ nắng, giữ gió để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời.

Ý thơ như trào dâng theo cảm xúc ở thể ngũ ngôn đã lột tả được ước muốn chân thành mà táo tạo của “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Đặc biệt, sự xuất hiện của chủ thể trữ tình, của cái tôi cá nhân đã thoát ra khỏi những hệ thống các quy ước, ràng buộc của văn học trung đại. Nhân vật trữ tình xưng “tôi” một cách đầy tự tin và quyết đoán. Cái tôi cá nhân ấy không ẩn sau cái “ta” chung của cộng đồng, dân tộc mà nó đứng riêng lẻ đầy khí chất bởi với Xuân Diệu, cái tôi là lẽ sống:

“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhấtKhông có chi bạn bè nổi cùng ta”.(Hy Mã Lạp Sơn )

Sự lặp lại về cấu trúc và hình thức ở các câu thơ 1 – 3, câu thơ 2 – 4 cùng tiết tấu câu thơ nhanh, dồn dập đã thêm một lần nữa tô đậm ước muốn đoạt quyền tạo hóa của Xuân Diệu.

Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân qua 4 câu đầu bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã khẳng định rằng không nơi nào đẹp hơn khu vườn trần thế ở mặt đất. Những vần thơ của ông là “nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh). Được sống là niềm hạnh phúc, khát khao lớn nhất của mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta cần biết trân trong sự sống và có thái độ sống tích cực.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Cảm Nhận Về Bài Thơ Vội Vàng 💕 10 Bài Văn Mẫu Hay

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Ngắn Gọn – Mẫu 5

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Ngắn Gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý chính cho bài viết trong khuôn khổ phân tích văn học ở nhà trường.

Trong phong trào thơ Mới, ngoài cái kỳ dị bí ẩn nhiều đau thương của Hàn Mặc Tử, sự quê mùa chân chất của Nguyễn Bính, nỗi buồn mênh mang, ảm đạm của Huy Cận thì Xuân Diệu đã nổi lên như một hiện tượng độc đáo, đầy mới lạ và nhiều sức hấp dẫn. Ông đã mang đến cho cả thi đàn một luồng gió mới, trẻ trung, yêu đời, nồng nhiệt và đắm say, như một kẻ si tình đang vội vã khỏa lấp đi những nỗi trống rỗng, thiếu vắng trong lòng, một kẻ “tham lam” tận hưởng những màu sắc, hương vị bình thường giữa cuộc đời.

Đọc thơ Xuân Diệu người nào chê thì phê phán đến bỏ, người đã thích thì ca ngợi hết lời, và những người thích thú ấy lại đa số là những người trẻ, dạt dào sức sống. Vội vàng là một trong những tứ thơ nổi bật và xuất sắc nhất của Xuân Diệu, 4 câu thơ đầu đã thể hiện được hầu hết phong cách sáng tác cũng như những quan niệm sống, những triết lý nhân sinh sâu sắc của tác giả.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Trong bốn câu thơ đầu tiên Xuân Diệu đã bộc lộ cái tôi cá nhân của mình một cách rõ rệt và đặc sắc bởi những ước muốn kỳ lạ có phần hoang đường và nông nổi khi tác giả muốn “tắt nắng”, “buộc gió” những sự việc tưởng chừng như xa vời và không thể xảy ra.

Đằng sau suy nghĩ táo bạo ấy là một tình yêu tha thiết với cuộc đời, vì yêu nên người thi sĩ luyến tiếc tất cả vẻ đẹp bình dị đang diễn ra ở cuộc đời này. Đối với Xuân Diệu màu nắng chói chang của mùa hạ hay nhàn nhạt của mùa thu đều thực đẹp và thực quý giá, mà bản thân Xuân Diệu muốn thứ nắng ấm áp ấy mãi được tồn tại để chiêm ngưỡng, tận hưởng.

Nhà thơ muốn “buộc gió” là bởi vào mùa xuân trăm hoa đua nở, hương sắc ngào ngạt, buộc gió để hương thơm của hoa lá, cây cỏ không bị phai nhạt, hư vô trong không gian. Có thể nói rằng cái tôi của Xuân Diệu được thể hiện một cách vô cùng độc đáo vừa ngây thơ, khát khao sở hữu như một đứa trẻ hồn nhiên lại cũng vừa táo bạo, mạnh mẽ khi muốn thay đổi cả tạo hóa.

Tất cả những điều ấy đều thể hiện tấm lòng yêu tha thiết của Xuân Diệu đối với cuộc sống, với thiên nhiên mùa xuân, mà sâu xa là sự tiếc nuối, sợ hãi bản thân không so kịp với bước chân của tạo hóa, không thể tận hứng mà tận hưởng hết tất thảy những điều bình dị trong cuộc đời vốn còn nhiều tươi đẹp này.

Vội vàng của Xuân Diệu là một bài thơ rất mới, mới về cả cách nhìn nhận, quan niệm thẩm mỹ, cho đến cách truyền tải cảm xúc, triết lý nhân sinh, tất cả đều được tác giả thể hiện một cách tinh tế, cũng vừa độc đáo với lối thơ tự do, khuynh hướng lãng mạn kiểu Pháp, cùng với hệ thống từ ngữ phong phú giàu sức gợi.

Tác phẩm không chỉ bộc lộ những quan niệm mới mẻ về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ, mà còn mang đến cho người đọc cách nhìn nhận về cuộc sống, về việc tìm kiếm hạnh phúc, cũng như cách trân trọng và sống một cuộc đời có ý nghĩa, để tuổi xuân không bị lãng phí trong nhiều tiếc nuối.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích 13 Câu Đầu Bài Vội Vàng 🌟 Bài Cảm Nhận Hay

Phân Tích Khổ 1 Vội Vàng Chi Tiết Đầy Đủ – Mẫu 6

Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu phân tích khổ 1 Vội vàng chi tiết đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo:

Cuộc sống cứ nhẹ trôi như một bản nhạc không lời, có lúc cao trào, có lúc lại trầm bổng, du dương làm tâm hồn ta miên man trong những dòng suy nghĩ. Liệu thời gian của đời người có tuần hoàn như thời gian của vạn vật hay chỉ là tuyến tính, một khi đã đi qua sẽ không bao giờ trở lại nữa?

Cứ bâng khuâng trong dòng xúc cảm của câu hỏi ấy, chúng ta lại chợt nhớ tới thi phẩm “Vội vàng” của tác giả Xuân Diệu. Cùng lạc vào “xứ sở cái đẹp” và chạm ngõ những vần thơ đâm sắc màu của chàng thi sĩ “say men sống” ấy, ta sẽ có câu trả lời đúng đắn.

Nhà thơ Thế Lữ đã từng nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hâu và say đắm, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng”.

Có lẽ, ai đã từng một lần lật mở ngưỡng cửa văn chương của Xuân Diệu đều trót yêu cái ” hồn thơ luôn rộng mở, chẳng bao giờ để lòng mình khép kín- một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Phải chăng, chính sự giao thoa của miền đất Hà Tĩnh hiếu học với quê mẹ Quy Nhơn( Bình Định)- nơi có những bãi biển trải dài vô tân đã tôi luyện nên một Xuân Diệu với phong cách rất riêng, rất độc đáo.

Ông là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào và bền bỉ. Vì thế ông xứng đáng với danh hiệu “một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn”. Thi sĩ đã sáng tác bài “Vội vàng” năm 1938, được in trong tập “Thơ Thơ”- tập thơ đầu tay tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu trần thế tha thiết:

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi

Với điệp ngữ “tôi muốn”, kết hợp với các động từ “tắt nắng”, “buộc gió”, thể hiện ước muốn ngông cuồng nhưng có lẽ sẽ không thực hiện được vì đi ngược lại quy luật của tự nhiên. Tuy vây, qua cái ước mong đoạt quyền tạo hóa để “màu đừng nhạt”, “hương đừng bay”, ta thấy được khát vọng muốn lưu giữ sắc màu, hương vị ngọt ngào, đẹp đẽ của vạn vật thiên nhiên. Chỉ với bốn câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn- “những câu thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa.

Xuân Diệu là một tay thơ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn”. Chàng thi sĩ này quá cuồng nhiệt khiến ta liên tưởng tới hình ảnh Đônkihôtê trong “Đánh nhau với cối xay gió”. Dù không thể hoàn thành được ước muốn xa vời ấy nhưng vẫn làm, vẫn khát khao. Xuân Diệu cũng khác hẳn với các nhà thơ mới.

Nếu Xuân Diệu muốn níu giữ những gì tuyệt vời nhất của thiên nhiên thì Chế Lan Viên lại muốn lấy mọi cái buồn của mùa thu chặn mùa đông, không muốn nhìn vào sự sống:

Ai đâu trở lại mùa thu trướcNhặt lấy cho tôi những lá vàngVới của hoa tươi muôn cánh rãVề đây đem chắn nẻo xuân sang

Có sự khác biệt ấy phải chăng là do thơ Xuân Diệu bao giờ cũng “say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, quấn quýt”. Thơ ông không có khái niệm sống châm chạp, chỉ biết u hoài mà phải sống gấp gáp, vội vã như có sự thúc giục từ một ai đó. Đây là một khát vọng không tưởng, với quan niệm chạy đua cùng thời gian, sống hết mình, sống mãnh liệt cho từng phút, từng giây của sự sống.

Biết cách trân trọng từng khoảnh khắc ấy. Quan niệm sống của Xuân Diệu đầy mới mẻ, dung hòa giữa tân hiến và tân hưởng để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Cảm ơn Xuân Diệu đã mở ra trong ta bao điều thú vị về cuộc đời, để từ đó có cái nhìn tinh tế, sâu sắc và toàn diện hơn về chặng đường mà mình sẽ trải nghiệm tiếp. Làm cho hành trình cuộc sống của mỗi người thêm tha thiết, dạt dào, đầy ý nghĩa. “Thơ hay là cùng một lúc phải đạt được cả ba phẩm chất: giản dị, xúc động và ám ảnh”.

“Vội vàng” xứng đáng là một bài thơ hay như thế. Dù gấp trang sách lại, trong ta vẫn hiện hữu bao dòng cảm xúc nóng hổi như đang chạy đua với thời gian cùng Xuân Diệu. Những vần thơ ấy sẽ mãi lay động tâm trí ta và để lại bao dư âm, dư ba không bao giờ ngớt.

Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Khổ 2 Bài Vội Vàng 🌼 10 Bài Văn Mẫu Hay

Phân Tích Khổ 1 Vội Vàng Nâng Cao – Mẫu 7

Đón đọc bài văn phân tích khổ 1 Vội vàng nâng cao dưới đây với những nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.

