Phân Tích Những Nguyên Tắc Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Và Việc Liên ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kinh Tế - Quản Lý >>
- Quản lý nhà nước
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.02 KB, 17 trang )
1Lời Mở ĐầuCũng giống như bất kỳ một hoạt động có mục đích nào, quản lý nhà nước về kinhtế cũng được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là những tưtưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lýnhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phâncông.Các nguyên tắc trong quản lý nhà nước về kinh tế mang tính khách quan và khoahọc. Ănghen cho rằng “ Nguyên tắc không phải là được ứng dụng vào giới tự nhiên vàlịch sử loài người mà được rút ra trong giới tự nhiên và lịch sử loài người. không phảigiới tự nhiên và loài người thích ứng với nguyên tắc mà trái lại nguyên tắc chỉ đúngnếu nó phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử” nên các nguyên tắc trong quản lý nhànước về kinh tế phải được xây dựng, tổng kết và rút ra từ thực tiễn quản lý nhà nướcvề kinh tế.Trên thực tế, việc tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế cần phải dựatrên rất nhiều nguyên tắc khác nhau. Trong đó có những nguyên tắc được xác định lànguyên tắc cơ bản có tính bao trùm, chi phối toàn bộ hoạt động cơ bản của quản lý nhànước về kinh tế.Với tầm quan trọng như vậy nên nhóm 2 chúng em quyết định chọn đề tài: “Phântích những nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế và việc liên hệ thực tiễn vấn đềnày trong lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện nay”.1Chương 1Cơ sở lý luận về những nguyên tắc cơ bản trong QLNN về kinh tế1.1, Nguyên tắc thống nhất chính trị và kinh tếThống nhất lãnh đạo, chính trị và kinh tế, đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa kinh tếvà chính trị và tạo được động lực cùng chiều cho mọi người dân trong xã hội là mộttrong những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý kinh tế có căn cứ khoa học trongphạm vi quốc gia.- Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế:Trong sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế; Kinh tế quyết định chính trị; Chínhtrị tác động trở lại đến kinh tế.- Nội dung của nguyên tắc:+ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Cụ thể là Đảng phái vạch ra đường lối chủtrương phát triển kinh tế xã hội, chỉ rõ con đường, biện pháp, phương tiện để thực hiệnđược đường lối chủ trương đã vạch ra.+ Bảo đảm sự quản lý của Nhà nước cụ thể là : Nhà nước phải biến đường lối chủtrương của Đảng thành kế hoạch, chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với cácnước trong khu vực và thế giới, Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để hoànchỉnh hệ thống pháp luật làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh…+ Vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn bảo vệ chủ quyền độc lập đất nước, an ninh antoàn xã hội. vừa đấu tranh chống nạn tham nhũng và tệ quan lieu vừa đấu tranh chốngnguy cơ diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.1.2, Nguyên tắc tập trung dân chủ.Nội dung cơ bản của nguyên tắc: Phải đảm bảo mối quan hệ kết hợp chặt chẽ vàtối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý kinh tế. Tập trung phải trên cơ sở dânchủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung.Nhóm 21GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự2Biểu hiện của quản lý tập trung: Có kế hoạch chung phát triển đất nước; Thống nhấtban hành luật pháp; Thực hiện chế độ một thủ trưởng trong quản lý kinh tế.Biểu hiện của quản lý dân chủ: Xoá bỏ cơ chế xin – cho; Cạnh tranh bình đẳng;Tăng cường phân cấp quản lý kinh tế.Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tahiện nay:- Cơ quan quyền lực nhà nước đều do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trướcnhân dân. Các cơ quan hành chính nhà nước toà án viện kiểm sát đều do cơ quanquyền lực nhà nước bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan bầu ra mình1.3, Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.1.3.1, Quản lý nhà nước theo ngànhKhái niệm:Quản lý theo ngành là việc quản lý về mặt kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn củaBộ quản lý ngành ở trung ương đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộcngành trong phạm vi cả nướcNội dung quản lý nhà nước theo ngành:Quản lý Nhà nước theo ngành bao gồm các nội dung quản lý sau đây:- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sáchphát triển kinh tế toàn ngành.- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạchvà các dự án phát triển kinh tế toàn ngành.- Trong việc xây dựng và triển khai các chính sách, biện pháp nhằm phát triểnnguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu và khoa học công nghệ… cho toànngành.Nhóm 22GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự3- Trong việc xây dựng và triển khai các quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tếtrong ngành với Ngân sách Nhà nước.- Thống nhất trong toàn ngành và liên ngành về việc tiêu chuẩn hóa quy cách, chấtlượng sản phẩm. Hình thành tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm.- Trong việc thanh tra và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vịkinh tế trong ngành. Định hướng đầu tư xây dựng lực lượng của ngành, chống sự mấtcân đối trong cơ cấu ngành và vị trí ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốcdânTham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, pháp quy, thế chế kinh tế theochuyên môn của mình để cùng các cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệthống văn bản pháp luật quản lý ngành.1.3.2, Quản lý Nhà nước theo lãnh thổKhái niệmQuản lý nhà nước trên lãnh thổ là việc tổ chức, điều hòa phối hợp hoạt động củatất cả các đơn vị kinh tế phân bổ trên địa bàn lãnh thổ(ở nước ta, chủ yếu là theo lãnhthổ của các đơn vị hành chính)Nội dung- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ( không phân biệt kinh tế trung ương, kinh tế địa phương, các thành phần kinh tế khácnhau) nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lí và có hiệu quả.- Điều hòa, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị kinh tếtrên lãnh thổ nhằm tận dụng tối đa và sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn lực sẵn cótại địa phương.- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của từng vùng lãnh thổ bao gồm: hệthống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, đường sá, cầu cống, hệthống thông tin liên lạc… để phục vụ chung cho cả cộng đồng kinh tế trên lãnh thổ.Nhóm 23GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự41.3.3, Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổKhái niệmNguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phốihợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả mọi lĩnh vựckinh tế. Cả hai chiều quản lý đều phải có trách nhiệm chung trong việc thực hiện mụctiêu của ngành cũng như của lãnh thổ. Sự kết hợp này sẽ tránh được tư tưởng bản vịcủa bộ, ngành, trung ương và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền địa phương.Theo đó, Bộ chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế do mình thành lập và Ủyban nhân dân địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế của địaphương. Từ đó, dẫn đến tình trạng tranh chấp, không có sự liên kết giữa các đơn vịkinh tế trên cùng một địa bàn lãnh thổ, do đó hiệu quả thấp.Nội dung kết hợpSự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau:- Thực hiện quản lý đồng thời cả hai chiều: Quản lý theo ngành và quản lý theolãnh thổ. Có nghĩa là, các đơn vị đó phải chịu sự quản lý của ngành (Bộ) đồng thời nócũng phải chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương trong một số nộidung theo chế độ quy định.- Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theolãnh thổ, không trùng lặp, không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.- Các cơ quan quản lý nhà nước theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụquản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản hiệp quản, tham quản với cơquan nhà nước thuộc chiều kia, theo quy định cụ thể của Nhà nước. Đồng quản là cùngcó quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch. Hiệp quản là cùngnhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến của mình nhưngcó sự thương lượng, trao đổi, bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên tương đắc vớinhau. Tham quản là việc quản lý , ra quyết định của mỗi bên phải trên cơ sở được lấy ýkiến của bên kia.Nhóm 24GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự51.4, Nguyên tắc phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tếvới chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệpQuản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất- kinh doanhlà hai phạm trù, haimặt khác nhau của quá trình quản lý, cần có sự