Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chiến Lược SWOT ...
Có thể bạn quan tâm
Phân tích SWOT được xem là một trong những phương pháp mạnh mẽ để phân tích chiến lược marketing nhằm đánh giá nhiều yếu tố quan trọng và có tác động sâu sắc đến hiệu quả kinh doanh của công ty, doanh nghiệp
SWOT là gì?
Phân tích SWOT là mô hình (ma trận) dùng để phân tích, lập kế hoạch phát triển cũng như đánh giá, định hướng và rà soát rủi ro của một chiến lược, dự án hay cả một doanh nghiệp. SWOT là viết tắt của những chữ cái đầu tiên trong 4 yếu tố mà ma trận này phân tích bao gồm: Strong (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
Cách kết hợp và nhìn từ 2 chiều thông qua các yếu tố nội bộ (điểm mạnh, điểm yếu) hoặc bên ngoài (cơ hội, thách thức) sẽ giúp công ty của bạn có thể nhận biết được vị trí của mình trên thị trường và tiềm lực hiện có bên trong, nhà quản lý dễ dàng xác định được những cơ hội có thể nắm bắt, các mối đe dọa cần được đề phòng.
Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp cũng có thể xác định hướng đi và những nguồn lực cho chiến lược dài hạn nhờ vào việc phân tích mô hình SWOT hữu ích này.
Phân tích SWOT được đánh giá là một bước khá quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch Marketing... và giúp công ty có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Sau đây là một số lợi ích phổ biến từ ma trận SWOT:
- Đánh giá trung thực các triển vọng tương lai của doanh nghiệp
- Đưa ra các ý tưởng chuyển đổi điểm mạnh thành cơ hội
- Xác định các việc mà công ty làm tốt và cải thiện chúng hơn từ cả góc độ bên trong lẫn bên ngoài
- Xác định các điểm yếu tương quan với thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt và tìm cách khắc phục
- Rà soát các rủi ro có thể xuất hiện và đưa ra những phương án giải quyết phù hợp
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra một chiến lược kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp. Nói cơ bản hơn, phân tích SWOT tức là phân tích một doanh nghiệp qua 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức)
Bốn yếu tố trong ma trận SWOT sẽ được sử dụng để làm cơ sở phân tích. Theo đó, các yếu tố nội bộ là điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát (vị trí, nhân sự, trang thiết bị,…). Hai yếu tố cơ hội và thách thức đại diện cho yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát (xu hướng kinh tế, lạm phát, các chính sách...)
1. Strengths (Điểm mạnh)
Bước đầu tiên, đó là nêu lên các yếu tố, nêu lên các lợi thế của một tổ chức, doanh nghiệp của bạn. Đây có thể nói là các đặc điểm nổi trội nhất của bạn so với các đối thủ khác. Để có thể phân tích rõ hơn về điểm mạnh bạn cần đưa xác định và trả lời được các câu hỏi như: Tổ chức, doanh nghiệp của bạn làm tốt điều gì nhất? Nguồn lực công ty của bạn ra sao? Đâu là những lợi thế vượt trội của công ty bạn? (con người, kiến thức, sáng tạo, sự nổi tiếng, mối quan hệ và xu hướng công nghệ,....). Một số yếu tố dưới đây có thể giúp bạn tìm ra được điểm mạnh của một tổ chức doanh nghiệp:
- Tài sản, nguồn lực và con người
- Kinh nghiệm, dữ liệu và kiến thức
- Nguồn tài chính
- Nguồn lực Marketing
- Sự cải tiến của doanh nghiệp
- Chất lượng và giá cả
- Các công nhận và chứng nhận
- Quy trình và hệ thống các kỹ thuật của doanh nghiệp.
- Quản lí và văn hóa
Lưu ý: Ở yếu tố điểm mạnh của mình bạn cần phải thực tế, sáng suốt và luôn đúng mực khi so sánh mình với đối thủ. Vì đây là một ưu điểm để có thể đánh giá doanh nghiệp hiện tại và là ưu điểm của mô hình SWOT.