Nói về Xuân Diệu, nhà thơ Thế Lữ từng chia sẻ: ” Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây trên đất của một tấm lòng trần gian”. Thực vậy, đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy cái đẹp ông cảm nhận được đều hiện có ở chốn trần gian này, đẹp và gần gũi lắm.

Đằng sau những cái đẹp ấy, ta ngẫm ra những triết lí, những lời nhắn nhủ mà nhà thơ gửi gắm rất khéo, rất tinh tế. Đọc bài thơ “Vội vàng” của ông, ta có thể cảm nhận được rõ điều đó. Bốn câu thơ đầu tiên của bài đã, đang và sẽ vẫn mãi lưu lại trong tâm hồn người đọc nhiều dấu ấn.

Xúc cảm vội vàng dường như đã được thể hiện ở khổ đầu tiên của bài thơ. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ mà phần lớn là những câu thơ tám chữ. Thể loại thơ tám chữ gợi cho ta nghĩ đến cách nói vốn có của ca trù và cách sử dụng của Xuân Diệu cùng thể hiện một nét mới của thơ mới. Còn cách đặt những câu thơ ngắn trong trường hợp này làm nên giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc.

Mặt khác, Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên những câu lẻ hai chữ “tôi muốn”, và chủ đề trữ tình lập tức xuất hiện. Nhà thơ thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, nơi rất ít dám thể hiện cái Tôi. Cách nhà thơ công nhiên khiêu khích thẩm mĩ thơ của thời đại trước, chính là để thể hiện cái tôi trong một khao khát lớn lao, cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được như “ tắt nắng đi “ và “buộc gió lại “.

Một ước muốn kì lạ của thi sĩ. ấy là ước muốn quay ngược qui luật tự nhiên – một ước muốn không thể:

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” thật là những ham muốn kì dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được qui luật, làm sao có thể vĩnh viễn hoá được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.

Nhưng trong cách diễn đạt của nhà thơ thì “tắt nắng” và “buộc gió” không phải là ý muốn cuối cùng, vì những câu chẵn của khổ thơ đều bắt đầu bằng một chữ “cho”.

Cho màu đừng nhạt mất,……Cho hương đừng bay đi.

Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ cho sự sống. Những câu thơ gợi cảm giác lo âu rằng cái đẹp sẽ giảm hương sắc đi, màu nắng sẽ bớt rực rỡ nếu nắng cứ toả, và làn hương kia sẽ bớt nồng nàn nếu gió cứ bay. Nhưng mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần chữ “đừng” – chứa đựng một nguyện vọng thiết tha.

Trong quan niệm của người xưa, đời là chốn bụi trần, là bể khổ. Đấy là lý do vì sao lánh đời nhiều khi đã trở thành một cách sống mà cả tôn giáo lẫn văn chương đều chủ trương vẫn gọi con người trên hành trình đi tìm sự an lạc tâm hồn.

Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, đạo Phật tô đậm vẻ đẹp của cõi Niết bàn, coi Tây phương cực lạc, văn học cổ Trung Quốc cũng như văn học trung đại Việt Nam đều đề cao tâm lý hoài cổ, phục cổ, khuyến khích xu hướng tìm về với những giá trị trong quá khứ vàng son một đi không trở lại như đi tìm một thiên đường đã mất. Xuân Diệu và thế hệ những người như ông đã phát hiện ra những điều khác biệt.

Nhẹ nhàng mà sâu sắc, những bức thông điệp mà nhà thơ Xuân Diệu gửi gắm qua hình ảnh thơ, ngôn từ sống động, giàu sức gợi đã để lại trong tâm trí người đọc nhiều ấn tượng khó phai. Qua khổ thơ mở đầu tác phẩm, phải chăng có rất nhiều người đọc càng thêm yêu thơ Xuân Diệu và trân quý hơn những tác phẩm của ông và đặc biệt ngưỡng mộ, khâm phục cái tài, cái tinh tế của người nghệ sĩ này.

Tặng bạn 🌹 Phân Tích Vội Vàng Khổ 2 🌹 10 Bài Văn Mẫu Hay

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Học Sinh Giỏi Chọn Lọc – Mẫu 8

Dưới đây chia sẻ bài phân tích Vội vàng khổ 1 học sinh giỏi chọn lọc với những ý văn hay và đặc sắc nhất.

Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc “hăm hở” làm thơ tình! Nhắc đến Xuân Diệu, sẽ thật là thiếu sót nếu không kể tên “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, và “Thơ duyên” trong tuyển tập “Thơ thơ” – đứa con đầu lòng mà “ông hoàng thơ tình” đã ban tặng cho nhân gian.

Như một cái chạm tay khẽ nhẹ vào tâm hồn những người yêu thơ, thơ Xuân Diệu nhẹ nhàng và tinh tế như chính tác giả của nó, để lại trong tâm hồn người đọc một ấn tượng đậm nét và thật khó phôi pha về sự phóng túng, giàu có mà hết sức tinh tế trong đời sống nội tâm, tâm của hồn của cái “TÔI” trữ tình Xuân Diệu. Thơ Xuân Diệu như một khúc tình si say đắm ngọt ngào…thật đến từng hơi thở!

Những vẻ đẹp của mùa xuân đâu chỉ của riêng Xuân Diệu. Từ nghìn năm trước, các bậc tiền bối đã có những vần thơ tràn trề về tình yêu đời với mùa xuân và cuộc sống. Nhưng yêu đến mức có những ham muốn táo bạo và khác thường như Xuân Diệu, đó là điều thật mới mẻ, thật mãnh liệt. Đặc biệt là cái cách nói của nhà thơ. Trong thơ ca trung đại, nét nổi bật là tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những hình tượng thiên nhiên. Trong khi đó, Xuân Diệu bộc lộ ý thức về cái tôi trữ tình thật táo bạo:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất,Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.”

Nói Xuân Diệu là một nhà thơ mới, quả không sai! Nếu như trong thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi mây gió trăng hoa, thì trong quan niệm thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và căng mọng nhựa sống nhất! Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến tràn đầy.

Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông đã biến cái ham muốn “tắt nắng”, “buộc gió” trở nên quá táo bạo, đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời, cảnh vật…muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa.

Nhưng trong cái phi lí đó, vẫn có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu cuộc sống. Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận như một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc lớn của trần gian.

Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong “Vội vàng” vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ tràn đầy sắc hương.

Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã phả vào nền thi ca Việt Nam một trào lưu “Thơ mới”. Mới lạ nhưng táo bạo, độc đáo ở giọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu.

“Vội vàng” đã thể hiện một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ… Và là ham muốn mãnh liệt muốn níu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu – vội vã với nhịp đập của thời gian.

Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Vội Vàng Khổ 3 🌳 15 Bài Phân Tích Đoạn Cuối Hay

Phân Tích Khổ Đầu Vội Vàng Đạt Điểm Cao – Mẫu 9

Để viết phân tích khổ đầu Vội vàng đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý làm bài dưới đây:

Xuân Diệu nhà thơ của tình yêu, của tuổi trẻ. Vần thơ nào của ông cũng thấm đẫm lòng yêu, lòng thiết tha với cuộc sống. Đó là cuộc sống tươi non mơn mởn của thiên nhiên vạn vật. Vội vàng tuy chỉ có dung lượng khá nhỏ đề cập đến khung cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ cần như vậy thôi ta cũng nắm bắt được trọn vẹn tinh thần, lòng yêu cuộc sống của ông.

Mở đầu bài thơ là bốn câu thơ có lẽ mang nét độc đáo nhất trong bài, thể hiện mãnh liệt và táo bạo của thi nhân:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.”

Chỉ riêng bốn câu thơ ấy mang thể ngũ ngôn, đây là thể thơ phù hợp cho việc diễn tả cảm xúc đặc biệt của Xuân Diệu. Câu thơ ngắn kết hợp với nhịp điệu gấp gáp, dồn dập tựa như những cơn sóng đang trào dâng dữ dội trong lòng nhà thơ. Điệp ngữ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần, đều đứng ở đầu câu qua đó thể hiện khát vọng cháy bỏng của thi sĩ cùng với sự chủ động, kiêu hãnh về khát vọng của mình. Sau điệp từ là những động từ có tính mệnh lệnh cùng những hình ảnh thuộc về tự nhiên và biểu tượng cho cái đẹp: “tắt nắng”, “buộc gió”.

Ta đều biết rằng nắng và gió luôn tuân theo quy luật của tự nhiên khiến con người không thế chế ngữ được. Vậy mà ở đây, Xuân Diệu có khát vọng hướng tới cái không thể, khát vọng chiếm đoạt quyền của tạo hóa để níu giữ vẻ đẹp đất trời. Ông sợ gió cuốn đi hương thơm ngào ngạt, sợ nắng làm nhạt mất màu xuân sắc. Ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quy luật của vũ trụ, đảo ngược quy luật thiên nhiên là một điều phi lý bởi ngay nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn luôn tin vào quy luật của tạo hóa:

“Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi quaNhư biển kia dẫu rộngMây vẫn bay về xa”

Nhưng đối với Xuân Diệu, ông muốn chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để giữ cho vẻ đẹp trần gian mãi mãi mang sắc xuân. Dù có là ước muốn viển vông và phi lí đi chăng nữa thì nó vẫn có cái đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn, luôn thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống. Dường như với ông, cuộc sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kì diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến.

Nếu như Huy Cận, Chế Lan Viên hay Hàn Mạc Tử đều cùng nhau thoát li hiện thực, tìm về một cõi xa xăm nào đấy để ôm ấp những nỗi sầu u oải, mơ hồ thì “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy… Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. (Hoài Thanh)

Cũng là nỗi buồn nhưng nỗi buồn ấy, ngọt ngào, hồ hởi và háo hức, đó là sự tiếc nuối trước dòng chảy không ngừng của thời gian, là sự cô đơn giữa dòng đời của cái Tôi nhỏ bé đã tạo nên một hồn “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

“Chưa bao người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng lớn như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng trúng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,… và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam). Chẳng lẽ tự nhiên mà Hoài Thanh lại ưu ái Xuân Diệu đến vậy, chỉ có thể là do những cống hiến to lớn của ông dành cho thi đàn văn học Việt Nam đặc biệt là qua thi phẩm “Vội vàng”.

Đọc nhiều hơn 🌻 Cảm Nhận Khổ Cuối Bài Vội Vàng 🌻 13 Mẫu Cảm Nhận Khổ 3 Hay

Phân Tích Khổ Đầu Bài Vội Vàng Mở Rộng – Mẫu 10

Tham khảo bài văn phân tích khổ đầu bài Vội vàng mở rộng dưới đây để có thêm những liên hệ hay khi làm bài.