phân biệt vì những lý do sau đây:Một là, trong thời kỳ đổi mới, trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, đãtừng không có sự phân biệt giữa hai loại quản lý nói trên.Hai là, việc phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh cho phépđịnh rõ được trách nhiệm của cơ quan nhà nước và trách nhiệm của cơ quan sản xuấtkinh doanh tại doanh nghiệp. Chỉ khi đó, mọi sai lầm trong quản lý dẫn đến tổn thất tàisản quốc gia, lợi ích của nhân dân sẽ được truy tìm nguyên nhân, thủ phạm. Không aicó thể trốn tránh trách nhiệm.Ba là, trong điều kiện nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu, việc không phânbiệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh là vi phạm tính tự do kinhdoanh và sự chịu trách nhiệm cảu các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế thị trường vàtrong khuôn khổ pháp luật, làm thui chột tính năng động, sáng tạo của giới kinh doanhvà hạn chế hiệu quả sản xuất, kinh doanh.1.5, Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích:Quản lý kinh tế trước hết là quản lý con người, là tổ chức mang tính tích cực laođộng. Con người có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định.Nội dung của nguyên tắc là kết hợp hài hòa 3 loại lợi ích xã hội:+ Kết hợp hài hoà 3 lợi ích: cá nhân- tập thể- nhà nước.+ Biện pháp thực hiện:- thực hiện đường lối phát triển kinh tế đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng các quyluật khách quan phù hợp với đặc điểm của đất nước- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xácNhóm 25GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự6-Thực hiện đầy đủ chế độ hoạch toán kế toán kinh tế và vận dụng đúng đắn các đòn bẩykinh tế để quản lý một cách có hiệu quả mọi tiềm năng và cơ hội1.6, Nguyên tắc đảm bảo về kinh tế, hiệu lực, hiệu quả, công bằng (nguyên tắc4e).- Đảm bảo hiệu lực (Efficient): Khi nhà nước ban hành chính sách kinh tế phảiđược thực thi và đạt được mục tiêu trong thực tiễn.- Đảm bảo hiệu quả (Effect): Thể hiện kết quả đầu tư so với chi phí.- Đảm bảo kinh tế(Economic): Huy động được đầu vào với chi phí thấp nhất.- Đảm bảo công bằng (Equality): đảm bảo công bằng giữa các lĩnh vực kinh tế (Vềsở hữu, phân phối lợi ích…); xã hội (Về y tế, giáo dục, cơ hội tiếp cận các dịch vụ vănminh, hiện đại…); công bằng giữa các vùng miền.1.7, Nguyên tắc gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá- xã hội đảm bảođịnh hướng xã hội chủ nghĩa .Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm duy trì và phát triển các đặc trưngphải có của Chủ nghĩa xã hội.Văn hoá mang tính bản sắc và có cấu trúc hết sức đadạng được xem xét theo nhiều tiêu chi khác nhau (Văn hoá ứng xử, văn hoá cộngđồng, văn hoá doanh nhân, thẩm mỹ, văn hoá lễ hội, du lịch…)- Thực hiện nhiều hình thức phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lựckhác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội.- Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước, khai thác triệt để những tíchcực đồng thời khắc phục, ngăn ngừa những tiêu cực của cơ chế thị trường.- Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên & xã hội.1.8, Nguyên tắc tăng cưòng pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về kinh tếMột trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởnước ta hiện nay là một nền kinh tế đa sở hữu về tư liệu sản xuất. Chính sự xuất hiệncủa nhiều loại hình kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: kinh tế nhàNhóm 26GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự7nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân tư bản, kinh tế tư nhân…đòi hỏi Nhà nước phảiquản lý đối với nền kinh tế bằng những biện pháp, trong đó đặc biệt phải coi trọngphương pháp quản lý bằng pháp luật, trên cơ sở pháp luật. Thực tiễn quản lý nhà nướcđối với nền kinh tế ở nước ta trong những năm qua cho thấy, tình trạng buông lỏng kỷluật, kỷ cương, sự hữu khuynh trong việc thực hiện chức năng tổ chức, giáo dục, xemnhẹ pháp chế trong hoạt động kinh tế của nhiều doanh nghiệp…đã làm cho trật tự kinhtế ở nước ta có nhiều rối loạn, gây ra những tổn thất không nhỏ cho đât nước, đồngthời làm giảm sút nghiêm trọng uy tín va làm lu mờ quyền lực của Nhà nước. Vì vậy,việc thực hiện nguyên tác tăng cường pháp chế XHCN là một yêu cầu khách quan củaquá trình quản lý kinh tế của Nhà nước ta.1.9, Nguyên tắc mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại với yêu cầu các bên cùng cólợi, không xâm phạm độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của nhau.- Nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vừng môi trường hoà bình và tạo điều kiệnquốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, CNH_HĐH đất nước xây dựngvà bảo vệ tổ quốc đảm bảo độc lập và chủ quyền quốc gia.- Mở rộng quan hệ nhiều mặt song phương, đa phương với các nước và vùng lãnhthổ, các trung tâm chính trị kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc tôntrọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ củanhau, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lươnghoà bình…- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tê và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nộilực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCNbảo vệ lợi ích dân tộc an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hoà dân tộc- Coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước XHCN và các nướcláng giềng.Nhóm 27GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự8Chương 2Liên hệ thực tiễn nguyên tắc QLNN về kinh tế trong lĩnh vựcthương mại ở Việt Nam hiện nay.Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nướcvề kinh tế. Đó là sự tác động có định hướng, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lýtrên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụngcác công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong môitrường xác định. Bản chất của quản lý nhà nước về thương mại là một quá trình thựchiện và phối hợp bốn loại chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểmsoát của các cơ quan quản lý vĩ mô các cấp. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhànước về thương mại gồm:- Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại, thống nhất trên toàn lãnhthổ.- Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhànước về thương mại.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn,nhiệm vụ của mình có trách nhiệm quản lý Nhà nước về thương mại đối với lĩnh vựcđược phân công phụ trách.- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại trongphạm vi địa phương theo sự phân công của Chính phủ.Các cơ quan quản lý thương mại cùng thống nhất thực hiện quản lý thương mạitheo các nguyên tắc căn bản sau:2.1. Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị với kinh tế, kinh doanhNguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị kinh tế được thể hiện trong lĩnh vựcthương mại ở chỗ nhà nước thống nhất quản lý thương mại bằng chính sách, luật phápvà công cụ kế hoạch hóa nhằm phát triển thương mại.Mọi hoạt động thương mại đều có sự lãnh đạo và quản lý và thể hiện được vaitrò điều hành, quản lý của nhà nước.Nhóm 28GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự9Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng các pháp luật thương mại có tính bắtbuộc. Mặt khác, nhà nước hướng dẫn, định hướng cho các hoạt động thương mại bằngcác chính sách, kế hoạch hóa thương mại.Kế hoạch hóa thương mại theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, lựa chọn các mụctiêu cho tương lai và biện pháp tổ chức triển khai, giám sát thực hiện mục tiêu đó nhằmđưa thương mại đạt tới vị trí xứng đáng của nó trong tương lai. Kê hoạch hóa thươngmại bao gồm các bộ phận hợp thành chủ yếu sau: chiến lược phát triển thương mại,quy hoạch phát triển thương mại, kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển thương mại,các chương trình, dự án trong thương mại.Trong các công cụ kế hoạch hóa thương mại, chiến lược thương mại là công cụ thểhiện rõ nhất nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị kinh tế trong lĩnh vực thươngmại. Chiến lược thương mại hình thành nhằm đảm bảo cho hoạt động lưu thông hànghóa và cung ứng dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trên cơ sở khai tháctối ưu các nguồn lực và phát triển đúng định hướng mà Đảng và nhà nước đề ra. Vìvậy có thể xem chiến lược phát triển thương mại là sự cụ thể hóa đường lối của Đảngvà nhà nước trong hoạt động thương mại. Trong từng thời kỳ nhất định, phù hợp vớiđường lối, chính sách của Đảng và nhà nước sẽ có những chiến lược phát triển thươngmại với những mục tiêu và những giải pháp tổng quát khác nhau, tùy thuộc vào tìnhhình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Mọi chiến lược phát triển thương mại đềuphải được sự phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Chiến lượcthương mại