Phân Tích SWOT - Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Rủi Ro - 15 Phút
Có thể bạn quan tâm
Khám phá những cơ hội mới.
Quản lý và loại bỏ mối đe dọa.
Phân tích SWOT là một công cụ hữu ích giúp bạn nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu ngoài ra còn tìm thấy những cơ hội cũng như những nguy cơ mà bạn gặp phải.
Nếu là trong kinh doanh, sử dụng việc phân tích này sẽ khiến bạn có được một thị phần vững chắc. Với mục đích cá nhân, thì thật hữu ích để phát triển sự nghiệp bằng cách tận dụng tốt nhất những kỹ thuật, khả năng cũng như những cơ hội của bản thân.
Phân tích SWOT trong kinh doanh
Điều gì khiến SWOT thành một công cụ đặc biệt mạnh mẽ như vây, nghĩ mà xem, nó có thể giúp bạn khám phá những cơ hội để đầu tư đúng chỗ và loại trừ những mối đe dọa mà bạn không ngờ tới.
Hơn thế nữa ,sử dụng khung phân tích SWOT có thể giúp bạn nhìn nhận được chính mình và những đối thủ cạnh tranh, bắt đầu vẽ ra chiến lược giúp bạn khác biệt so với đối thủ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Làm thế nào để sử dụng Công cụ Phân tích SWOT:
Để thực hiện phân tích SWOT, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
Điểm mạnh:
· Công ty bạn có những lợi thế gì?
· Những gì mà không ai có thể làm tốt hơn bạn?
· Những nguồn chi phí thấp duy nhất mà bạn có là gì?
· Điều gì được cho là điểm mạnh của bạn trên thị trường?
· Những yếu tố nào giúp bạn bán được hàng?
Hãy xem xét quan điểm nội bộ, quan điểm của khách hàng cũng như từ thị trường. Thực tế cho thấy quá dễ dàng rơi vào tình trạng ”không nhận thấy triệu chứng” (Nếu bạn gặp phải vấn đế này hãy thử viết ra một danh sách những đặc điểm của bạn. Mong rằng trong số đó sẽ có những điểm mạnh).
Khi nhận ra những điểm mạnh của mình, hãy liên hệ tới đối thủ
Ví dụ: tất cả đối thủ của bạn cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, do đó quy trình sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao không phải là một điểm mạnh trên thị trường, đó là điều tất yếu thôi.
Lời khuyên:
Để được giúp đỡ tìm kiếm chiêu thức bán hàng độc đáo hay mánh khóe tạo lợi thế cạnh tranh, hãy đọc bài viết phân tích ĐIỂM KHÁC BIỆT – Unique Selling POINT (USP) của 15phut.vn.
Điểm yếu:
· Những gì bạn có thể cải thiện?
· Những gì bạn nên tránh?
· Người ta có thể thấy những điểm yếu nào của bạn trên thị trường ?
· Những yếu tố nào làm mất doanh thu ?
Một lần nữa, hãy xem xét điều này dưa vào cơ sở bên trong và bên ngoài:Phải chăng mọi người đều nhận thấy những điểm yếu còn bạn thì không? Phải chăng những đối thủ cạnh tranh đang làm tốt hơn bạn? Tốt nhất bây giời là cần phải thực tế, đối mặt với những khó khăn sớm nhất có thể.
Cơ hội:
· Đâu là những cơ hội tốt đối với bạn?
· Những xu hướng hay mà bạn nhận thấy là gì?
Cơ hội hữu ích có thể đến từ những việc như:
· Thay đổi trong công nghệ và thị trường cả quy mô rộng và hẹp.
· Thay đổi chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn.
· Thay đổi về mô hình xã hội, cơ cấu dân số, thay đổi lối sống.
· Các sự kiện địa phương.
Một cách tiếp cận hữu ích cho việc tìm kiếm những cơ hội là nhìn vào điểm mạnh của mình và tự hỏi liệu những điểm mạnh này có mở ra cơ hội này nào mới hay không.
Ngoài ra, hãy nhìn vào điểm yếu của bạn và tự hỏi liệu bạn có thể tạo ra cơ hội bằng cách loại bỏ chúng.
Nguy cơ:
· Những trở ngại nào bạn phải đối mặt?
· Bạn lo lắng không biết hiện giờ đối thủ canh tranh của bạn đang làm gì?
· Có phải những yêu cầu về công việc, sản phẩm hay dịch vụ của bạn đang thay đổi?
· Những thay đổi công nghệ đang đe dọa vị trí của bạn?
· Bạn có nợ khó đòi hay những vấn đề về xoay vòng vốn?
· Những điểm yếu (trong phần điểm yếu bên trên) là nguy cơ đe dọa doanh nghiệp của bạn?
Thực hiện phân tích này sẽ làm sáng tỏ những gì cần làm cũng như nhận thức rõ những vấn đề.