Viên Mai từng nói “Làm người thì không nên có cái cái tôi. Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Đúng vậy, nếu như không tìm cho mình một lối đi khác biệt hay một phong cách riêng thì tác phẩm của họ sẽ không thể vượt qua được sự băng hoại của thời gian. Nền thơ Mới lãng mạn 1930-1945 là dàn xướng ca của cái tôi. Ở đó, Xuân Diệu nổi bật với danh hiệu “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Người đọc có thể thấy ngay điều này trong vỏn vẹn khổ đầu bài thơ “Vội vàng”:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Xuân Diệu (1916-1985) có bút danh Trảo Nha. là nhà thơ có sự hòa quyện giữa đức tình cần cù, hăng say lao động của quê cha Hà Tình nghèo khó và tâm hồn nồng nàn tha thiết của gió biển Quy Nhơn quê mẹ.

Cuộc đời Xuân Diệu sống, lao động và cống hiến hết mình. Xuân Diệu là người yêu đời, ham sống, có nhận thức sâu sắc về giá trị tuổi trẻ và thời gian. Do đó, Xuân Diệu dường như bị rơi vào khủng hoảng khi nhận thức rõ cái tôi cô đơn của trí thức tiểu tư sản trong thời đại đất nước bị thực dân đô hộ. Chỉ với 4 câu thơ ngắn trong bài “Vội vàng”, người đọc sẽ thấy hết những điều đó.

Đoạn thơ đầu trong một bài thơ tự do, Xuân Diệu chọn thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, xúc tích và bao quát cảm hứng toàn bài. Đoạn thơ có thể coi là ước vọng của cả đời Xuân Diệu, cho dù nó có phần hoang đường, kì lạ.

“Tôi muốn tắt nắng đi”“Tôi muốn buộc gió lại”

Hau chữ “tôi muốn” như một tuyên ngôn của cái tôi tự tin và đầy tự tôn trước cuộc đời này. Với cách đưa đại từ “tôi” lên đầu tiên kết hợp với từ “muốn”, Xuân Diệu gần như đã lật nhào mọi quy phạm khắc nghiệt của nền thơ ca trung đại trước đó.

Thơ ca trung đại chỉ bàn tới việc nước, việc đại sự liên quan tới tồn vong dân tộc. Có chăng chút phong cách cá nhân cũng chỉ dám nép mình sau chữ “ta” chung. Song, các nhà thơ mới và ngay cả Xuân Diệu, tính phi ngã ấy đã bị phá vỡ hoàn toàn.

Cái tôi ấy bàn tới việc gì lớn lao? Đó là khao khát được “tắt nắng” và “buộc gió”. Thi sĩ như đang vươn mình đoạt quyền năng của tạo hóa, thay đổi mọi quy luật vũ trụ. Đôn-ki-hô-tê xưa còn tưởng mình đánh bại cả quái vật gió nhưng rốt cục đó chỉ là cái “cối xay”. Xuân Diệu cũng vậy, người lại có cái khao khát quá mức hoang đường. Nắng và gió thuộc về trời cao, nó không bị hạn chế hay ngăn cấm băng bất kì một thứ quyền lực nào. Vậy mà thi sĩ muốn “tắt”, “buộc”. Hai động từ mạnh càng như tăng thêm vẻ hăm hở, tự tin của tác giả.

Song, khác với Đôn-ki-hô-tê, nguyên do của khát vọng hoang đường ấy lại hoàn toàn có căn cứ:

“Cho màu đừng nhạt mất”“Cho hương đừng bay đi”

Hóa ra, lí do rất đơn giản. Xuân Diệu – nhà thơ của mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ và thời gian. Một “ông hoàng thơ tình” đang lo lắng. Nhà thơ sợ màu nắng sẽ mất tươi, hoa nở sẽ sớm tàn, hương sắc sẽ sớm phai. Xuân Diệu càng yêu tha thiết thì càng lo sợ sẽ mất đi. Cho nên người mới ham hố sống “vội vàng”, cuống quýt. Hai chữ “đừng” như nguyện vọng thiết tha của chàng thi sĩ: muốn giữ trọn vẹn hơn vẻ đẹp của cuộc đời, hưởng thụ trọn vẹn hơn thanh sắc vị cuộc sống này khi còn có thể.

Tóm lại đoạn thơ lục ngôn súc tích, ngắn gọn, độc đáo và sáng tạo đã lột tả hết mọi tâm tình của một chàng thi sĩ ý thức sâu sắc về quy luật cuộc đời. Chính nhận thức mới mẻ và quan niệm sống “giao cảm” hết mình với đời đã làm nên một phong cách Xuân Diệu mới mẻ và táo bạo.

Khổ đầu tiên trong bài thơ “Vội vàng” mang một chút bất ngờ, một chút phi lí, một chút đáng yêu của chân dung thi sĩ Xuân Diệu. Đoạn thơ đã hé mở một tâm hồn yêu bồng bột, sống gấp gáp và khao khát vô biên với thế giới thắm sắc đượm hương sẽ được cụ thể hóa trong toàn bộ phần sau bài thơ.

Gợi ý cho bạn ☔ Phân Tích 9 Câu Cuối Bài Vội Vàng ☔ 13 Bài Cảm Nhận Hay

Phân Tích Khổ 1 Bài Thơ Vội Vàng Luyện Viết – Mẫu 11

Dưới đây là bài văn mẫu phân tích khổ 1 bài thơ Vội vàng luyện viết giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài.

Xuân Diệu một nhà thơ nổi tiếng, kỳ cựu trong phong trào Thơ Mới, kho tàng văn học Việt Nam được sự đóng góp, ghi dấu từ các tác phẩm thơ của ông. Những cái nhìn lãng mạn, dịu dàng về tình yêu ngọt ngào chính là cách ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn mang đến cho độc giả. Sự tài tình trong ngòi bút miêu tả của thi sĩ sẽ được thấy ở mười ba câu thơ đầu của bài thơ “Vội vàng”.

Mở đầu bài thơ “Vội vàng” là một khổ ngũ ngôn thể hiện ước muốn lạ kì của thi sĩ- ước muốn quay ngược tự nhiên, một ước muốn không thể:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Điệp ngữ “tôi muốn” cho thấy cái tôi trữ tình được bộc bạch mãnh liệt, một thiên đường trần thế ngọt ngào hương vị đương độ thời tươi là những điều được xây dựng, cảm nhận về thế giới này theo một tâm thế riêng. Nhịp thơ và cấu trúc ấy gợi vẻ cuống quýt, vội vàng tức là khi con người muốn can dự vào những quy luật muôn đời của tạo hóa “muốn tắt nắng”, “muốn buộc gió”.

Liệu đó có phải là ước muốn ngông cuồng nhất thời kì đó? Ngẫm nghĩ kĩ hơn thì đây không phải là ước muốn nông nổi, ngông cuồng của tuổi trẻ mà là ước muốn cháy bỏng của một người khao khát sống đẹp. Mong ước của tuổi trẻ là khát vọng níu thời gian, là quan niệm nhân sinh chưa từng thấy của thi ca truyền thống. Xuân Diệu muốn tâm hồn mình mãi tươi xanh, muốn sắc màu chẳng bao giờ phai tàn, muốn lưu giữ mãi hương thơm của cuộc đời.

Cụm từ “tôi muốn tắt”, “tôi muốn buộc” nói lên khát vọng của nhà thơ. Ý định tắt nắng và buộc gió là muốn lấy quy luật của tình cảm cá nhân để níu giữ quy luật của trời đất vũ trụ, lấy ý định chủ quan để thay thế cho quy luật khách quan là ảo tưởng sẽ không thể thực hiện được nhưng đồng thời đây cũng là đặc trưng phổ biến trong thơ lãng mạn.

4 câu đầu tuy ngắn gọn nhưng đủ để người đọc cảm nhận được tâm hồn thổn thức trong tình yêu của Xuân Diệu. Tài năng của nhà thơ thể hiện rõ ràng trong cách tả, cách kể và cũng là lí do khiến bài thơ sống mãi theo thời gian.

Gửi đến bạn 🍃 Phân Tích 10 Câu Cuối Bài Vội Vàng 🍃 16 Bài Cảm Nhận Hay

Phân Tích Bài Vội Vàng Khổ 1 Ngắn Hay – Mẫu 12

Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu phân tích bài Vội vàng khổ 1 ngắn hay giúp các em học sinh có thêm gợi ý làm bài phong phú hơn.

Nếu cần tìm một bài thơ bộc lộ rõ nhất về phong cách của Xuân Diệu thì đó có phải là “Vội vàng”. Thi phẩm này đã nói với chúng ta cái cảm xúc vồ vập với cuộc đời của tuổi trẻ. Thơ Xuân Diệu bao giờ cũng vội vàng, cuống quýt, nó là những cung bậc rạo rực băn khoăn vì thế mà khi vui cũng như khi buồn đều thấy nồng nàn, tha thiết. (ý Hoài Thanh)

Người ta thường nói “Vội vàng” là bản tự bạch đầy đủ nhất về phong cách sống của Xuân Diệu. Vì thế mà tác phẩm có màu sắc luận đề, có thể diễn đạt bài văn nghị luận bằng thơ này như sau: Trần gian rất đẹp, tôi muốn giữ lấy nó. Những quy luật của thời gian của tạo hóa không để cho tuổi trẻ vĩnh hằng. Cho nên muốn sống nhanh hơn trong mỗi giây, mỗi phút của cuộc đời ta cần phải sống vội vàng hơn.

Cảm nhận thời gian và tuổi trẻ trôi đi không lấy lại được chính là một tư duy triết học từ hàng ngàn năm nay, nên vấn đề Xuân Diệu nêu ra trong bài thơ này không lạ. Nhưng cái mới của nó chính là sự diễn đạt bằng thơ ca qua những biến tấu của trái tim đầy cảm xúc vui buồn với cuộc đời, với tình yêu, với tuổi trẻ.

Ở khổ thơ mở đầu nhà thơ xưng “tôi” và tuyên bố muốn tước đoạt cái quyền của Tạo hóa để những gì thuộc về sự sống tươi đẹp phải là vĩnh cửu.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.”

Từ ngữ “tôi muốn” được nhắc lại và đặt đầu mỗi câu thơ diễn tả tâm nguyện, nỗi khát khao được sống, được hòa mình với thiên nhiên, được thâu tóm hết những điều tốt đẹp nhất đang diễn ra ở ngoài kia. Dường như Xuân Diệu muốn đoạt đi quyền của tạo hóa. Vốn dĩ nắng, gió là những hiện tượng rất tự nhiên của tạo hóa; nhưng tác giả lại có ý định muốn “tắt nắng” và “buộc gió”.

Đó là những việc rất khó khăn, mà thực ra là không thể nhưng Xuân Diệu vẫn muốn đến cháy bỏng. Động từ “tắt” và “buộc” càng khẳng định hơn nữa khát khao mãnh liệt ấy. Đây có thể xem là cái “tôi” độc đáo và đặc biệt của Xuân Diệu tạo cho người đọc một cảm giác rất riêng, rất mới. Ông muốn ôm hết xuân sắc của đời để sống, để yêu mãnh liệt hơn nữa.