2. Weaknesses (Điểm yếu)
Trái ngược ở yếu tố đầu thì đây là những hạn chế mà tổ chức, doanh nghiệp gặp phải. Để hiểu rõ hơn về những khuyết điểm của mình thì bạn cần nêu ra được những việc làm mà tổ chức, doanh nghiệp của mình chưa thực hiện được. Nếu như trong trường hợp bạn đang còn phân vân không biết những điểm yếu của mình ở đâu thì bạn hãy nhìn lại các yếu tố ở "điểm mạnh", những yếu tố nào mà doanh nghiệp của bạn chưa có thì đó đồng nghĩa với đó là "điểm yếu". Bên cạnh đó bạn có thể đặt ra cho doanh nghiệp một số câu hỏi và giải đáp như: Những công việc gì mà doanh nghiệp của bạn không làm được? Những việc gì mà bạn không dám thực hiện? Những lời đánh giá tiêu cực của người dùng là gì?.....
Để một doanh nghiệp có thể phát triển vững chắc thì bạn nên nhớ một điều rằng: Những điểm yếu là yếu tố bên trong của một doanh nghiệp vì thế cần phải đối diện với nói, nhìn thẳng vào những gì mà đang cản trở trên công đường phát triển. Vì khi nhìn thẳng vào những điều đó bạn có thế giải đáp được các câu hỏi và tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề.
Lưu ý: Khi đánh giá các yếu tố nội bộ, công ty cần có một quan điểm trung lập để phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong tổ chức của mình, tránh tình trạng đánh giá cao nội bộ doanh nghiệp và bỏ qua những khuyết điểm của công ty. Tips để khắc phục lưu ý trên là công ty hoặc doanh nghiệp có thể nhờ nhà cố vấn để đảm bảo các quan điểm trung lập đưa vào ma trận SWOT một cách chính xác nhất.
3. Opportunities (Cơ hội)
Trong mô hình SWOT, cơ hội gồm các yếu tố bên ngoài, chúng là thời cơ có ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp. Các tác nhận này có thế giúp tổ chức, doanh nghiệp của bạn phát triển ở hiện tại và tương lai:
- Sự phát trển bùng nổ của thị trường ngành
- Đối thủ đang kiệt sức, phát triển chậm, không tăng trưởng.
- Xu hướng công nghệ luôn thay đổi từng ngày.
- Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế.
- Khi hậu, thời tiết và môi trường.
- Chính sách của chính phủ.
- ...
4. Threats (Thách thức)
Những tác động bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, chẳng hạn: những thách thức tiềm ẩn trong những cơ hội mới, dịch bệnh, thiếu hụt người lao động,...thì đó là nguy cơ. Và bạn cần liệt kế ra một số thách thức để có thể dễ dàng tìm ra được những nguy cơ àm doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai.
Sau khi liệt kế ra, điều bạn cần thực hiện lúc này đó là đề ra những phương án giải quyết. Các phương án này có thể nâng cao kỹ năng quản trị. Nếu trong trường hợp vẫn không tìm được phương án thì bạn nên chuyển sang hướng khác đó là tìm và triển khai nhanh chóng những cách khả thi nhất để giảm mức độ nghiêm trọng hoặc có thể né tránh những nguy cơ đó (nếu được).
Một công ty phát triển sẽ cần phân tích cả bốn góc trong ma trận SWOT, cách nhìn toàn diện gồm chủ quan và khách quan sẽ giúp công ty đánh giá và đưa ra các quyết định liên quan đến việc tăng trưởng lâu dài.
Quy trình phân tích SWOT thực hiện như thế nào?
Quy trình bảy bước phân tích SWOT theo thứ tự sau đây giúp bạn có thể hoàn thành việc phân tích ma trận một cách hoàn chỉnh và loglo, hãy cùng LPTech tìm hiểu từng bước này nhé:
Bước 1: Tạo bảng phân tích SWOT
Bảng SWOT này có dạng lưới chứa các thông tin mà bạn thu thập và sử dụng chúng để điền vào các góc phần tư có trong ma trận.
