Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Cách Vận Dụng Trong Quản Trị - Fastdo
Có thể bạn quan tâm
Tháp nhu cầu Maslowhiện đang là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho các nhà quản lý trong việc quản trị doanh nghiệp. Trong bài viết này, Fastdo sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm thuyết nhu cầu Maslow và cách để vận dụng ký thuyết này vào trong quản trị doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé!
>>>> KHÁM PHÁ THÊM VỀ:
- Đánh giá nhân viên cuối năm: Tiêu chí và mẫu đánh giá
- Mô hình ASK là gì? Cách đánh giá năng lực theo mô hình ASK
1. Thuyết tháp nhu cầu Maslow là gì?
Thuyết nhu cầu Maslow là lý thuyết về sự thỏa mãn phổ biến nhất do nhà tâm lý học Abraham Maslow hình thành và phát triển. Lý thuyết này cho rằng con người được động viên bởi nhiều nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao. 5 mức nhu cầu của tháp nhu cầu Maslow là:
- Nhu cầu sinh lý.
- Nhu cầu an toàn.
- Nhu cầu xã hội.
- Nhu cầu được tôn trọng.
- Nhu cầu tự thể hiện.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC
2. Ứng dụng tháp nhu cầu Abraham Maslow trong quản trị
2.1. Học thuyết tháp nhu cầu Maslow ứng dụng trong công ty
Tháp nhu cầu của Maslow được ứng dụng trong công ty tương đối đơn giản vì mỗi nhu cầu sẽ tương ứng với một bậc trên tháp. Nội dung cụ thể của các nhu cầu là:
- Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu sinh lý là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Công ty phải đảm bảo cho nhân viên một mức lương cơ bản để họ có thể chi trả được cho các nhu cầu thiết yếu của mình. Ngoài ra, công ty cũng phải cung cấp cho nhân viên một chế độ làm việc phù hợp và thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau một ngày làm việc dài.
- Nhu cầu an toàn: Sau nhu cầu sinh lý, công ty cũng cần đảm bảo nhu cầu an toàn cho nhân viên. Nhân viên sẽ ký kết hợp đồng lao động khi vào làm việc tại công ty. Công ty phải đảm bảo cho đóng nhân viên các khoản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp…
- Nhu cầu giao tiếp: Nhu cầu gaio tiếp trong tháp Maslow thể hiện mong muốn có được mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp và trở thành một phần của nhóm. Công ty nên cho nhân viên làm việc nhóm nhiều hơn và tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa hay những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng hằng năm để tăng sự gắn kết giữa các thành viên.
- Nhu cầu được tôn trọng: Trong công ty, nhu cầu được tôn trọng chính là việc được công nhận, địa vị cao và uy tín từ những đóng góp cho tổ chức. Công ty cần có những chính sách thưởng, phạt rõ ràng để khích lệ nhân viên làm việc tốt hơn.
- Nhu cầu tự thể hiện: Đây là bậc cao nhất trong tháp nhu cầu. Công ty cần tạo nhiều cơ hội phát triển hơn để nhân viên có thể phát huy hết năng lực. Bên cạnh đó, công ty cũng nên cân nhắc cho những nhân viên xuất sắc có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong doanh nghiệp.
>>> ĐỌC NGAY: Six Sigma Là Gì? Những Định Nghĩa Chi Tiết Mà Doanh Nghiệp Cần Nắm
2.2 Vận dụng thuyết Maslow vào quản trị nhân sự
2.2.2 Nhu cầu sinh lý và thể chất
Điều đầu tiên mà nhân viên quan tâm nhất luôn là vấn đề về thu nhập có đủ để chi trả cho cuộc sống cá nhân của mình hay không. Nhà quản lý cần đưa ra chính sách về lương dựa trên các tiêu chí như doanh số, thời gian làm việc… Ngoài ra, nhà quản lý còn phải đảm bảo các phúc lợi như đi du lịch hàng năm, ăn trưa miễn phí, liên hoan cuối tháng… cho nhân viên.
>>> ĐỌC THÊM: Up Selling và 3 nguyên tắc giúp bạn áp dụng thành công
2.2.2 Nhu cầu về an toàn và sức khỏe
Sự an toàn và sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Vậy nên, nhà quản lý cần chú ý tạo cho nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất bằng cách:
- Tạo một môi trường làm việc an toàn và tiện nghi nhất có thể.
- Quy định thời gian tăng ca hợp lý và bổ sung các chính sách khen thưởng khi nhân viên tăng ca thường xuyên.
- Riêng ở bộ phận sản xuất, môi trường làm việc cần phải đảm bảo các yếu tố như đồng phục bảo hộ, trang thiết bị hỗ trợ khẩn cấp…
- Đảm bảo công việc luôn ổn định, không phân biệt đối xử giữa các nhân viên.
- Có thể xây dựng thêm không gian riêng để nhân viên thư giãn, giải trí và rèn luyện thể chất.