quốc gia do bộ công thương xây dựng trình Chính Phủ phê duyệt; chiếnlược thương mại tỉnh thành phố do sở công thương xây dựng và trình ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Qua đó cũng có thể thấy được sự gắnbó không tách rời và thống nhất giữa chính trị và kinh tế trong lĩnh vực thương mại.Chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng bao giờ cũng được cụ thể hóa bằng cácchính sách, cơ chế quản lý các hoạt động kinh tế nói chung và lĩnh vực thương mại nóiriêng. Trên cơ sở đường lối chính trị, nhà xây dựng các chiến lược phát triển thươngmại nội địa cũng như ngoại thương trong những giai đoạn nhất định.Nhóm 29GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự10Phát triển thương mại luôn gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng, chủquyền đất nước, chống các nguy cơ xâm lược của kẻ thù trên mọi mặt.Trong mọi hoạt động kinh tế nói chung, cũng như hoạt động thương mại nói riêng,Đảng và nhà nước luôn xác định: cần phải nhận thức đúng đặc điểm, vai trò, vị trí vàtầm quan trọng của từng vùng, đảm bảo phát triển kinh tế - thương mại luôn gắn vớiquốc phòng – an ninh, không có thương mại thuần túy, không thể tách rời thương mạivới bảo vệ tổ quốc. Điều đó có nghĩa là chúng ta không phát triển thương mại bằngmọi giá, mọi cách.Trong những chiến lược đầu tư phát triển thương mại cần huy động vốn từ các tổchức cá nhân nước ngoài thì đều phải cân đối nhằm đảm bảo các lợi ích chính trị vàquốc gia.Để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, bên cạnh việc trao quyền tự do hoạtđộng thương mại cho các chủ thế trong nền kinh tế, nhà nước vẫn quản lý chặt cáchàng hóa, dịch vụ chủ yếu thuộc cân đối quan trọng, xương sống trong nền kinh tếquốc dân. Nhà nước tập trung quản lý và kiểm soát những hàng hóa – dịch vụ thiếtyếu thuộc cân đối lớn của nền kinh tế và đời sống xã hội có độ nhạy cảm cao, liênquan tới kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc gia và con người. Các hàng hóa –dịch vụ này liên quan tới cả ba lĩnh vực nông – lâm – ngư – nghiêp (lương thực, thựcphẩm), công nghiệp và xây dựng cơ bản (sắt thép, xi măng, xăng dầu), dịch vụ (kết cấuhạ tầng kỹ thuật, xã hội và pháp lý).2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ+ Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnhhội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “ đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đốingoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấuvì hòa bình, độc lập và phát triển.”+ Việc vận dụng nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong quản lý, điều hành, kiểm tragiám sát của lĩnh vực thương mại được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục,sáng tạo và triệt để .Nhóm 210GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự11Bắt đầu từ việc xây dựng chiến lược phát triển thương mại các giai đoạn, tiếp theolà các kế hoạch phát triển cụ thể của từng giai đoạn.Giai đoạn 2001 - 2010 tận dụng mọi nguồn lực tập trung vào các ngành, lĩnh vựcmà Việt Nam có lợi thế so sánh để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ đẩy mạnh xuấtkhẩu.Giai đoạn 2001 - 2010 không tập trung xuất khẩu bằng mọi giá. Phát triển thươngmại một cách có hiệu quả và bền vững.Đồng thời với việc xây dựng chiến lược phát triển, cơ quan quản lý ngành cũng đãthông qua được nhiều chính sách pháp luật quản lý ngành liên quân đến các hoạt độngthương mại nội địa, ngoại thương, thương mại dịch vụ…Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp. Mở rộng phạm viquyền hạn các cấp. Phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận tránh trường hợpquản lý chồng chéo gây phiền hà, lãng phí cho người lao động, doanh nghiệp và nhànước. Quản lý ngành thương mại cũng tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổchức bộ máy hoạt động như cấp dưới phải phục tùng cấp trên, chính quyền địa phươngphải phục tùng cơ quan trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cá nhân phải phuctùng tập thể, mọi người phải phục tùng người chỉ huy…Những thành tựu thương mại Việt Nam đạt được đã góp phần khẳng định sựđúng đắn, sáng suốt của các nguyên tắc quản lý kinh tế của nhà nước.2.3. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùnglãnh thổNguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước về thương mại theo ngành với quản lýthương mại theo địa phương và vùng lãnh thổ là một nguyên tắc tất yếu khách quan,xuất phát từ đặc thù đa dạng của ngành.Theo phân loại không chính thức của WTO thì thương mại được chia 12 ngành và155 phân ngành, trong đó Việt Nam cam kết tham gia mở cửa 11 ngành và 110 phânngành. Từ đó, nguyên tắc quản lý của nhà nước trong lĩnh vực thương mại theo ngànhđóng một vai trò quan trọng. Quản lý thương mại theo ngành vừa có những đặc trưngchung của thương mại, vừa có tính đặc thù riêng biệt của từng ngành hàng và ngànhNhóm 211GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự12dịch vụ. Do vậy, trong các chính sách và biện pháp quản lý nhà nước phải có nhữngquy định cụ thể đối với thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Nội dung cơ bảncủa quản lý theo ngành (Bộ công thương) là định hướng phát triển thương mại, thịtrường hàng hóa và dịch vụ cả về quy mô, cơ cấu phạm vi, các biện pháp thúc đẩy tựdo hóa thương mại, bảo vệ sản xuất và thị trường nội địa, tiêu chuẩn hóa sản phẩm vàdịch vụ trao đổi, phát triển nguồn lực lao động, chất xám, tài chính, công nghệBên cạnh việc quản lý thương mại theo ngành, quản lý thương mại còn được kếthợp quản lý theo vùng địa phương. Khái niệm về lãnh thổ kinh tế trong thương mạicũng có những nét đặc thù, hàm chứa một nhóm các đơn vị kinh tế, doanh nghiệpthương mại, dịch vụ có quan hệ với nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạtđộng thị trường. Lãnh thổ kinh tế trong thương mại bao gồm nhiều cấp, không hoàntoàn đồng nhất với khái niệm lãnh thổ hành chính. Trong xu thế mở cửa của nền kinhtế, lãnh thổ kinh tế còn bao hàm sự tham gia các địa phương trong nước với các địaphương nước ngoài có chung biên giới.Quản lý theo lãnh thổ có nội dung quy hoạch,xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại của địa phương hoặc vùng, cụ thể hóa chínhsách thương mại của quốc gia, đồng thời xây dựng chính sách, quy định đặc thù củalãnh thổ nhằm khai thác lợi thế so sánh trong thương mại. Phối hợp thương mại với cácngành khác trong công tác quản lý nhà nước từ công tác hoạch định đến tổ chức, điềutiết thị trường và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trao đổi hàng hóa, cung cấp dịchvụ, chấp hành pháp luật,… giữa các chủ thể kinh doanh với người tiêu dùng và dân cưtrong phạm vi lãnh thổ.Đơn cử thực tế quản lý thương mại theo địa phương thông qua các chính sách quảnlý và phát triển thị trường đã và đang được thực thi hiệu quả. Đối với thị trường miềnnúi, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sác ưu đãi cho miền núi, vùng sâu,vùng xa. Từ các Nghị định và quyết định của Chính phủ, Bộ Thương mại, Ban Vật giáChính phủ thực hiện các chương trình 327, 120, V06 định canh định cư mà đời sốngđồng bào các dân tộc được cải thiện, bước đầu hình thành quá trình sản xuất hàng hoá.Nhờ chính sách trợ cước, trợ giá, thương mại Nhà nước đã đảm bảo cung cấp đầy đủcác mặt hàng thuộc diện chính sách xã hội cho miền núi.Chương trình 135 về phátNhóm 212GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự13triển kinh tế - xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo đối với các xã đặc biệt khókhăn để giành cho miền núi sự ưu đãi hơn.Đối với thương mại tại khu vực đô thị, đề án xây dựng và phát triển các mạng lướichợ và siêu thị của chính phủ đã góp phần khuyến khích hoạt động thương mại pháttriển. Thị trường đô thị không chỉ tập trung cao độ về lượng hàng hoá lưu thông phongphú về cơ cấu chủng loại mà ngày càng hiện đại về phương thúc kinh doanh và cơ sởhạ tầng, văn minh hiện đại trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ. Nhiều trung tâmthương mại xuất hiện (các siêu thị, các trung tâm kinh doanh ngân hàng, các chợ tậptrung). Đến nay riêng Hà Nội có nhiều siêu thị, nhiều trung tâm thương mại cùng vớimạng liên chợ lớn nhỏ phục vụ cho người tiêu dùng.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quản lýTính hiệu lực của quản lý được thể hiện ở việc ra quyết định quản lý về thương mạicủa Nhà nước ở ác cấp và ngành thương mại có được thực thi và chấp nhận của đốitượng quản lý hay không? Các quyết định quản lý được thể hiện ở các văn bản Nhànước ban hành. Nếu quyết định quản lý không được chuyển tới đối tượng quản lý kịpthời hoặc đối tượng quản lý không chấp nhận, thì nguyên tắc đảm bảo tính hiệu lực củacác chính sách không được thực thi.Tính hiệu quả của quản lý thể hiện ở mức độ thành công hay kết quả mang lại sovới chi phí nguồn lực đã bỏ ra nhờ có các chính sách, biện pháp hoặc công cụ quản lýcủa Nhà nước tác động tới thương mại và thị trường. hiệu quả của quản lý được nhậnbiết trực tiếp qua hiệu lực thực hiện các công cụ chính sách quản lý của nhà nước. Mặtkhác, nó cũng được đánh giá thông qua kết quả hiệu quả thương mại nói chung củaquốc gia cũng như của từng lãnh thổ.