Điểm mạnh và điểm yếu nói chung là từ nội bộ cho đến tổ chức của bạn. Cơ hội và mối đe dọa thường liên quan đến các yếu tố bên ngoài. Vì lý do này, các phân tích SWOT còn được gọi là phân tích nội – ngoại và các ma trận phân tích SWOT được gọi là ma trận bên trong – bên ngoài.
Bạn cũng có thể áp dụng phân tích SWOT cho đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi đó bạn sẽ biết được mình nên làm thế nào để cạnh tranh với họ.
Lời khuyên:
SWOT có thể được sử dụng trong hai cách – như một tàu phá băng đơn giản giúp người ta hợp lại và cùng khởi động xây dựng chiến lược, hoặc tinh vi hơn là sử dụng nó như một công cụ chiến lược nghiêm túc.
· Mạnh tay cắt giảm những danh sách dài ngoằng những yếu tố và ưu tiên để dành thời gian nghĩ về những điều quan trọng.
· Đảm bảo rằng những yếu tố được sinh ra sẽ được tính đến trong khi xây dựng chiến lược.
· Áp dụng đúng mức độ – ví dụ, ở mức dòng sản phẩm hoặc sản phẩm, hơn là mập mờ áp dụng cho toàn công ty.
· Sử dụng bổ sung thêm các công cụ khác – không có gì toàn diện cả.
Ví dụ:
Một doanh nghiệp tư vấn nhỏ có thể bắt đầu xây dựng việc phân tích SWOT như sau:
Điểm mạnh:
· Chúng tôi có thể đáp ứng rất nhanh chóng mà không cần đến thủ tục phiền toái, không cần phải chờ phê duyệt của cấp trên.
· Chúng tôi chăm sóc khách hàng thực sự tốt, với tổng lượng nhỏ chúng tôi có thêm nhiều thời gian cho khách hàng.
· Công ty tư vấn chúng tôi có uy tín trên thị trường
· Chúng tôi có thể thay đổi nếu cách tiếp cận khách hàng không hiệu quả.
· Chúng tôi có chi phí ít, do đó có thể cung cấp giá trị tốt cho khách hàng.
Điểm yếu:
· Công ty chúng tôi còn ít kinh nghiệm và danh tiếng trên thị trường.
· Đội ngũ nhân viên của chúng tôi tuy nhỏ nhưng có cơ sở kiến thức cơ bản trong nhiều lĩnh vực
· Chúng tôi bị suy yếu đi chỉ vì những nhân viên chủ chốt nghỉ ốm , nghỉ việc.
· Dòng tiền của chúng tôi sẽ không chắc chắn ở giai đoạn đầu.
Cơ hội:
· Lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi đang rộng mở, với nhiều cơ hội trong tương sẽ thành công.
· Chính quyền địa phương khuyến khích các doanh nghiệp làm việc nơi nào có thể phát triển.
· Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi còn chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ mới.
Nguy cơ:
· Kỹ thuật công nghệ thay đổi liệu rằng để thích nghi chúng tôi sẽ không đủ khả năng?
· Một thay đổi nhỏ tập trung của một đối thủ lớn có thể quét sạch chúng tôi khỏi thị trường đã đạt được.
Các tư vấn chuyên giải quyết những phản hồi nhanh chóng, luôn là dịch vụ tốt cho các doanh nghiệp địa phương. Tiếp thị sẽ được chọn là phương tiện quảng bá địa phương, một ngân sách dành cho quảng cáo để có thể chiếm thị phần lớn nhất. Các nhà tư vấn cần kiên trí cập nhật những thay đổi công nghệ nếu có thể.
Bạn có thể xem các phân tích này ở định dạng biểu đồ trong hình 1 dưới đây. Đây là các phân tích trong ví dụ trên được bỏ vào biểu đồ SWOT.
Điểm cốt lõi:
Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, đồng thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà bạn phải đối mặt. Điều này giúp bạn tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiểu các mối đe dọa, cũng như tận dụng lợi thế có sẵn.
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình phân tích PEST và tìm hiểu xem nó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và ảnh đưởng đến những thay đổi như thế nào.
15 phút sưu tầm và biên tập.
Từ khóa » điểm Mạnh Trong Swot Thể Hiện điều Gì
-
Cách đánh Giá điểm Mạnh điểm Yếu Của Doanh Nghiệp
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn AZ Dành Cho Người Mới – 2022
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình SWOT
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Ưu Nhược điểm Của SWOT Là Gì ?
-
SWOT - Kỹ Thuật Phân Tích Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Nguy ...
-
SWOT Là Gì? Những ưu Nhược điểm Của SWOT - Xuyên Việt Media
-
Phân Tích SWOT Là Gì? 3 Phút để Hiểu SWOT Như Một Chuyên Gia
-
Phân Tích SWOT - Định Nghĩa, Ưu điểm Và Hạn Chế
-
Phân Tích SWOT – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Tích SWOT Và ứng Dụng Hiệu Quả
-
Swot Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Việc Phân Tích Swot | Lafactoria Web
-
SWOT Là Gì? Cách Thực Hiện Phân Tích SWOT | SEO VietNam