>>> XEM NGAY: Chiến lược đại dương xanh và 6 nguyên tắc quan trọng
2.2.3 Đáp ứng nhu cầu giao tiếp và các mối quan hệ của nhân viên
Nhân viên luôn cần môi trường làm việc thoải mái, năng động và có sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình từ cấp trên. Dưới đây là một số cách để nhà quản lý đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tạo dựng các mối quan hệ tại nơi làm việc của nhân viên:
- Tạo điều kiện cho nhân viên làm việc với các nhóm, các bộ phận khác trong công ty.
- Thành lập một nhóm chuyên thiết kế các hoạt động ngoại khóa, giao lưu cho nhân viên.
- Khuyến khích nhân viên tham gia đóng góp ý kiến.
- Phân công nhân viên tham gia các buổi gặp mặt khách hàng.
- Tặng quà cho nhân viên vào các dịp lễ, sinh nhật…
- Thiết lập mối quan hệ tốt giữa cấp trên, cấp dưới và các đồng nghiệp.
>>> TÌM HIỂU NGAY: WFH là gì? Những gợi ý để Work From Home hiệu quả
2.2.4 Nhu cầu được tôn trọng
Về nhu cầu được tôn trọng trong mô hình tháp nhu cầu Maslow, doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu về địa vị và giá trị của nhân viên. Sau đây là một số cách để đáp ứng nhu cầu được tôn trọng của nhân viên:
- Quy định các chính sách cụ thể và công bằng khi đánh giá nhân viên.
- Xây dựng các chính sách khen thưởng cho sự đóng góp và thành tích của nhân viên trong công việc.
- Đề cử các nhân viên xuất sắc lên các vị trí cao hơn.
>>> ĐỌC NGAY: Phương pháp Pomodoro giúp tập trung, làm việc hiệu quả cao
2.2.5 Nhu cầu về thể hiện và phát triển khả năng
Nhà quản lý cần tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần được trao các cơ hội thăng tiến trong công việc rõ ràng. Vì vậy các nhà quản lý cần áp dụng những chính sách lương thưởng để khích lệ, động viên nhân viên nhiều hơn.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: 6 cách chấm công nhân viên phổ biến nhất hiện nay
3. Một số lưu ý về học thuyết nhu cầu của Maslow
NHẬN BIỂU MẪU OKRs MIỄN PHÍ
Họ và tên *
Email *
Số điện thoại(Zalo) *
Công ty *
Chức vụ *
Quy mô * 1-15 Nhân sự16-30 Nhân sự31-60 Nhân sự60-200 Nhân sự
3.1 Nhu cầu không nhất thiết phải “rập khuôn” như tháp Maslow
Những học thuyết liên quan tới con người thường rất khó để áp dụng chính xác tuyệt đối. Học thuyết nhu cầu của Maslow cũng không phải là ngoại lệ. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi người mà các bậc nhu cầu sẽ được thực hiện theo thứ tự khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu sinh lý sẽ luôn là bậc đầu tiên bởi đây là cơ sở để hình thành và phát triển các bậc nhu cầu tiếp theo.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 15 cuốn sách hay về quản trị nhân sự bạn nên đọc nhất
3.2 Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng
Đa số mọi người đều muốn nhu cầu đi theo thứ tự từ thấp đến cao. Tuy nhiên, trong cuộc sống luôn có những biến cố xảy ra bất ngờ, gây ra sự gián đoạn cho trình tự này. Sự gián đoạn sẽ làm cho trình tự nhu cầu có xu hướng thiết lập lại từ đầu thay vì tiếp tục tăng lên.
>>> ĐỌC THÊM: Các cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả, phổ biến nhất 2024
3.3 Nhu cầu cũ không nhất thiết phải đáp ứng tất cả thì nhu cầu mới mới xuất hiện
Bạn không nhất thiết phải đáp ứng đủ các nhu cầu cũ cho nhân viên rồi mới có thể chuyển sang nhu cầu mới. Chính vì vậy, chỉ cần các nhân viên cảm thấy thỏa mãn với các nhu cầu cũ thì bạn đã có thể thực hiện quá trình đáp ứng nhu cầu mới.
>>> ĐỌC NGAY: Cách xây dựng chi tiết bộ quy tắc ứng xử trong Doanh nghiệp
4. Lý thuyết tháp nhu cầu Maslow mở rộng
Vào năm 1970, Maslow đã mở rộng lý thuyết về tháp nhu cầu của mình bằng cách cập nhật thêm các tầng nhu cầu mới. So với 5 cấp độ cũ, Maslow đã thay đổi nhu cầu ở cấp độ thứ 5. Nhu cầu về thể hiện bản thân đã được ông đưa lên cấp bậc thứ 7. Thay vào đó, tầng thứ 5, ông đã thay thế bằng nhu cầu nhận thức. Bên cạnh đó, ông còn thêm vào các nhu cầu về nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tâm linh.
Sau đây là tháp nhu cầu Maslow mở rộng gồm 8 tầng nhu cầu:
- Cấp độ 1: Nhu cầu sinh lý và thể chất.
- Cấp độ 2: Nhu cầu an toàn và sức khỏe.
- Cấp độ 3: Nhu cầu về các mối quan hệ, tình cảm.
- Cấp độ 4: Nhu cầu được tôn trọng.
