Phân Tích Nội Dung Tháp Nhu Cầu Maslow - Tri Thức Cộng đồng
Có thể bạn quan tâm
Thuyết nhu cầu của Maslow là gì? Phân tích tháp nhu cầu của Maslow có mấy bậc? Abraham Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng. Do đó, học thuyết Maslow được xây dựng từ những nhu cầu của con người từ cơ bản đến nâng cao.
1. Lịch sử hình thành tháp nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970): Là nhà tâm lý học đã xây dựng một lý thuyết nhu cầu của Maslow về nhu cầu của con người gồm 5 bậc được xếp từ thấp lên cao theo thứ tự:
– Bậc (1) là nhu cầu vật chất
– Bậc (2) là nhu cầu an toàn
– Bậc (3) là nhu cầu xã hội
– Bậc (4) là nhu cầu được tôn trọng
– Bậc (5) là nhu cầu tự hoàn thiện.
Trong hệ thống lý thuyết về quản trị và động viên thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham
Maslow là thuyết có được một sự hiểu biết rộng lớn.
Mô hình 5 bậc thang nhu cầu của Maslow
2. Phân tích và Nội dung của Tháp nhu cầu Abraham Maslow
Abraham Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng. Cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành 5 bậc thang nhu cầu của maslow sau:
2.1 Bậc 1. Những nhu cầu về sinh học:
Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo cho con người tồn tại. Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,… Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.
Tham khảo: Cơ sở hình thành và nội dung của thuyết ERG2.2 Bậc 2. Những nhu cầu về an ninh và an toàn:
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhu cầu cao hơn. Đó là những nhu cầu về an toàn, không bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình…
Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
* Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trong tháp nhu cầu của Abraham Maslow trên chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị:
– Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,…
– Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…
Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao?
– Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.
Xem thêm: Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
2.3 Bậc 3. Những nhu cầu về xã hội:
là những nhu cầu về tình yêu, được chấp nhận, mong muốn được tham gia vào một tổ chức hay một đoàn thể nào đó. Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.
2.4 Bậc 4. Những nhu cầu được đánh giá và tôn trọng:
Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu được tôn trọng loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.
Đây là mong muốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn trọng và kính nể
2.5 Bậc 5. Những nhu cầu về sự hoàn thiện:
Là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, mong muốn phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ… Thuyết nhu cầu của A.Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã man” của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăng dần.
Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”.Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.
Loài ngừời là những sinh vật có suy nghĩ, với bộ não phức tạp đòi hỏi có kích thích tư duy. Chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ về nhận thức muốn biết quá khứ của mình để hiểu biết những bí ẩn của cuộc sống hiện tại, và để đoán trước được tương lai. Sức mạnh của các nhu cầu này giúp học giả và các nhà khoa học cống hiến cuộc đời mình cho các cuộc truy tìm kiến thức mới .
Tại đỉnh của hệ thứ bậc là những con người được nuôi dưỡng, che chở, được yêu thương và yêu thương, được yên tâm, được tư duy và sáng tạo. Những con người này đã chuyển động vượt ra ngoài những nhu cầu cơ bản của con người để tìm kiếm sự phát huy đầy đủ tiềm năng của mình, còn gọi là sự ý thức đầy đủ về bản thân. Một con người có ý thức đầy đủ về mình, tự nhận thức được mình, tự chấp nhận , thì nhiệt tình với xã hội, có tính sáng tạo, không gò bó, sẵn sàng tiếp nhận cái mới và sẵn sàng chấp nhận thử thách – không kể các phẩm chất tích cực khác.
Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Như vậy, theo tháp nhu cầu Maslow, trước tiên các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất, trên cơ sở đó nâng dần lên các nhu cầu bậc cao.
Xem thêm: Những cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
(Trích nguồn: Đ.P. Quý / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 78-85)
Top cụm từ tìm kiếm: tháp nhu cầu maslow, phân tích tháp nhu cầu maslow, tháp nhu cầu, tháp maslow, thuyết nhu cầu cảu maslow, tháp nhu cầu cầu của maslow, tháp nhu cầu abraham maslow, tài liệu thuyết nhu cầu của maslow, nhu cầu maslow, thang nhu cầu maslow, phân tích thuyết nhu cầu của maslow, lý thuyết nhu cầu của maslow, nhu cầu của maslow, ứng dụng của thuyết nhu cầu maslow, mô hình maslow, lý thuyết nhu cầu của maslow, tháp nhu cầu của con người, nhu cầu cơ bản của maslow, thang nhu cầu của maslow, thap nhu cau cau maslow, thuyết nhu cầu 5 bậc của maslow
Từ khóa » Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Maslow Là Gì
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Và ứng Dụng Trong Marketing - Gobranding
-
Tháp Nhu Cầu Của Maslow – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Maslow - Dân Kinh Tế
-
Thuyết Nhu Cầu Của Maslow Và Vận Dụng Thuyết Nhu Cầu Trong ...
-
Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Abraham MASLOW
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Cấp Bậc, ý Nghĩa Và ứng Dụng?
-
THUYẾT CẤP BẬC NHU CẦU CỦA ABRAHAM MASLOW
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Ý Nghĩa, Phân Tích, ứng Dụng Và Ví Dụ ...
-
Giải Thích Về Thứ Bậc Nhu Cầu Của Maslow
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? - Luận Văn 2S
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? - LADIGI Academy
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì Và ứng Dụng Trong Cuộc Sống - MarketingAI
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Cách Vận Dụng Trong Quản Trị - Fastdo
-
Lý Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Abraham Maslow (tham Khảo)