Phân Tích Lúa Mì - Gia Cát Lợi

MẶT HÀNG LÚA MÌ TRONG THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH HÀNG HOÁ

Lúa mì CBOT (Mã hợp đồng: ZWA) là sản phẩm thường được lựa chọn giao dịch, thuộc nhóm hàng hóa nông sản có khối lượng giao dịch nhiều trên thế giới. Lúa mì được trồng vào khoảng 10,000 năm trước Công nguyên. Người Ai Cập thường trồng và nướng bánh mì trong lò nướng hơn 5,000 năm trước. Ngày nay, lúa mì được coi là một trong những loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau gạo. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về thị trường Lúa mì cũng như bàn luận xem có nên đầu tư vào mặt hàng này hay không!

Tình hình phát triển của Ngành nuôi trồng và sản xuất Lúa mì

Sản lượng

Lúa mì được trồng ở khắp nơi trên thế giới, trừ Nam Cực. Lúa mì có nhiều giống, do đó, tùy loại giống khác nhau mà lúa mì được trồng ở những nơi khác nhau. 

10 nước trồng Lúa mì trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Pakistan,Úc và Ukraine.

USDA dự báo sản lượng toàn cầu vụ 2021/22 ở mức kỷ lục 789 triệu tấn, tăng gần 13 triệu tấn so với năm trước. Trong đó, Liên minh Châu Âu được dự báo có mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất so với cùng kỳ năm ngoái do diện tích và sản lượng lúa mì đều được dự báo cao hơn khi thời tiết cải thiện kể từ đợt hạn hán năm ngoái.

Thu hoạch

Thời gian trồng và thu hoạch Lúa mì

Chế biến

Lúa mì chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu như vitamin B, canxi, sắt và protein. Lúa mì được sử dụng để chế biến các loại sản phẩm như: Protein cao làm bánh mì cao cấp, Bánh mì, Bánh quy, Thức ăn chăn nuôi,…

Ngoài ra Lúa mì còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp khác như: Dược phẩm dùng gluten trong lúa mì để sản xuất capsules; Ngành công nghiệp giấy dùng gluten để trán giấy; Đối với sức khỏe và làm đẹp, lúa mì được sử dụng để bổ sung vitamin E;…

Tình hình xuất nhập khẩu lúa mì trên thế giới

Các nước xuất khẩu Lúa mì lớn nhất thế giới: Nga, EU, Mỹ và Canada .

Các nước nhập khẩu Lúa mì lớn trên thế giới: Bắc Phi, các nước Đông Nam Á, Trung Đông.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá Lúa Mì

Độ mạnh của đồng USD

Cũng giống như Đậu Tương và Ngô, đồng USD cũng ảnh hưởng đến giá của Lúa Mì. Đồng USD tăng giá sẽ tạo áp lực lên giá Lúa Mì trong khi đồng USD giảm giá sẽ hỗ trợ Lúa Mì.

Chênh lệch giữa cung cầu thị trường

Chính phủ thường có những hành động điều chỉnh cung cầu trên thị trường Lúa Mì. Ví dụ, trong những năm gần đây, Ấn Độ đã ban hành thuế nhập khẩu Lúa Mì để hỗ trợ sản xuất Lúa Mì trong nước. Các nước bị áp thuế nhập khẩu Lúa Mì sẽ có xu hướng trồng những loại ngũ cốc khác thay vì Lúa Mì.

Nhu cầu tiêu thụ tại các nước đang phát triển

Tại các nước phát triển, tốc độ gia tăng dân số đã suy giảm. Nhưng ở các nước đang phát triển như Châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông là những nước đang trong thời kỳ bùng nổ dân số. Khi dân số ở các nước này tăng lên, nhu cầu về thực phẩm cũng sẽ tăng lên.

Lúa Mì là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, phát triển ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Do đó Lúa Mì có thể là ngũ cốc được sử dụng chủ yếu ở những nước đang phát triển. Tất nhiên, khi kinh tế hay chính trị các nước này bất ổn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá Lúa Mì.

Thời tiết

Điều kiện thời tiết đóng vai trò quan trọng đối với giá Lúa Mì. Nếu năng suất bị ảnh hưởng do lượng mưa quá mức hay hạn hán thì giá Lúa Mì sẽ tăng cao vì nguồn cung giảm. Ngược lại, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi có thể thúc đẩy sản lượng Lúa Mì thu hoạch, làm giá Lúa Mì giảm đi.

Tuy nhiên, nguồn cung Lúa Mì nằm rải rác ở khắp các nơi trên thế giới. Do đó, điều kiện tăng trưởng kém ở một số khu vực trên thế giới thường được bù đắp bằng điều kiện thuận lợi ở các nơi khác.

Chính sách trợ cấp ethanol của chính phủ Mỹ

Chính phủ Mỹ thường trợ cấp cho nông dân trồng Ngô nhằm thúc đẩy sản xuất ethanol. Do đó, nông dân Mỹ có thể tăng diện tích trồng Ngô so với Lúa Mì từ đó làm giảm sản lượng thu hoạch Lúa Mì, làm giá Lúa Mì tăng cao.

Những lợi ích khi đầu tư Lúa mì tại thị trường giao dịch hàng hoá

Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh Lúa mì

– Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất Lúa mì trong điều kiện bất ổn về giá. 

– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Lúa mì.

Đối với Nhà đầu tư

– Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Lúa mì, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều .

– Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Như vậy, để việc đầu tư thực sự hiệu quả, trước khi quyết định đầu tư Lúa mì, các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị từ việc tìm hiểu kỹ về thị trường, giá cả, cách thức và nơi sản xuất mặt hàng Lúa mì. Không những vậy, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về dự báo giá Lúa mì trong tương lai, cách phân tích kỹ thuật thị trường Lúa mì hoặc có thể tham khảo kết quả phân tích đó từ các chuyên viên trong nghề có uy tín.

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, Ngành nuôi trồng và sản xuất Lúa mì bị ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, cần chủ động có những giải pháp để giúp Ngành này thích ứng với tình hình thực tế. Tham gia Thị trường Giao dịch hàng hóa tại Gia Cát Lợi là một cách vô vùng hữu hiệu nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, khai thác tối đa nguồn lợi từ Lúa mì mang lại bởi được bảo hiểm về giá và vấn đề đầu ra. Không chỉ vậy, đầu tư Lúa mì tại Thị trường này giúp người tham gia “hái” ra tiền trong thời buổi kinh tế khó khăn do dịch bệnh như hiện tại.

Nếu Quý khách hàng quan tâm thị trường giao dịch hàng hóa và muốn đầu tư có hiệu quả thì có thể truy cập website https://dautuhanghoa.vn/ hoặc cần hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 024 7109 9247, nhân viên sẵn sàng tư vấn 24/7.

Từ khóa » Hình Lúa Mì