- Cấp độ 5: Nhu cầu nhận thức.
- Cấp độ 6: Nhu cầu về thẩm mỹ.
- Cấp độ 7: Nhu cầu thể hiện bản thân.
- Cấp độ 8: Nhu cầu tâm linh.
Hãy cùng Fastdo tìm hiểu tổng qua về 3 nhu cầu mới được Maslow thêm vào các tầng trong kim tự tháp nhu cầu của mình ở cấp độ thứ 5,6,8.
4.1 Tầng 5: Nhu cầu về nhận thức
Thay vì nhu cầu Thể hiện bản thân như ở lý thuyết cũ, đối với lý thuyết mở rộng, Maslow đã bổ sung nhu cầu về nhận thức vào cấp độ thứ 5 của tháp nhu cầu Maslow. Đối với tầng thứ 5, mọi người có xu hướng sẽ tìm kiếm mọi thứ để thỏa mãn sự tò mò của mình, tích cực trải nghiệm để mở rộng về kiến thức cũng như ý thức về bản thân mình.
>>> XEM THÊM: 13 chính sách nhân sự quan trọng trong Doanh nghiệp
4.2 Tầng 6: Nhu cầu thẩm mỹ
Ở tầng thứ 6 trong tháp nhu cầu Maslow mở rộng, mọi người tích cực tìm kiếm và đắm mình trong vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Đây là những vẻ đẹp mà con người có thể tìm đến thông qua nghệ thuật, âm nhạc, vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
>>> ĐỌC NGAY: 3 xu hướng xây dựng chế độ phúc lợi trong bối cảnh đại dịch
4.3 Tầng 8: Nhu cầu về tâm linh
Ở cấp độ thứ 8, con người đã được thỏa mãn các tầng nhu cầu của chính bản thân họ. Lúc này, họ bắt đầu dành nhiều sự quan tâm của mình đến những người xung quanh và sẵn sàng giúp đỡ, đem lại giá trị tốt đẹp đến mọi người.
Bên cạnh đó, con người khi đã đạt được tầng nhu cầu về tâm linh, họ dần nhận thức và theo đuổi những khía cạnh vô hình, giá trị tinh thần ở những tầng cao cấp hay nói cách khác là có một sự kết nối sâu sắc về mặt tâm linh. Họ tìm đến và khám phá những trải nghiệm thần bí, thậm chí là gần gũi và kết nối với thế giới tự nhiên xung quanh.
>>>> ĐỌC NGAY: 4 nghệ thuật quản lý nhân sự tài tình trong doanh nghiệp
5. Quản trị nhân sự dễ dàng hơn cùng F-HRM
F-HRM là một phần mềm quản trị nhân sự hỗ trợ cho các nhà quản lý thực hiện công tác quản trị nhân sự hiệu quả hơn rất nhiều. Phần mềm này sở hữu khả năng giúp doanh nghiệp kiểm soát, phát triển hệ thống nhân sự bằng cách thiết lập tự động các quá trình tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân sự.
Phần mềm có nhiều tính năng nổi trội như:
- Quản trị hồ sơ nhân sự, nội quy và chính sách làm việc
- Xây dựng lộ trình thăng tiến, ghi nhận thành tựu và sự cống hiến.
- Tất cả dữ liệu đều được lưu trữ trên một nền tảng hệ thống.
- Tự động hệ thống hóa từng vị trí công việc trong doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý khung năng lực và xếp hạng nhân viên.
- Tự động thực hiện tính lương và chấm công.
- Cho phép quản lý lắng nghe, phản hồi nhân viên một cách đa chiều.
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: support@fastdo.vn
- Website: https://fastdo.vn/
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về tháp nhu cầu Maslow và cách vận dụng tháp này trong quản trị nhân sự doanh nghiệp. Fastdo hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản trị nhân sự. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm quản trị nhân sự F-HRM của Fastdo thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tình nhé!
>>>> KHÁM PHÁ THÊM VỀ:
- Khung năng lực là gì? Cách xây dựng và triển khai hiệu quả
- Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty
- 11 cách quản lý công việc hiệu quả nhất mà bạn cần ghi nhớ
Từ khóa » Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Maslow Là Gì
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Và ứng Dụng Trong Marketing - Gobranding
-
Tháp Nhu Cầu Của Maslow – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Maslow - Dân Kinh Tế
-
Thuyết Nhu Cầu Của Maslow Và Vận Dụng Thuyết Nhu Cầu Trong ...
-
Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Abraham MASLOW
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Cấp Bậc, ý Nghĩa Và ứng Dụng?
-
THUYẾT CẤP BẬC NHU CẦU CỦA ABRAHAM MASLOW
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Ý Nghĩa, Phân Tích, ứng Dụng Và Ví Dụ ...
-
Giải Thích Về Thứ Bậc Nhu Cầu Của Maslow
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? - Luận Văn 2S
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? - LADIGI Academy
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì Và ứng Dụng Trong Cuộc Sống - MarketingAI
-
Phân Tích Nội Dung Tháp Nhu Cầu Maslow - Tri Thức Cộng đồng
-
Lý Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Abraham Maslow (tham Khảo)