Nhà thơ lãng mạn người Pháp Bô-đơ-le đã từng nói “ Ôi đau đớn! ôi đau đớn! thời gian ăn cuộc sống”. Đối với ông, sự vận động của thời gian là một niềm đau đớn. Thế nhưng, trước sự vận động của thời gian Xuân Diệu chỉ thể hiện nỗi cuống quýt, vội vàng trước thời gian không đứng đợi.

Chỉ với những câu thơ đầu, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đến ngông cuồng: tôi muốn tắt nắng/ tôi muốn buộc gió. Đó là những ước muốn kì lạ bởi tắt nắng, buộc gió là công việc của tạo hóa. Đối với Chế Lan Viên “ tất cả cuộc đời chỉ là vô nghĩa”, là khổ đau. Không thích mùa xuân, người thanh niên này muốn ngăn bước chân của nó bằng những gì sót lại của mùa thu trước. Những lá vàng rơi, muôn cánh hoa tàn…với cả “ý thu góp lại” tạo lên hàng rào tâm tưởng để “chắn nẻo xuân sang”.

Thế nhưng ở bài “vội vàng” Xuân Diệu dường như có thái độ khác hẳn.Thi sĩ muốn tước đoạt quyền của tạo hóa. Là bởi tắt nắng “cho màu đừng nhạt”, buộc gió”cho hương đừng bay đi”. Hóa ra trong niềm ước hết sức ngộ nghĩnh, ngông cuồng ấy nhà thơ muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi mãi lên hương tỏa sắc giữa cuộc đời này. Niềm ước muốn mang một vẻ đẹp nhân văn của một tâm hồn nghệ sĩ.

Bởi vậy đến với thơ Xuân Diệu mỗi người như được sống trong một thế giới khác, của thiên nhiên, của tình yêu, Xuân Diệu khuyên chúng ta hãy sống với trần gian với những gì Tạo Hóa ban tặng. Chúng ta không chỉ ngắm chúng mà phải sống với chúng. Hãy sống vội vàng chứ không nên chuẩn bị sống vội vàng.

Gửi tặng bạn 💕 Phân Tích Chiều Xuân Của Anh Thơ 💕 9 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Khổ 1 Đơn Giản – Mẫu 13

Tham khảo dưới đây bài văn mẫu phân tích bài thơ Vội vàng khổ 1 đơn giản với những ý văn ngắn gọn và luận điểm cơ bản nhất.

Trước cách mạng thơ Xuân Diệu nói về tình yêu với những gì thiết tha nồng nàn, rạo rực nhất mà đôi lúc ta có thể ví nó là một nụ hôn kiểu Pháp giữa những kẻ đang si mê vì tình. Thơ ông như một khu vườn đủ mọi hương sắc, là một bản giao hưởng đủ mọi thanh âm, tình yêu cũng muôn màu muôn vẻ từ ngây thơ e ấp, nồng nàn, đằm thắm đến si mê điên dại.

Mà Vội vàng chính là thi phẩm tiêu biểu nhất cho lối viết, cho hồn thơ lúc này của Xuân Diệu. Ở đó người thi sĩ vì “tình” mà trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, đó là những cảm xúc rất “mới”, rất lạ, là thứ xúc cảm của “một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

Quay lại với Vội vàng, ở khổ thơ đầu tiên, người ta thấy thi sĩ hiện lên với một tâm hồn khao khát níu giữ rất lạ, dường như ở đây tồn tại đến hai cái “tôi” tách biệt, cùng hướng về một phía, cùng mong được giữ lại vẻ đẹp của tạo hóa, đó là cái tôi đầy “ích kỷ” và khác biệt, lần đầu tiên xuất hiện trong thơ Mới.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Biện pháp điệp cấu trúc “Tôi muốn…”, bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt của tác giả trong việc “tắt nắng”, “buộc gió”, chặn đứng lại bước đi của tạo hóa, của thời gian để giữ lại những gì tươi đẹp nhất của mùa xuân, đó màu nắng hồng ấm áp, đó là mùi hương thơm ngát của muôn hoa đang khoe sắc khắp nhân gian. Cái “tôi” trữ tình của thi sĩ sĩ đã được bộc lộ bằng những ham muốn có phần kỳ quặc ấy.

Lúc đầu có lẽ người ta thấy Xuân Diệu giống một kẻ ngông cuồng, táo bạo vì tình, thế nên mới có những suy nghĩ nông nổi và thách thức cả tạo hóa như thế, nhưng lúc nghĩ lại người ta lại thấy Xuân Diệu thật giống một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng và bướng bỉnh, một khi đã thèm, đã thích cái gì thì chỉ muốn chiếm làm của riêng cho kỳ được, một cách “ích kỷ” rất ngây thơ và có thể thông cảm được.

Nói Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới quả thật là đúng, và nó có cái lý của nó cả, khi các thi sĩ cùng thời, cũng sáng tác thơ Mới nhưng vẫn chưa thoát khỏi việc tìm “sự quên”, “sự thoát ly” ở những viễn cảnh không phải trần gian, hay vẫn còn bế tắc trước thế sự đường thời. Thì Xuân Diệu lại cho người ta thấy một diện mạo thơ thật lạ, một triết lý nhân sinh mới: Cái đẹp nằm ngay ở trần gian, ở ngay cạnh chúng ta chúng không phải ở bồng lai tiên cảnh nào hết!

Và khi thơ ông đến nó đã thực sự là một mồi lửa muốn “đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới”. Trong ý thức về bước đi của thời gian và đời người ngắn ngủi hoàn toàn tách biệt lẫn nhau, người chết là trở về với cát bụi, chẳng có vòng luân hồi chuyển thế nào cả, thì thi sĩ lại càng trân quý hơn cái cuộc đời vốn ngắn ngủi của mình, trân trọng tuổi trẻ và yêu nhất là mùa xuân.

Thế là trước cảnh tượng thời gian thoi đưa, bỗng nhiên Xuân Diệu cảm thấy hoảng hốt, cảm thấy lo lắng, sợ những thứ đẹp đẽ mà mình vẫn trân quý bao gồm ánh nắng và hương hoa hai thứ đại diện cho mùa xuân sẽ nhưng chóng vụt mất và lụi tàn. Thành ra người mới bộc lộ niềm khát khao được “tắt nắng”, “buộc gió” kiềm giữ vòng quay của tạo hóa là vậy. Nhưng dĩ nhiên đây chỉ là giải pháp, lúc thi nhân còn bối rối, còn chưa tìm ra được giải pháp nào mà thôi.

Vội vàng là minh chứng rõ nét nhất cho tấm lòng sâu nặng, tha thiết với mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ của Xuân Diệu, người đến với đời bằng một giọng thơ yêu đời, yêu sống đầy thấm thía, khiến các thi nhân cùng thời không khỏi cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ về một hồn thơ quá đỗi sôi nổi, cuồng nhiệt.

Nhưng mãi rồi người ta cũng thấy quen và người ta dần thấu hiểu cái chất thơ Pháp lãng mạn nhưng luôn dáng dấp mềm mại của văn chương Việt Nam. Xuân Diệu khi buồn cũng vậy, khi vui cũng vậy, thơ người lúc nào cũng nồng nàn, rạo rực, một hồn thơ trẻ mãi không già, tình tứ tận trăm năm.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Phân Tích Bài Thơ Tương Tư Nguyễn Bính 🌟 11 Bài Văn Hay

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Nghệ Thuật – Mẫu 14

Đón đọc dưới đây bài văn mẫu phân tích Vội vàng khổ 1 nghệ thuật để có được cho mình những định hướng làm bài cụ thể.

Phong trào Thơ Mới thời kì 1930 – 1945 là một nhánh rẽ táo bạo của thơ ca Việt Nam, những hồn thơ tài hoa như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ đã mang tới một màu sắc hoàn toàn mới lạ cho thi ca Việt. Nếu Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã nhận định mỗi tác giả có một hồn thơ riêng, “ảo não như Huy Cận, mở rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyên Nhược Pháp, quê mùa như Nguyễn Bính, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.

Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, ông hoàng của thơ tình yêu. Trong thơ Xuân Diệu ta bắt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, ham sống tới cuồng nhiệt và cũng chính ông là người mang tới quan niệm nhân sinh mới mẻ và những cách tân nghệ thuật độc đáo. Nhắc tới thi sĩ này ta nghĩ ngay tới nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một cái tôi khao khát giao cảm với cuộc đời.

Trong suốt cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật của nước nhà thi sĩ đã để lại cho đời vô số những bài thơ hay, giàu giá trị, trong đó “Vội Vàng” là một thi phẩm đặc sắc được rút ra từ tập Thơ Thơ sáng tác năm 1938. Đặc biệt khổ thơ đầu với những lời thơ ngắn gọn nhưng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ.

Chỉ với mười ba câu thơ nhưng đã phần nào đưa độc giả đi khám phá hồn thơ chân thật của Xuân Diệu. Ở đó ta thấy tâm hồn của một chàng trai trẻ ham sống, nặng tình với cuộc đời và mong muốn làm những điều tưởng chừng như phi lý để níu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của tuổi trẻ. Nó như một điểm xuất phát để từ đây nhà thơ trình bày những quan niệm táo bạo, mới lạ về thời gian và triết lý sống vội vàng ở những phần sau.

Khổ thơ đầu cho ta thấy một tình yêu cuộc sống tới mãnh liệt của nhân vật trữ tình:

“Tôi muốn tắt nắng đi,Cho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lại,Cho hương đừng bay đi ”

Ở đây nhân vật trữ tình muốn thực hiện những hoạt động kì lạ, muốn “tắt nắng, buộc gió” để “màu đừng nhạt” và “hương đừng bay”. Có lẽ xuất phát từ một con người yêu tuổi trẻ, mê cuộc sống và cũng ý thức được rằng những thứ đó gắn liền với thời gian, mà thời gian trôi đi theo quy luật của tạo hóa sẽ không bao giờ trỏ lại được.

Vì thế nhà thơ khát khao thực hiện những hành động có vẻ ngông cuồng, phi lý đó là tắt nắng, buộc gió để giữ lại những gì tươi đẹp nhất của hiện tại, giữ lại cái ấm áp của mùa xuân, giữ lại hương thơm nồng nàn của cuộc đời. Nghĩa là Xuân Diệu muốn đoạt quyền của tạo hóa, muốn chống lại những quy luật vốn có của tự nhiên. Và điều đó là hoàn toàn không thể.