Để quản lý có tính hiệu lực và hiệu quả cao cần thú trọng đến chất lượng của cácquyết định và tính hợp lý của bộ máy tổ chức cũng như năng lực, độ tín cậy của độingũ cán bộ công chức trong việc triển khai đưa các quyết định quản lý đó vào đời sốngcủa cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng, dân cư. Các quyết định quản lý phảiđảm bảo kết hợp các mục tiêu, hài hòa các lợi ích , có tính ưu tiên, ưu đãi trong nhữngNhóm 213GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự14trường hợp, đối tượng, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi thị trường cụ thể, phải cân đốigiữa mục đích phương tiện và các nguồn lực sử dụng.2.5. Các nguyên tắc khácBên cạnh, nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước nói chung tới các ngành kinhtế, do đặc thù của ngành thương mại, các nguyên tắc quản lý của nhà nước dành chothương mại cũng hết sức đa dạng. Ngoài các nguyên tắc đã được áp dụng đã kể trên, ởđây đề tài đề cập tới nguyên tắc kết hợp bảo về và phát triển thị trường nội địa và hộinhập quốc tế.Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, thị trường trong nước và thị trườngnước ngoài ngày càng có sự thống nhất trong sự tương tấc qua lại lẫn nhau. Thị trườngtrong nước là tiền đề cho mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và thị trường ngoài nướctác động bổ xung, hỗ trợ thúc đẩy thị trường trong nước phát triển.Bảo vệ sản xuất trong nước và thị trường nội địa là xu hướng của mội quốc gia doyêu càu phát triển các ngành sản xuất mới, quản lý trao đổi các sản phẩm nhạy cảm, dohoạt động thương mại và cạnh tranh không lành mạnh, do yêu cầu bảo vệ kinh doanhdoanh nghiệp nhỏ, baỏ vệ lợi ích người tiêu dùng, do những hạn chế từ tác động củamôi trường kinh doanh. Tuy nhiên, bảo vệ thị trường nội địa, sản xuất trong nước phảihợp lý, có chọn lọc và thời hạn theo đúng cam kết hội nhập đã ký kết. Để bảo vệ thịtrường nội địa, chính sách thương mại thường sử dụng các công cụ, biện pháp có ýnghĩa như các rảo cản ngăn chặn sự thâm nhập hàng hóa của nước ngoài hoặc gây trởngại cho các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế đối với thị trường nội địa. Đơn cử, BộCông Thương đang phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội khẩn trương xây dựng, tổchức thực hiện nhiều chương trình để cụ thể hóa Chiến lược phát triển thương mại nộiđịa giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và 2020.Cụ thể là các chươngtrình: tổ chức hệ thống phân phối một số mặt hàng trọng điểm; phát triển thương mạinông thôn, chính sách phát triển hạ tầng thương mại... Nhà nước có thể hỗ trợ doanhnghiệp khai thác thị trường nội địa bằng các công cụ quản lý thị trường hiệu quả hơn,để nó vận hành lành mạnh hơn và qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thờigian tiếp cận thị trường.Nhóm 214GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự15Mức độ mở cửa của thị trường và hội nhập quốc tế không có khuôn mẫu chung chomọi quốc gia, nhưng mỗi nước đều phải nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và xu hướngphát triển để vận dụng cho phù hợp. Mở cửa thị trường, hội nhập được thể hiện trongchính sác thương mại của quốc gia thông qua việc dỡ bỏ hoặc giảm thấp các rào cảnđối với thương mại và đầu tư. Kết quả của việc thực thi chính sách thương mại trongtrường hợp này được thể hiện trên tàm vĩ mô ở “độ mở” của nền kinh tế (so sánh kimngạch xuất nhập khẩu so với GDP). Hiện nay chúng ta mới có ban xúc tiến thương mạitrực thuộc Bộ Thương mại và các bộ phận xúc tiến thuộc Sở. Tôn trọng các cam kếtkhi gia nhập WTO, nhà nước đã thực hiện dỡ bỏ dần các rào cản thương mại theo lộtrình cam kết. Đồng thời, bên cạnh đó, nhà nước cũng đã thông qua chiến lược xuấtnhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến 2030, theo đó, chiến lược quyđịnh rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng xuất khẩu, định hướng nhập khẩuvà giải pháp thực hiện chiến lược. Cụ thể, Định hướng xuất khẩu sẽ được phát triểntheo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chútrọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Định hướng phát triển xuất khẩu