Đăng nhập
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > - Tặng tiền điện tử miễn phí
- Phát thẻ điện thoại miễn phí
- Những nhiệm vụ kiếm tiền
- Hướng dẫn kiếm tiền Binance
FR CV NV QC Phân tích Khung cảnh nạn đói Vợ Nhặt của Kim Lân
Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Heo nhỏ dễ gần, 1 Tháng tám 2021.
-
Heo nhỏ dễ gần
Bài viết: 6 Khung cảnh nạn đói Vợ nhặt MỞ BÀI: THÂN BÀI: Nhà văn Kim Lân đã chọn bối cảnh để viết "VN" là nạn đói Ất Dậu năm 1945 - năm đã được ví là "sự hủy diệt khủng khiếp" trong lịch sử với quá nhiều đau thương, mất mát của dân tộc Việt Nam. Thảm họa ấy đã diễn ra trên 32 tỉnh ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, hậu quả của nó đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận lại "Nạn đói kém còn nguy hiểm hơn cả nạn chiến tranh". Thí dụ, trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chỉ chết 1 triệu người, Đức chỉ chết 3 triệu người, thế mà nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ nước ta đã chết hơn 2 triệu người. Trên nền hiện thực ấy, Kim Lân đã xây dựng câu chuyện xoay quanh cuộc đối mặt giữa sự sống và cái chết của những người dân xóm ngụ cư. Hiện thực ở đây được tác giả miêu tả thật đáng sợ và đau thương qua khung cảnh và sự chết chóc của con người. Không gian của nạn đói là ở một xóm ngụ cư. Bản thân chữ "ngụ cư" đã khiến người đọc hình dung đến một địa điểm tập hợp những con người "tha phương cầu thực" để mưu sinh. Ấy vậy mà xóm ngụ cư đã nghèo nay lại còn bị "cái đói đã tràn đến xóm này từ lúc nào". Động từ "tràn" khiến người đọc liên tưởng trận đói như một cơn lũ ùa về đột ngột, như muốn nhấn chìm mọi sự sống và con người chỉ biết bị động mà đón nhận, không thể nào chống đỡ được. Tác giả còn quay ống kính cận cảnh đến một không gian cụ thể hơn là "ngã tư xóm chợ". Vào buổi chiều, xóm chợ càng xác xơ, heo hút, tăm tối. Sự tâm tối không phải vì trời chiều đã chuyển dần về đêm mà còn do 2 bên dãy phố úp sụp, tối om, không nhà nào có ánh đèn. Cả xóm ngụ cư bé nhỏ và tồi tàn ấy như bị nuốt chửng bởi bóng đêm, bởi sự vắng lặng, tĩnh mịch đến rợn người của màn đêm. Trong không gian tăm tối và tiêu điều ấy, người đọc như còn cảm nhận thấy sự lạnh lẽo bởi từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, không gian hoang vắng của cả cánh đồng chỉ còn có rơm rạ. Điểm vào đó là âm thanh thê thiết của đám quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi đang gào lên từng hồi, mà theo tâm linh phương Đông, mỗi lần có tiếng quạ kêu là có 1 người rời khỏi cõi trần. Bao bọc lấy xóm ngụ cư, ai ai cũng ám ảnh dai dẳng từng hồi nuối tiếc không thôi, cho thấy cái chết cũng nối đuôi nhau liên tiếp không dứt. Những nhà có người chết cũng vang lên tiếng khóc hờ, vừa ai oán vừa não nề. Quả thật, không khí nơi đây khiến người đọc như cảm thấy đang sống ở địa ngục trần gian bởi dường như không có dấu hiệu của sự sống. Nhưng có lẽ cái ám ảnh nhất của nạn đói là được Kim Lân thể hiện qua hình ảnh con người. Qua những trang văn của ông, người ta không còn phân biệt được, không hình dung được sự khác nhau giữa người sống và người chết. Bởi những người sống "từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dìu dắt nhau lên xanh xám như những bóng ma, người nằm ngổn ngang khắp lều chợ", tư thế thể hiện sự đón nhận cái chết đến gần, muốn thoát ra nhưng không được nên đành chấp nhận. Đằng sau lối miêu tả đó, ta cũng phần nào hình dung được cả những tiếng thổn thức của Kim Lân khi xót xa cho số phận của đồng bào mình lúc bấy giờ. Nói về tính chất tàn khốc của nạn đói này, có một nhà nghiên cứu đã viết: "Nạn đói vô cùng khủng khiếp! Nó kéo dài cái chết khiến nạn nhân bị các cơn đói dày vò, đau khổ, tủi nhục. Nhìn thấy người thân chết mà không cứu được, biết đến lượt mình rồi sẽ chết nhưng không thoát được.." Bức tranh nạn đói được Kim Lân miêu tả chân thực đến độ người đọc có thể hình dung được màu sắc của nó, hình dung ra được màu xanh xám của những người gần chết vì đói, màu đen đặc của bóng tối bao trùm, mùi vị kinh khủng từ sự ẩm thôi của rác rưởi và mùi gây của xác người, quyện trông đó còn có mùi khét lẹt của đống rơm được đốt ở những nhà có người chết. Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố hình ảnh, âm thanh, mùi vị, màu sắc, Kim Lân đã tạo ra được ấn tượng khó có thể phai mờ về nạn đói kinh khủng cách chúng ta 76 năm. Mặc dù không có một dòng nào tố cáo trực tiếp tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhưng thông qua những tờ văn của tác giả, tội ác của chúng vẫn hiện lên một cách rõ rệt, chúng là nguyên nhân khiến hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Viết về cái đói, Kim Lân không phải là người đầu tiên, bởi ta cũng đã từng thấy nó trong các bài văn của Nam Cao, Tô Hoài, Ngô Tất Tố.. về sự hủy diệt khủng khiếp của thảm họa này. Thế nhưng ở Kim Lân, những thước phim quay chậm về cuộc đời của nhân dân Bắc Bộ cuối 1944 đầu 1945 mới được thể hiện một cách ấn tượng và chân thực nhất. Kim Lân đã tô đậm hiện thực của nạn đói ở đoạn mở đầu của tác phẩm bằng ngôn ngữ sống động, bút pháp tả thực sắc nét, nghệ thuật dựng cảnh tài tình khiến những trang văn trở nên linh hoạt, không khô cứng nhưng có giá trị tố cáo mạnh mẽ. Thế nhưng, trong một phát biểu, Kim Lân đã từng nói: "Khi viết về nạn đói, người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói, người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, tới hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vân muốn sống, sống cho ra con người." Có lẽ vì vậy, Kim Lân đã dành những trang văn vừa chân thực vừa cảm động nhất để nói về nạn đói. Đối với ông, đây cũng được coi như là một "cơ hội" để ông khám phá, tìm kiếm được vẻ đẹp của tình người và khẳng định những phẩm chất cao quý tốt đẹp ở người dân lao động. Đây cũng là lí do mà trên nền bối cảnh ấy, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo đó là việc anh cu Tràng nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp. Tình huống truyện đã tác động mạnh mẽ đến các nhân vật tronng tác phẩm, làm sáng lên vẻ đẹp của niềm tin, sự hi vọng vào tương lai của mỗi con người nơi xóm ngụ cư. Bối cảnh của nạn đói vừa mang giá trị nghệ thuật vừa mang giá trị nhân đạo giàu sức tố cáo, đồng thời cũng cho thấy được thân phận bi thảm của nhân dân lao động dưới ách thống trị, áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Qua đó Kim Lân cũng góp thêm 1 tiếng nói cùng với các nhà văn khác phản ánh 1 hiện thực lịch sử, đưa đến những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn cho con người. Hơn 70 năm trôi qua, tác phẩm "Vợ Nhặt" vẫn còn giá trị như một lời động viên, thúc giục con người cần phải sống ý nghĩa, đặc biệt phải trân trọng không khí hòa bình hiện nay.
Admin và Thùy Minh thích bài này. Last edited by a moderator: 1 Tháng hai 2023 Heo nhỏ dễ gần, 1 Tháng tám 2021 #1 - ☺ kiếm được 38,466 đ từ bài viết, nhận
-
Từ Khóa:
- nghị luận
- phân tích
- tác giả kim lân
- văn học việt nam
- vợ nhặt
Trả lời qua Facebook
- Login with Facebook
- Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!
Đề tài cần chú ý
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc... Ột Éc replied 7 Tháng mười một 2024
- Nội quy box học online Sói replied 1 Tháng tám 2023
Đang tải... Xem nhiều nhất tuần
- Phân tích đoạn trích Thúc Sinh... AiroiD posted 15 Tháng mười một 2024
- Đọc hiểu: Sự trung thực của trí... Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 11:27 PM
- Đọc hiểu: Tiếng việt - Lưu Quang Vũ Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 10:21 PM
- Nghị luận xã hội: Vai trò của... Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 12:41 PM
- Nghị luận xã hội: Tuổi trẻ sáng tạo Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 12:36 PM
Đang tải... Ma có thật hay không?
- Có 296 phiếu
- Không 163 phiếu
Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > Đang tải...