Mong muốn ấy như được đẩy lên tới cao trào khi điệp từ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần kết hợp với các động từ mạnh khẳng định khát vọng tới cháy bỏng của nhà thơ rằng tôi muốn giữ được cái đẹp, muốn giữ sức tươi trẻ của ngày hôm nay. Có thể nói đây không chỉ là ước mơ của riêng mình Xuân Diệu mà còn là của chung nhân loại nhưng khát vọng tới da diết, tới cuồng say và cách mở đầu mới lạ như thế này thì chỉ Xuân Diệu mới có.

Nghĩa là thi sĩ ý thức được sự vô tình của thời gian và tạo hóa. Ngay giờ phút này đây hãy tỉnh táo vội vàng tận hưởng cuộc sống tươi đẹp bởi nó là sự một đi không trở lại. Những câu thơ diễn tả tâm trạng vừa sung sướng vừa vội vàng để hưởng thụ cuộc đời. Và cũng từ đây mở ra những dòng tâm trạng mới vội vàng hơn, thiết tha hơn trong những câu thơ tiếp theo.

Khổ thơ đầu đã bộc lộ một tâm hồn yêu đời, ham sống đến khát khao mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Với bút pháp miêu tả, liệt kê Xuân Diệu đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh tràn đầy nhựa sống và sự lung linh của sắc màu vạn vật, đưa người đọc cùng dạo chơi với thi sĩ, cùng tận hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi trẻ rồi giục dã con người hãy sống nhanh, sống sao cho hết mình, vì chỉ có sống vội vàng ta mới không làm hoang phí thời gian và tuổi thanh xuân.

Để có được một thông điệp mới mẻ này chứng tỏ người thi sĩ phải thật sự tinh tế, nhạy cảm với bước đi của thời gian và Xuân Diệu đã có thể làm nên điều ấy.

SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Bài Lưu Biệt Khi Xuất Dương 💧 15 Bài Văn Hay

Phân Tích Khổ Thơ Đầu Của Bài Vội Vàng Lớp 11 – Mẫu 15

Bài văn mẫu phân tích khổ thơ đầu của bài Vội vàng lớp 11 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

Xuân Diệu là một nhà thơ xuất sắc, có thể ví ông là một đại biểu xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Làm thơ về mùa xuân vốn là truyền thống của thơ ca Việt Nam và trên cả thế giới, bởi mùa xuân hội tụ rất nhiều vẻ đẹp tinh tế tràn đầy sức sống và trong mỗi một bài thơ mùa xuân luôn hiện lên những vẻ đẹp rất riêng, khơi gợi những cảm xúc tích cực trong tâm hồn người đọc.

Đặc biệt trong phong trào thơ mới giai đoạn 1932 – 1945, mùa xuân được nhiều tác giả ưu ái đưa vào làm chủ đề của tác phẩm hơn cả, ví như Hàn mặc Tử với Mùa xuân chín, Nguyễn Bính với Mùa xuân xanh, hay một nét xuân đầy hoài niệm, tiếc nuối của Vũ Đình Liên với Ông đồ. Và Xuân Diệu đã nổi lên như một hiện tượng trong một loạt thơ xuân với Vội vàng, với những nét rất riêng rất, mới trong cái hồn thơ của một “nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới”.

Vội vàng nằm trong tập Thơ Thơ, tập thơ đầu tay của Xuân Diệu khi xuất hiện đã ngay lập tức vinh danh tên tuổi của Xuân Diệu như một đại biểu xuất sắc của của phong trào thơ mới.

Vội vàng được đánh giá là bài thơ xuất sắc nhất của tập Thơ thơ, mà giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có một lời nhận xét rất hay và chính xác dành cho nội dung của bài thơ cũng như nội dung xuyên suốt toàn tập Thơ Thơ: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

Đây cũng chính là hai đặc điểm của phong cách thơ Xuân Diệu, làm nên giá trị trong những tác phẩm của ông, đồng thời góp phần trọng yếu làm nên tên tuổi của Xuân Diệu giữa một rừng thơ mới đầy màu sắc.

Ta có thể thấy hiện rõ trong thơ ông một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, tạo nên những cảm xúc bề nổi đầy đắm say và nồng nàn, thì những quan niệm nhân sinh mới mẻ trong thơ ông lại mang đến cái trích luận là phần sâu, là mạch ngầm để khơi gợi nên những cảm xúc rất riêng của Xuân Diệu mà không nhà thơ nào có được, chính những yếu tố này đã khiến thơ Xuân Diệu đi một cách dễ dàng vào tâm hồn người đọc.

Trong 4 câu thơ đầu tiên, mỗi một câu thơ đều thể hiện tinh thần yêu cuộc sống thiết tha và rạo rực của nhà thơ. Khổ thơ ngũ ngôn đầu tiên lại như hoàn toàn tách biệt với lối thơ của cả bài:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.”

Dễ dàng nhận thấy ở đây tác giả đã sử dụng một biện pháp nghệ thuật rất quen thuộc đó là điệp cấu trúc “Tôi muốn…/Cho…”, điều ấy nhằm nhấn mạnh khao khát tha thiết và cháy bỏng trong tâm hồn người nghệ sĩ, muốn “tắt nắng” để giữ màu cho cuộc sống, muốn “buộc gió” để lưu hương cho cuộc đời.

Đây là những khao khát đẹp đẽ, nhà thơ mong muốn được lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống, khoảnh khắc hiện tại, khoảnh khắc mùa xuân vương đầy trong màu gió, màu nắng, bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian. Điệp từ “đừng” khiến người ta liên tưởng đến việc Xuân Diệu đang cầu xin, một lời cầu xin đầy khẩn thiết trước quyền năng vô hạn của tạo hóa.

Chỉ qua 4 dòng thơ đầu tiên đã cảm nhận được cái “tôi” trữ tình của tác giả hiện lên thật độc đáo, đó là sự giao hòa giữa một cái tôi của người chỉ huy đầy ngông cuồng và táo bạo, đó là cái tôi đầy ngộ nghĩnh và dễ thương như một đứa trẻ hồn nhiên và yêu đời. Nhưng tất cả đều chỉ hướng đến một mục đích duy nhất đó là nỗi khát khao chặn lại bước đi của thời gian để lưu giữ lại những khoảnh khắc xinh đẹp của hiện tại và đó chính là biểu hiện đầy cụ thể của tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say trong tâm hồn Xuân Diệu.

Có thể thấy thơ Xuân Diệu mà tiêu biểu là Vội vàng luôn tồn tại những quan điểm hết sức mới lạ và độc đáo mà chưa nhà thơ nào dám bước ra khỏi vùng an toàn để khai thác, đó là quan niệm về thời gian, về cuộc sống và về tình yêu. Đọc thơ ông ta bỗng nhận ra được những lẽ sống mới của tuổi trẻ, sống sao cho đúng là sống, đừng phí hoài thanh xuân vì những suy nghĩ nhàn tản hay trốn tránh mà hãy hưởng thụ lấy cái đẹp đẽ hiện tại luôn có mặt ở xung quanh chúng ta, đừng để cuộc sống là nhiều của nhiều lần tiếc nuối.

Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài 🌜 10 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Thơ Vội Vàng Đoạn 1 – Mẫu 16

Phân Tích Thơ Vội Vàng Đoạn 1 với nét tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về nội dung và hình thức của Xuân Diệu.

Thời đại thơ mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của thơ ca Việt Nam. Thời điểm thơ văn khoác lên cho mình một chiếc áo được cách tân mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ vun trồng những hồn thơ tài ba như: Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu,…

Theo như Hoài Thanh nhận định Tản Đà là người “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì đương sắp sửa” thì có lẽ Xuân Diệu là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm trong lòng bạn đọc khi cho ra đời tập: “Thơ thơ” được xem là đỉnh cao trong phong trào thơ mới.

Bài thơ “Vội vàng” được trích từ tập thơ ấy, tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về nội dung và hình thức của Xuân Diệu. “Một hồn thơ rạo rực băn khoăn trong những câu thơ lời ít ý nhiều như đọng lại bao tinh hoa”.

Giữa lúc ta lên tiên cùng Tản Đà, đắm chìm trong mộng tưởng cùng Hàn Mặc Tử thì Xuân Diệu là người đã “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Lòng yêu đời yêu cuộc sống tha thiết đã khiến tâm hồn của thi sĩ bám chặt lấy cuộc sống trần thế, không thoát ly hoàn toàn như các nhà thơ khác. Với đời, ông có một khát khao cháy bỏng:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Nhà thơ sử dụng những câu thơ ngắn với âm điệu nhanh, ngôn ngữ thơ dứt khoát để thể hiện ước muốn mãnh liệt muốn níu giữ thời gian. Bởi lẽ thời gian là nỗi ám ảnh nhất trong cuộc đời:

“Ôi đau đớn! Ôi đau đớn! Thời gian ăn cuộc đời”(Bauxtelaire)

Là một hồn thơ rạo rực, tha thiết với đời, ông muốn tận hưởng những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của trần thế nhưng ngặt một nỗi:

“Thời gian thấm thoắt thoi đưaNó đi đi mãi có chờ đợi ai”(Tục ngữ)

Vì thế thi nhân rất trân trọng những giây phút tươi đẹp của cuộc đời. Người dùng tất cả giác quan tạo hoá ban tặng để cảm nhận thời gian. Thời gian vốn vô hình, vô vị, vô tình đi vào thơ Xuân Diệu bỗng rất hữu hình, nên thơ qua hình ảnh “nắng”, “gió”. Từ “tôi muốn” được điệp lại kết hợp với những động từ mạnh như “tắt” (nắng), “buộc” (gió) thể hiện một tư thế chủ động muốn đóng băng thời gian vì một lẽ đời tươi đẹp phía trước:

“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật…………………..Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa”

Những câu thơ với âm điệu nhẹ nhàng, hình ảnh tươi sáng đã vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên đậm sắc, hương, thanh. Vạn vật đang ở độ đương thì tươi ngon nhất, đẹp đẽ nhất. Chim chóc, hoa lá, ong bướm như vực dậy để tận hưởng cảnh xuân tươi tắn, mượt mà.

Cảnh vật không tĩnh lặng mà náo động linh hoạt với những hình ảnh liên tưởng độc đáo của thi sĩ. “Tuần tháng mật” của đôi vợ chồng đắm say trở thành mùa của ong bướm dập dìu rất lãng mạn. Tiếng hót của chim yến chim oanh trở thành “khúc tình si” hút hồn biết bao con người yêu cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Và ánh nắng được nhân hoá như một nàng tiên e thẹn với những ánh mi dài cuốn hút vạn vật. Tất cả như chan hoà làm nên một mảnh vườn đẹp nên thơ mà rất trần đời. Từ đó cái đẹp của mùa xuân thiên nhiên còn ẩn dụ như cái đẹp của con người ở độ sắc xuân, đương thì.

Qua đó, ta thấy được thi sĩ có sự cảm nhận mùa xuân rất tinh tế và có tài khéo léo vẽ lại những hình ảnh ấy với một thứ sức sống căng tràn, nảy nở. Nói bóng bẩy như Vũ Bằng thì thứ thứ nhựa sống mỡ màng ấy như “máu căng lên trong lộc của loài nai, như những mầm non háo hức muốn bức ra từ những thân cây”.

Thi sĩ chọn thời điểm rạo rực nhất “tháng giêng”, “tươi mới nhất mỗi buổi sớm”, để miêu tả khiến bức tranh thiên nhiên mùa xuân càng tinh khôi, xinh đẹp. Không chỉ vậy, nhà thơ còn tạo nên một thiên đường của xúc cảm.

Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác được dùng rất linh hoạt từ xúc giác “tuần tháng mật”, thính giác “khúc tình si”, thị giác “ánh sáng chớp hàng mi”.

Tâm hồn của thi nhân rạo rực, tha thiết, bâng khuâng trước cảnh trần thế xinh đẹp vô cùng đã khơi nguồn nên những hình ảnh sáng tạo độc đáo trong những vần thơ. Vào lúc ấy, hồn thơ, hồn người, hồn của thiên nhiên đất trời như giao hoà để Xuân Diệu viết nên một câu tuyệt bút:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

”Tháng giêng” vốn vô hình bỗng trở nên hữu hình căng đầy một tình yêu trần thế. Một thứ tình cảm rạo rực, cháy bỏng trong tâm hồn thi nhân đã được dồn nén kết tụ trong một từ “ngon” duy nhất rất tài hoa.

Câu thơ với điểm nhấn là từ “ngon” được dùng rất đắt thể hiện một quan điểm mĩ học rất mới mẻ về sự cảm nhận thiên nhiên phảng phất sắc thái của “nhục thể”. Tuy vậy, ý thơ không gây thô tục mà có phần mới lạ.

Nhà thơ cảm nhận rất tinh tế ý vị của thời gian nên có sự chuyển đổi xúc giác sang vị giác. Quả thật, Xuân Diệu bên cạnh có đôi mắt nhìn đời rất tinh tế còn có một tâm hồn rất thiết tha, nhạy cảm với cuộc sống.

Những câu thơ: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật”, “Của yến anh này đây khúc tình si” và “giêng ngon như một cặp môi gần” mang một quan điểm mĩ học rất mới so với thơ ca truyền thống trước đó.

Thơ trung đại con người được các nhà văn, nhà thơ tạo tác trên những chuẩn mực của thiên nhiên. Bút pháp ước lệ tượng trưng luôn gắn liền với việc miêu tả con người:

“Râu hùm, hàm én, mày ngài”“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”(Nguyễn Du)

Thế mới thấy thơ Xuân Diệu đã hoàn toàn lột xác và hướng về một nguồn quan điểm mới rất gần với shakespears:

“Con người là kiểu mẫu của muôn loài”

Nhà thơ đã lấy con người làm khuôn mẫu để tạo ra những hình thái thiên nhiên mang một sức hấp dẫn kì lạ, một sự tươi mới chưa từng có. Người cảm nhận thiên nhiên bằng một lăng kính trái hình với thi ca thời xưa. Qua đó, ta thấy thêm tin yêu một hồn thơ mới đã đem đến cho ta một hình ảnh đầy thi vị, một ánh màu mới mẻ trong thơ ca.

“Thơ Xuân Diệu là một niềm khát khao giao cảm với đời”(Nguyễn Đăng Mạnh)

Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được khúc xạ qua lăng kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng chảy của thời gian. Thời điểm vạn vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng trên ranh giới của sự lụi tàn, héo úa.

Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ đi vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người thư thái dạo ngắm vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian với một thái độ mến yêu, trân trọng” này đây”.

Đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy từng dòng chữ rất mới, những tư tưởng tiến bộ thoát ly hoàn toàn những khuôn sáo cổ điển, tuy say mà tỉnh, mộng nhưng thực. Cảnh sắc xuân như xô đẩy câu thơ, khuôn khổ thơ bị xê dịch như “một đống hỗn độn đẹp xô bồ vừa say dậy” (Bích Khê). Đó là điều khiến thơ của thi sĩ từng bước chứng tỏ sức sống mãnh liệt qua thời gian mặc dù người khen rất nhiều người chê cũng không ít.

Tóm lại, đoạn thơ thể hiện một một khát vọng sống thiết tha mãnh liệt rất trần đời. Một hương vị lạ góp phần làm đa dạng sự mới mẻ trong phong trào thơ mới. Dù rằng thơ Xuân Diệu mang một phong cách rất Tây nhưng nhìn chung lầu thơ của ông được xây dựng trên mảnh đất thơ ca truyền thống.

Sự tiếp thu những tư tưởng mới, biết hoà nhập nhưng không hoà tan là nét chung rất đáng ngợi ca khâm phục của Xuân Diệu nói riêng và các nhà thơ mới nói chung. Vì thế Xuân Diệu xứng đáng là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh).

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Tình Yêu Và Thù Hận 🌹 8 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Đoạn 1 Vội Vàng Xuân Diệu Đặc Sắc – Mẫu 17

Tham khảo bài văn mẫu phân tích đoạn 1 Vội vàng Xuân Diệu đặc sắc dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi những ý văn hay.

Được mệnh danh là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, những sáng tác của Xuân Diệu luôn mang đến cho người đọc một sức sống mới, dạt dào, cảm xúc, tràn đầy sức xuân, nhựa sống và tình yêu. Bài thơ “Vội vàng” là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. Đọc bài thơ “Vội vàng” nói chung, mười ba câu thơ mở đầu bài thơ nói riêng, người đọc sẽ cảm nhận được một cách chân thực và rõ nét tình yêu say đắm, khát khao mãnh liệt của nhà thơ đối với thiên đường trên mặt đất.

Bốn câu thơ mở đầu bài thơ chính là một khổ ngũ ngôn, thể hiện ước muốn kì lạ nhưng mãnh liệt và cháy bỏng của thi sĩ.

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi

Nắng và gió là những hiện tượng muôn đời, vĩnh cửu của thiên nhiên, tạo hóa, không bất cứ ai có thể níu giữ hay thay đổi được nó. Ấy vậy mà, giờ đây, thi sĩ Xuân Diệu lại khao khát được “tắt nắng” để giữ lại những màu nắng tuyệt diệu ấy, khao khát được “buộc gió” để níu giữ những hương thơm của cuộc đời.

Những ước muốn, khao khát ấy của tác giả như được nhấn mạnh thêm khi điệp ngữ “tôi muốn” được tác giả lặp lại hai lần. Cái ước muốn quay ngược lại quy luật tự nhiên – một ước muốn không thể hiện thực hóa ấy của nhà thơ Xuân Diệu xét đến cùng chính là biểu hiện của một tình yêu say đắm, sâu sắc, vô bờ thế giới, cuộc sống thắm sắc đượm hương này.

Và để rồi, trong phần còn lại của đoạn thơ mở đầu, tác giả đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một bức tranh thiên đường trên mặt đất, “một bữa tiệc lớn” ngát hương, rực sắc giữa chốn trần gian.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh này đây khúc tình si;Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa;

Với những hình ảnh thơ độc đáo ong bướm đang tuần tháng mật, “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất’, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tình tứ, ngọt ngào. Thêm vào đó, việc sử dụng điệp ngữ “này đây” dường như khiến người đọc cảm nhận thấy rằng vạn vật như đang phô, đang phô diễn ra đầy gợi cảm và mời mọc còn nhân vật trữ tình thì như đang đứng giữa thiên đường ấy mà thường thức, mà chỉ, mà đếm mà kể nhưng không xuể.

Không dừng lại ở bức tranh với nhiều hình ảnh độc đáo mà đó còn là bức tranh với ngập tràn sắc xanh của hoa, của lá, của đồng nội cùng âm thanh những khúc tình si của yến anh. Tất cả, tất cả những điều đó đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, vạn vật như đang căng tròn sức sống mãnh liệt, vạn vật, mọi âm thanh, màu sắc đang quyện hòa, cộng hưởng vào nhau để tạo nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngọt ngào và mê đắm lòng người.

Đồng thời, đó còn là một bức tranh thiên nhiên tình tứ, ngọt ngào, vạn vật đang ở thời kì viên mãn, hạnh phúc nhất như chốn “vườn tình”, “vườn yêu”. Và để rồi, Xuân Diệu đã có những cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc về bức tranh tuyệt diệu ấy:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Có lẽ, trước Xuân Diệu, trong thi ca Việt Nam chưa từng có cảm giác “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Xuân Diệu với hình ảnh so sánh độc đáo này như muốn chứng minh với người đọc thiên nhiên không còn là vật thể vô tri, vô giác nữa mà với ông nó giống như “cặp môi gần” – làn môi căng tràn, ngọt ngào và quyến rũ của người phụ nữ. Để rồi, cái cảm giác bấy giờ là cảm giác của ái ân tình tự. Chính cảm giác ấy đã làm cho tháng giêng kia mang trong mình sức quyến rũ không thể cưỡng lại được của một người rạo rực, trinh nguyên.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Có thể thấy, Xuân Diệu đã tìm ra một bức tranh tuyệt diệu, một thiên đường ngay ở chính trên mặt đất chứ không phải ở đâu xa xôi. Chính phát hiện này đã giúp lí giải vì sao ông lại có ước muốn kì lạ ở những câu thơ mở đầu bài thơ nhưng cũng chính vẻ đẹp của bức tranh ấy cũng làm nhà thơ cảm thấy luyến tiếc, lưu luyến mùa xuân khi nó vẫn đang còn tồn tại.

Tóm lại, đoạn thơ mở đầu bài thơ “Vội vàng” với những hình ảnh thơ độc đáo, hấp dẫn cùng nhịp thơ nhanh, mạnh đã vẽ nên một thiên đường trên trần thế, đồng thời cũng cho thấy ước muốn, khao khát được tận hưởng những vẻ đẹp của thiên đường ngay trên chính trần thế này của nhà thơ Xuân Diệu.

Ngoài Phân Tích Vội Vàng Khổ 1, tại SCR.VN còn có những bài 🦋 Cảm Nhận Bài Thơ Tỏ Lòng 🦋 hay và ý nghĩa!