đưa ra 4nhóm ngành cụ thể: nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, nhóm hàng nông lâm thủysản, nhóm hàng công nghiệp chế biến, và nhóm hàng khác.Giữa bảo vệ thị trường nội địa với mở của thị trường, hội nhập quốc tế vừa có sựthống nhất, nhưng vừa mâu thuẫn nhau. Do vậy, trong quản lý Nhà nước về thươngmại cần phải xử lý đúng tính thống nhất và mâu thuẫn đó, luôn coi kết hợp bảo vệ thịtrường, sản xuất nội địa với mở rộng và phát triển thị trường ngoài nước là nguyên tắccủa hội nhập vào “sân chơi” chung khu vực và toàn cầu.Nhóm 215GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự16Lời kếtNhư đã trình bày ở trên, ta nhận thấy các nguyên tắc cơ bản trong QLNN vềkinh tế với nội dung đa dạng có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗinguyên tắc QLNN về kinh tế có nội dung riêng, phản ánh những quy luật kháchquan khác nhau. Vì lẽ đó, có nhiều nguyên tắc khác nhau được đặt ra trong QLNNvề kinh tế. Những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thànhmột thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này tạo tiền đề cho việc thựchiện có hiệu quả các nguyên tắc khác. Tính thống nhất này có được là nhờ bảnthân nội dung của các nguyên tắc đều thể hiện bản chất của Nhà nước ta. Hơn nữa,nội dung các nguyên tắc này đều đề cập đến khía cạnh khác nhau của cùng mộthoạt động QLNN về kinh tế. Do vậy, tính hệ thống, thống nhất của các nguyên tắcđã trở thành một thuộc tính vốn có của chúng.Việc phân tích đánh giá việc vận dụng nguyên tắc vào trong thực tiễn là cầnthiết, đóng vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động QLNN về kinh tế nói chung vàQLNN nói riêng. Qua đó, thể hiện bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN thựcsự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay,với những gì đã và đang làm được Nhà nước ta thực sự huy động được đông đảotiềm lực tham gia vào QLNN. Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Nhà nước vàNhân dân đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần đưa đất nước vững bước trêncon đường tiến lên XHCN.Nhóm 216GVHD : PGS.TS-Hà Văn Sự
Tài liệu liên quan
- Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong Quân chủng Hải quân: Thách thức và giải pháp
- 4
- 853
- 1
- Quy chế Về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp KCN Bắc Ninh
- 5
- 815
- 5
- Quy định phân cấp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bản tỉnh yên bái
- 13
- 1
- 3
- Công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tháng 8/2012 tại Đồng tháp
- 5
- 831
- 1
- Công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tháng 9/2012 tại Đồng tháp
- 5
- 623
- 1
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK
- 7
- 644
- 3
- Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà n-ớc đối với hoạt động đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài trong lĩnh vực Dệt- may
- 81
- 530
- 0
- Tài liệu Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK. ppt
- 7
- 496
- 0
- BÁO CÁOTình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp docx
- 4
- 704
- 0
- Phân cấp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái. pdf
- 14
- 967
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(96 KB - 17 trang) - Phân tích những nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế và việc liên hệ thực tiễn vấn đề này trong lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Nguyên Tắc Qlnn
-
Quản Lý Nhà Nước Là Gì? Nguyên Tắc Và Nội Dung Quản Lý Nhà Nước?
-
Các Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Quản Lý Hành Chính Nhà Nước ?
-
Phân Tích Nguyên Tắc Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Hiện Hành
-
Nguyên Tắc Quản Trị Nhà Nước Trong Xây Dựng Nền Hành Chính ...
-
[PDF] Phần II KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH ...
-
Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Là Gì? Nguyên Tắc Quản Lý Như Thế Nào?
-
Các Nguyên Tắc Quản Lý Hành Chính Nhà Nước - Luật Sư Online
-
Pháp Luật Hành Chính Quy định Gì Về Nguyên Tắc Quản Lý Nhà Nước
-
Nguyên Tắc Phân Cấp Quản Lý Nhà Nước Của Các Cơ Quan Hành Chính
-
Nguyên Tắc Quản Lý Nhà Nước Về đất đai Hiện Nay Thế Nào?
-
[PDF] CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH CHẤP HÀNH VIÊN TRUNG ...
-
Sự Cần Thiết Kết Hợp Quản Lý Nhà Nước Theo Ngành Và Theo Lãnh Thổ
-
Nguyên Tắc Quản Lý Nhà Nước đối Với Doanh Nghiệp
-
3. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ ...