Phân Tích Khổ Thơ Cuối Bài Viếng Lăng Bác Câu Hỏi 4668770

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • ntta9988logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      454

    • Điểm

      8983

    • Cảm ơn

      671

    • Ngữ văn
    • Lớp 9
    • 30 điểm
    • ntta9988 - 20:23:47 15/06/2022
    phân tích khổ thơ cuối bài viếng lăng bác
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • phuongdungphologoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      165

    • Điểm

      2364

    • Cảm ơn

      101

    • phuongdungpho
    • Câu trả lời hay nhất!
    • 15/06/2022

    Khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác đã được cây bút Viễn Phương khắc hoạ lại cảm xúc của ông trước khi phải rời khỏi nơi Bác đang nghỉ:

    "Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

    "Mai về miền Nam thương trào nước mắt" Câu thơ thể hiện khoảng cách thời gian ngắn ngủi, khơi gợi trong lòng nhà thơ những cảm xúc lưu luyến. Cụm từ "thương trào nước mắt" nghe dạt dào mà thấm sâu, là sự kính yêu cuộc đời cao cả của Bác, là nỗi xót đau khi đối mặt với giờ phút chia ly cận kề. "Thương" ở đây bao gồn cả thương yêu, thương kính và thương xót. "Thương" đến trào nước mắt là niềm cảm xúc không thể dừng lại, không thể kiềm chế được nước mắt, những giọt nước mắt trước lúc chia xa. Cảm xúc đó cũng chính là cảm xúc của bao người dân VN, của triệu trái tim luôn hướng về Bác. Cảm xúc ấy cũng là nguyên nhân để nhà thơ nói lên ước nguyện sâu thẳm trong tâm hồn: "Muốn làm con chim hót...chốn này"

    Điệp ngữ "muốn làm" được điệp lại nhiều lần như để khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn hoá thân thành những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên đất nước để dâng lên cho Bác. Nhà thơ muốn làm con chim cất lên tiếng hót mê say, muốn làm đoá hoa toả hương cho đời. Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hoá thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quang lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm cất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất con người và dân tộc Việt Nam.

    #phuongdungpho

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 1
    • reportBáo vi phạm
    • avataravatar
      • ntta9988logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        454

      • Điểm

        8983

      • Cảm ơn

        671

      làm cả 1 khổ thơ nó liền nhau đc 0 ạ??

    • avataravatar
      • phuongdungphologoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        165

      • Điểm

        2364

      • Cảm ơn

        101

      phân tích thơ thì việc tách khổ không vấn đề gì mà ạ, mình tách như này ra để ptich rõ điệp ngữ muốn làm á chứ ghép vào sợ bị đảo

    • avataravatar
      • ntta9988logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        454

      • Điểm

        8983

      • Cảm ơn

        671

      dạ 0 cần đâu ạ đừng tách khổ ạ

    • avataravatar
      • ntta9988logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        454

      • Điểm

        8983

      • Cảm ơn

        671

      bạn gom lại cho mình đi ạ

    • avataravatar
      • phuongdungphologoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        165

      • Điểm

        2364

      • Cảm ơn

        101

      vâng thế cậu viết liền khổ vào ạ, rồi 2 đoạn kia ghép vào nhau theo thứ tự ạ

    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • thanhxuan800
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      2545

    • Điểm

      45677

    • Cảm ơn

      2238

    • thanhxuan800
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 15/06/2022

    Khổ cuối của bài thơViếng lăng Báclà cảm xúc, nỗi lưu luyến và ước nguyện của nhà thơ khi phải ra về, tạm biệt lăng Bác. Lòng nhớ thương kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Ở khổ thơ này, nỗi niềm xúc động đã tuôn trào thành những dòng nước mắt của một người con miền Nam lần đầu được ra với Bác. Sinh thời, Bác luôn có một mong muốn cháy bỏng là được vào thăm miền Nam ruột thịt nhưng chưa làm được. Nước nhà thống nhất - tâm nguyện cả đời Bác - Bác cũng không được chứng kiến. Tình cảm bị rịn, lưu luyến chắp cánh cho mong muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác. Nhà thơ muốn được hóa thân làm con chim hót, làm đóa hoa tỏa hương, làm cây tre trung hiếu để được dâng hiến những gì tốt đẹp nhất cho Bác và cho đất nước. Hình ảnh cây tre lặp lại ở khổ đầu và khổ cuối tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ tạo giọng điệu dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 2
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Trong Bài Viếng Lăng Bác