Phân Tích Đoạn 1 Vội Vàng Chi Tiết – Mẫu 18

Bài văn phân tích đoạn 1 Vội vàng chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được đầy đủ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Xuân Diệu “ nhà thơ mới nhất của các nhà thơ mới”. Cái mới của nhà thơ Mới này chính là cảm xúc dạt dào trong từng câu thơ của ông. Nó được bộc lộ mà chẳng ngại ngần chút gì.Một cái tôi mới độc đáo, một dòng cảm xúc riêng biệt làm nên “thương hiệu” thơ ca của Xuân Diệu. Nhắc đến ông không thể quên được bài thơ “Vội vàng”. Bài thơ gây ấn tượng với người đọc ngay từ những vần thơ đầu tiên.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho màu đừng bay đi”

Mở đầu bài thơ là những vần thơ dạt dào cảm xúc. Xuân Diệu xưng “tôi”, không phải “ta”. Không còn cái phi ngã của văn học trung đại, giờ đây, người nghệ sĩ đã dám xưng “tôi”, dám khẳng định cái tôi cá nhân, dám đưa cảm xúc của mình vào văn thơ. Dũng cảm sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi”, tác giả còn đưa ra những ước muốn táo bạo.

Điệp ngữ “tôi muốn” cùng nhịp ngắt 1-3, 2-4 bộc lộ mạnh mẽ niềm khao khát của thi nhân: nhà thơ muốn tắt nắng đi để giữ lại màu tươi của nắng, không muốn nó bị phai nhạt, nhà thơ muốn buộc gió lại để giữ lại mùi hương trong gió, không muốn gió thổi mùi hương bay đi. Khát vọng muốn điều khiển thiên nhiên, muốn níu giữ những gì đẹp nhất của thiên nhiên ở lại với mình. Một ước mơ táo bạo và mãnh liệt cũng có phần phi lí nhưng là cái phi lí lý tưởng.

Cái khát vọng tươi đẹp, lãng mạn ấy bắt nguồn từ cái nhìn thơ mộng, tươi sáng về thiên nhiên mùa xuân:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần vui hàng gõ cửa”

Với thủ pháp liệt kê cùng điệp cấu trúc “này đây” khắc hoạ lại hình ảnh vạn vật đang mơn mởn sức sống mới, đang khoe vẻ đẹp tươi mới của mình. Chim chóc, hoa lá, ong bướm ca hát, khoe hương trước cảnh xuân tươi tắn, mựơt mà. Cảnh vật không tĩnh lặng như trong thơ ca xưa mà mọi vật như có sức sống mơn mởn, mang cái hồn, cái tình mà tác giả gửi vào.

Ánh sáng chan hoà nhẹ nhàng như đang “chớp hàng mi”. Cái chớp mi nhẹ nhàng, yểu điệu của người con gái. Quả thực dưới ngòi bút dạt dào cảm xúc của Xuân Diệu, thiên nhiên hiện lên đẹp sinh động rạng ngời.

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

Trước cái đẹp của mùa xuân, nhà thơ phải ví von Tháng giêng với “ cặp môi gần”. Cái vô hình được ví với cái hữu hình. Tháng giêng ấy trong tác giả ngọt ngào, gần gũi, rạo rực thứ tình yêu trần thế, thực tại. Nhà thơ cảm nhận rất tinh tế ý vị của thời gian nên có sự chuyển đổi xúc giác sang vị giác. Dưới con mắt của kẻ si tình, mùa xuân hiện ra thật đẹp, thật gợi cảm. Chính điều này càng khiến cho khao khát chiếm hữu, hưởng thụ của người nghệ sĩ với thiên nhiên trở nên mãnh liệt và hiện thực hóa.

Nhưng rồi, chính cái hiện thực này khiến tác giả phải thốt lên tiếc nuối:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Trước cái đẹp của mùa xuân, trước tuổi trẻ của con người, tác giả như muốn chiếm hữu tất cả nhưng lại bật lên tiếng nói đối lập Mùa xuân đẹp hấp dẫn làm cho thi sĩ “sung sướng” nhưng rồi có cái gì đó khiến cho thi sĩ phải “vội vàng”. Có lẽ bởi mùa xuân chỉ đẹp khi nó còn đương tươi trẻ, còn đang tràn đầy sức sống. Khi nó qua đi thì tất cả chỉ còn dĩ vãng. Mà thời gian không chờ đợi ai. Tác giả phải “ vội vàng” để đón nhận tất cả những gì đẹp nhất của mùa xuân hay tuổi xuân, tuổi trẻ con người.

Trong đoạn thơ đầu bài Vội vàng, Xuân Diệu bày tỏ niềm say mê, tình yêu vui sướng của mình trước mùa xuân rực rỡ tươi đẹp nhưng đồng thời cũng ý thức được về quy luật của thời gian để từ đó cảm nhận được mùa xuân ngay trong thực tại. Qua đó, người đọc cũng thấy mình như được sống cùng nhịp điệu cảm xúc dạt dào của người nghệ sĩ.

Bên cạnh Phân Tích Vội Vàng Khổ 1, mời bạn đón đọc tuyển tập 🌜 Cảm Nhận Về Bài Thơ Đất Nước 🌜 đặc sắc.

Phân Tích Đoạn 1 Vội Vàng Học Sinh Giỏi – Mẫu 19

Bài văn phân tích đoạn 1 Vội vàng học sinh giỏi dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Mỗi nhà thơ đến với văn đàn đều mang một dấu ấn riêng, mang một cặp mắt mới để lưu dấu trong lòng bạn đọc, nếu đôi mắt thơ của Huy Cận mang nét buồn không gian, thì đôi mắt thơ Xuân Diệu lại là cặp mắt xanh non biếc rờn để bao luyến cảnh sắc nhân gian, để đem trái tim và bầu máu nóng của mình mang đến sức sống cho nhân thế. Khổ thơ đầu bài thơ Vội vàng đã mang đậm nét hồn ấy.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.”

Tưởng như hồn thơ dạt dào và tươi trẻ của Xuân Diệu đã biến câu thơ thành những dòng nhựa sống chảy tràn từng câu chữ, nhưng không chỉ vậy, Xuân Diệu còn muốn đoạt quyền của tạo hóa để biến trần gian thành một bữa tiệc thắm sắc đượm hương. Ước muốn mãnh liệt này xuất phát từ cái tôi yêu trần thế nồng nàn tha thiết, muốn mang cả bầu thơ túi rượu để được nâng chén cùng thiên nhiên.

Với Xuân Diệu, nếu nhân gian chỉ là một bức tranh với những gam màu nhạt nhòa, và những hương sắc nhạt phai thì đó không còn là thế giới mà thi nhân hằng ao ước, hằng ham muốn đem bầu máu nóng và tình yêu của mình để hiến dâng cho nó nữa.

Nếu như ở những dòng thơ mở đầu, là lời tỏ bày mãnh liệt ham muốn được tắt nắng buộc gió để lưu giữ thanh sắc trần gian thì đến những dòng thơ tiếp theo, Xuân Diệu không chỉ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên như một mâm tiệc mùa xuân khổng lồ, mà còn đưa đến cho người đọc cách cảm nhận mới mẻ về cuộc sống:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa ong bướm này đây khúc tình si.Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửaTháng Giêng ngon như một cặp môi hồngTôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ đã hoài xuân”.

Có thể thấy dưới “cặp mắt xanh non và biếc rờn”, vườn trần gian trong thơ Xuân Diệu không chỉ đơn thuần là sự góp nhặt của những cảnh vật đơn sơ, nhạt vị, mà mỗi ngọn cây lá cỏ, mỗi lời ca điệu hồn đều như uống phải ánh mắt si tình của thi nhân nên cũng lên hương đầy mặn nồng, biến vườn trần thành một vườn xuân.

Nào là “tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, khúc tình si…” tất cả đan bện, hòa quyện gắn kết để bức tranh của Xuân Diệu dậy sắc, lên hương. Bức tranh xuân vừa mang màu tươi mới, trẻ trung, lại vừa có những thanh âm đầy trong trẻo, ngọt ngào. Đặc biệt là so sánh táo bạo về tháng Giêng như một cặp môi gần là một cách tân táo bạo và đầy mới mẻ của thi nhân. Lấy cái hữu hình để so sánh với cái vô hình, lấy cái gợi về cảm giác để gợi về thời gian, nhất là lấy ái ân, tình tự để gọi về mùa xuân.

Hóa ra trong mắt chàng thi sĩ bao luyến nhân gian bằng tình yêu ấy, tất cả cảnh vật nơi nơi đều là tình yêu, đều là những gì yêu kiều duyên dáng, đều mang mật ngọt của tình tự. Có một điều làm nên nét riêng này ở Xuân Diệu đó là, trước Xuân Diệu các nhà thơ thường chỉ thấy cuộc đời này mang đầy tính chất buồn thảm thê lương.

Bà Huyện Thanh Quan ví nó như “cuộc hí trường” biết mấy đau thương, còn Nguyễn Du gọi nó là những “cuộc bể dâu”. Gần Xuân Diệu hơn, Thế Lữ chán ghét thực tại tầm thường mà tìm về với chốn thiên thai hạ giới, để say sưa trong lời ca điệu nhạc, trong chốn bồng lai.

Nhưng Xuân Diệu ở ngay trong đoạn thơ này, với những dòng cảm xúc nóng hổi bao luyến nhân gian, rồi phác họa chúng lên tràng viết, đã cho ta thấy cuộc đời vẫn lộng lẫy, tươi vui, và đáng sống, và nó như một bữa tiệc trần gian để con người say sưa trong men say của tình tự. Cho nên Hoài Thanh với đánh giá rằng: “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”.

Xuân Diệu tưởng như chỉ là một chàng thi sĩ nhạy cảm tinh tế, đem theo hồn thơ của mình để mang phấn thông của tình yêu đến muôn nơi, để cùng nhau say sưa trong bầu thơ của thi nhân, để con người nhận ra rằng cuộc đời này đáng sống, hãy biết cách trân trọng cuộc sống trần thế.

Ngoài Phân Tích Vội Vàng Khổ 1, xem nhiều hơn những nội dung ý nghĩa khác trong 💕 Nghị Luận Về Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ 💕 đặc sắc.

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 2 – Mẫu 20

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 2 để cảm nhận được vẻ đẹp của một giọng thơ nồng nàn, đắm say khi nói về mùa xuân về tình yêu về cuộc đời.

Trong suốt giai đoạn mà phong trào thơ mới nở rộ một cách mạnh mẽ với sự ra đời của các cây bút có sức sáng tạo, sức trẻ dường như làm lấn át cả một nền thơ cổ vốn ngự trị trên đất nước hàng ngàn năm. Trong đó người ta không thể không nhắc đến những cái tên tiêu biểu như Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên,… mỗi người một vẻ, ai cũng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ.

Và Xuân Diệu đã đến, đã đem đến cho làng thơ mới một làn gió lạ, nhận luôn cái danh hiệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” mà Hoài Thanh đã viết những câu rất thú vị như sau: “Bây giờ khó mà nói hết được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy,…”.

Thơ Xuân Diệu sở dĩ mới lạ là ở cái cách người xây dựng và khai thác chủ đề, giữa một loạt các nhà thơ mới như vậy, nhưng chỉ có một mình Xuân Diệu có cái giọng thơ nồng nàn, đắm say khi nói về mùa xuân về tình yêu về cuộc đời như vậy. Có thể nói rằng “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu đắm say tình yêu, đắm say cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết”.

Ở Vội vàng người ta thấy rõ được cái chất thơ ấy của Xuân Diệu, đặc biệt là 13 câu thơ đầu, chính là cái cách nhà thơ cảm nhận và tận hưởng bức tranh thiên nhiên, bức tranh mùa xuân, kèm theo đó là bức tranh tình yêu một cách nồng nàn và tha thiết vô cùng.

Thơ Xuân Diệu không phải ai cũng cảm nhận được cái hay của nó, bởi đôi lúc người ta thấy nó sao dồn dập, sao vội vàng và đôi khi quá đỗi “trần truồng” khiến những nhà thơ thời ấy khó chấp nhận, bởi nó mới lạ, mang âm hưởng Pháp nhưng khi đọc vào lại thấy đậm vị quê hương. Nó giống như một món ăn vị lạ, khó để nói thành lời, mà cái người ta không diễn giải được thì người ta sẽ gạt đi.

Ngược lại với những ai đã yêu thơ Xuân Diệu thì lại mê lắm, và đa số ấy là những người trẻ tuổi, họ có chung một nỗi niềm muốn sống “nhanh” muốn tận hưởng cho trọn hứng của nhà thơ. Và “với một nhà thơ còn gì quý bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ”.

Ngay từ những dòng thơ đầu Xuân Diệu đã không ngần ngại mà bộc lộ cái niềm khao khát mãnh liệt của mình giữa cuộc đời.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”.

Đó là những khao khát có phần ngông cuồng và táo bạo, đúng với cái cá tính của Xuân Diệu. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, muốn đi ngược lại với quy luật của đất trời, bởi trên tất cả Xuân Diệu ý thức được rằng, chẳng có màu nắng nào đẹp bằng nắng của mùa xuân, cũng chẳng có gì thanh mát, tuyệt vời như hương hoa cỏ thoảng đưa trong gió biếc.

Thế nên ông nuối tiếc lắm, nếu như nắng tàn phai, nếu như gió cuốn hết hương hoa ngọt ngào, thì còn đâu cái mùa xuân tươi đẹp, xinh xẻo – thứ mà ông vẫn hằng trông đợi, khao khát và níu giữ cả cuộc đời bằng tất cả đắm say, tha thiết nữa.

Chính vì thế, nhà thơ đã bộc lộ cái khát khao cháy bỏng được đi ngược lại với quy luật khắt khe của tạo hóa, vượt lên trên tầm vóc của đất trời vũ trụ để lưu lại cho đời những thứ tuyệt vời, tốt đẹp nhất. Ấy là màu nắng nhàn nhạt, êm dịu đượm sắc xuân, ấy là hương thơm diệu kỳ của muôn đóa hoa rực rỡ, đại diện cho một trời xuân đang nở rộ.

Mà chính ra là Xuân Diệu đang cố “tắt nắng đi”, đang muốn “buộc gió lại” để hòng ôm ấp lấy chúng mà thưởng thức một mình, chứ đã nghĩ đến ai gì cho cam! Xuân Diệu chính là nhà thơ có cái lòng “ích kỷ” kỳ lạ lùng như thế, đi tranh giành, khao khát thứ mà hậu thế chẳng mấy người để mắt một cách cuống quýt và vội vã, khiến người ta thương mà không trách được.

Có thể nói rằng, ở trong bốn câu thơ đầu người ta thấy nổi lên hai cái “tôi” rất thú vị, một cái tôi ngông cuồng, mạnh mẽ dám thách thức cả tạo hóa, đất trời để đạt được khát vọng cá nhân.

Và một cái tôi cũng rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên như một đứa trẻ, bồng bột và có những mộng tưởng rất đỗi hoang đường, nhưng lại rất trẻ trung và tràn trề sức sống. Tổng hòa hai cái tôi tưởng chừng như biệt lập ấy lại mang đến cho nhà thơ một chân dung riêng, một màu sắc riêng trong thế giới thi ca vốn lắm kẻ nhân tài này.

Như vậy có thể thấy trong 4 câu thơ đầu Xuân Diệu vừa bộc lộ cái tôi cá nhân đặc biệt của mình đồng thời cũng bày tỏ nỗi lòng khao khát mãnh liệt về mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ thông qua bức tranh khung cảnh mùa xuân đầy đủ hương, sắc, vị.

Thông qua đó tác giả còn cho chúng ta nhận ra một chân lý rằng cái đẹp của tạo hóa luôn ngự trị ở xung quanh chúng ta, chứ không phải là một chốn thần tiên, cõi phật nào cả, vấn đề là con người có đủ tình yêu, sự tinh tế để cảm nhận và tận hưởng chúng hay không mà thôi.

Ngoài những bài Phân Tích Vội Vàng Khổ 1, đọc nhiều hơn 🌹 Phân Tích Bài Thơ Đất Nước 🌹 dành cho bạn!

Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Và 3 – Mẫu 21

Để viết phân tích Vội vàng khổ 1 và 3, các em học sinh cần nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Tham khảo bài văn mẫu phân tích Vội vàng khổ 1 3 dưới đây:

Mùa xuân đến trong sự chào đón của đất trời và của cả lòng người. Đề tài mùa xuân có lẽ đã quá quen thuộc trong nền văn học từ xưa đến nay. Khi những cánh én chao nghiêng trên bầu trời, khi những cánh đào, cành mai khoe sắc thắm, khi cơn gió xuân ấm áp mơn man trên mái tóc, những vần thơ về mùa xuân lại được cất lên để ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, diễn tả niềm vui say, háo hức của con người khi mùa xuân đến. Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

Là một thi sĩ của tình yêu và tuổi trẻ, không lí gì ông lại không yêu mùa xuân. Bằng một hồn thơ trẻ trung, tươi mới, ông đã đưa người đọc đến một vườn xuân tràn ngập ánh sáng, rực rỡ hương thơm, ngỡ như một thiên đường trên mặt đất. Từ đó, ông bày tỏ quan niệm về lối sống vội vàng để tận hưởng hết mọi phút giây hạnh phúc trên trần giới. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn phân tích bài thơ “Vội vàng”- bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu.

Khi viết lời đề tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, Thế Lữ đã nồng nhiệt khẳng định: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người, lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần, ông đã không trốn trành mà còn quyến luyến cõi đời này”. Xuân Diệu xuất hiện trên văn đàn thơ lãng mạn Việt Nam 1930- 1945 như một ông hoàng thơ tình, một thi sĩ của tuổi trẻ và tình yêu.

Đến với thơ của ông, chúng ta bắt gặp một hồn thơ trẻ trung, tươi mới, luôn khao khát giao cảm với đời đến mãnh liệt. “Vội vàng” là bài thơ thể hiện tập trung và rõ nét nhất phong cách thơ Xuân Diệu, đặc biệt là trong các khổ thơ 1 và 3 của thi phẩm.

“Vội vàng” lấy đề tài quen thuộc là mùa xuân. Mùa xuân trong thơ cổ thường gắn với trạng thái nhàn nhã, vô tư của thi nhân xưa. Còn trong phong trào thơ mới, nếu như Chế Lan Viên thù ghét mùa xuân mà khắc khoải tìm về “ thu trước xa lăm lắm” bao nhiêu thì Xuân Diệu lại say đắm mùa xuân bấy nhiêu. Mở đầu bài thơ, thi sĩ đã bộc lộ cái tôi trữ tình ấy một cách đầy táo bạo:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Những câu thơ cho thấy một sự tân kì, mới lạ chưa từng có trong thơ ca truyền thống. “Tôi muốn” lặp lại hai lần diễn tả cái khao khát mãnh liệt muốn đảo ngược thiên nhiên, chặn vòng quay của vũ trụ và đoạt quyền tạo hóa để buộc lại dòng thời gian niên viễn không ngừng, để níu giữ mọi vẻ đẹp của trần thế đang thời tươi sắc.

Có thể nói qua khao khát có phần ngông cuồng và phi lí ấy, Xuân Diệu đã thể hiện quan niệm sống trọn vẹn với mỗi phút giây hiện tại, xua tay chối từ quá khứ và cuộc đời phẳng lặng, nhạt nhẽo. Nếu khi xưa, các nhà thơ thường chỉ sử dụng thị giác và thính giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì thi sĩ thời Thơ mới “ thức nhọn mọi giác quan” để thưởng thức trọn vẹn mọi vẻ đẹp và sự say đắm, quyến rũ hồn người của vạn vật lúc xuân sang.

Đoạn cuối cùng, nhà thơ bỗng chuyển từ “tôi” sang “ta”, nhịp thơ nhanh, dồn dập, gấp gáp, giọng thơ sôi nổi say mê của một con người xanh tuổi trẻ lòng:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi;-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Xuân Diệu thể hiện khao khát mãnh liệt muốn dang rộng vòng tay, mở rộng tâm hồn để ôm cho khắp, thâu cho trọn, riết cho chặt cả cuộc sống đang thời tươi sắc. Cả đoạn thơ tràn ngập những động từ, từ láy diễn tả những hành động, trạng thái, đặc biệt là những cảm xúc nhục thể là sản phẩm của nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Chính những câu thơ ấy tạo cho ta cảm giác về một dòng sông cảm xúc đang dâng trào dữ dội, để rồi kết thúc bài thơ trong sự ấn tượng và bất ngờ. Trong thơ Xuân Diệu, mùa xuân đầy mời gọi, hấp dẫn trong cặp môi thắm, má hồng. Hình ảnh xuân hồng với từ “cắn” khiến người đọc xen chút giật mình vì tứ thơ độc đáo, thể hiện khao khát mãnh liệt: được sống để yêu.

Với “Vội vàng”, Xuân Diệu đã đem đến cho nền văn học Việt Nam một làn gió mới lạ, thật tân kì, thật trẻ trung, thật tươi mới. Qua bài thơ, ta còn bắt gặp hình ảnh một cái tôi trẻ tuổi trẻ lòng với cặp mắt xanh non và rờn biếc đang thức nhọn mọi giác quan để cảm nhận mọi vẻ đẹp của trần thế, cùng với quan niệm sống vội vàng, sống hết mình để hưởng thụ từng phút giây hiện tại của tuổi trẻ và hạnh phúc.

❤️️ Không chỉ có Phân Tích Vội Vàng Khổ 1, đọc nhiều hơn tuyển tập 👉 Cảm Nhận Bài Thơ Ánh Trăng ❤️️

Từ khóa » Khổ 1 Vội Vàng