Bước 2: Tập hợp những người tham gia phù hợp
Bộ phận lãnh đạo và cả những nhân viên của họ đều cần tham gia. Nhân viên có thể điền vào các ma trận SWOT riêng lẻ trước khi bắt đầu một cuộc họp tổng kết. Việc thu thập càng nhiều thông tin chi tiết sẽ giúp nguồn thông tin đa dạng hơn khi xem xét và chọn lọc đưa vào bảng SWOT. Ngoài ra, thời gian để suy nghĩ và thảo luận cũng là một điều cần thiết trước khi bắt đầu điền các thông tin vào ma trận
Bằng cách làm này, ma trận SWOT mà doanh nghiệp bạn xây dựng sẽ đầy đủ, toàn diện hơn để bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất
Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh của công ty
Hãy thảo luận những vấn đề liên quan đến điểm mạnh của công ty bạn và đưa chúng vào vùng S trong ma trận SWOT, sau đây là các câu hỏi thường được đưa ra để tìm hiểu về điểm mạnh như:
- Nguyên nhân của việc tăng trưởng khách hàng đến giá cả hay chất lượng sản phẩm trong kỳ trước?
- Tại sao khách hàng lại chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh?
- Hoạt động kinh doanh của bạn có dễ dàng để mở rộng không?
- Văn hóa doanh nghiệp có phải là yếu tố hấp dẫn đối với nhân viên trong công ty?
- ...
Bước 4: Liệt kê những điểm yếu của công ty
Tương tự ở bước 3, công ty cũng cần tổ chức cuộc thảo luận để nhận định về những điểm yếu, một số câu hỏi thường được đặt ra gồm:
- Có phải khách hàng đang không hài lòng về sản phẩm mới của bạn không? Họ nghĩ bạn cần cải thiện điểm nào?
- Doanh nghiệp của bạn đang kém đối thủ ở điểm nào? Có phải nguồn ngân sách đang hạn chế để triển khai các chương trình quảng cáo?
- Khách hàng phản hồi những điểm yếu gì trên sản phẩm mà khiến doanh thu giảm sút?
- ...
Bước 5: Xác định các cơ hội của công ty
Nghĩ đến những tác nhân ảnh hưởng đến yếu tố cơ hội và thử đặt ra một vài câu hỏi cho điều này:
- Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Những khả năng lớn và nhỏ cho tổ chức của mình nằm ở đâu?
- Cơ hội nào tốt nhất để cải thiện nguồn tài chính của công ty?
- Các sáng kiến nào sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn?
- Chính sách tiền tệ hiện tại đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội gì khi huy động vốn?
- Sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài mang đến cho doanh nghiệp lợi thế gì?
- ...
Bước 6: Xác định các mối đe dọa
Những mối đe dọa tiềm ẩn sẽ tác động tiêu cực đến công ty của bạn, sau đây là một số câu hỏi tham khảo để bạn tìm ra các rủi ro và điền vào bảng SWOT:
- Đại dịch bùng nổ có cản trở đến hoạt động kinh doanh của công ty của bạn?
- Số lượng khách hàng tiềm năng có xu hướng giảm không?
- Nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh mùa dịch và hành vi người dùng thay đổi có khiến doanh thu sản phẩm bị giảm sút?
- Các ngân hàng điều chỉnh lãi vay khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào?
Bước 7: Kiểm tra ma trận SWOT và tìm cách kết nối
Mỗi yếu tố trong ma trận SWOT không chỉ mang ý nghĩa riêng lẻ mà chúng kết nối với nhau, hãy tìm xem các điểm mạnh có hỗ trợ cho các cơ hội đã xác định không, hoặc việc loại bỏ các điểm yếu có làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp của bạn chăng?
Mở rộng ma trận SWOT là gì?
Mở rộng ma trận SWOT là việc áp dụng những chiến lược khác nhau được trên mô hình SWOT đã phân tích sẵn có. Việc kết hợp những yếu tố này nhằm mục đích giúp dễ dàng tìm ra những thế mạnh của một tổ chức, doanh nghiệp cũng như dễ dàng đưa ra các giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.
Các chiến lược trong SWOT mở rộng
Sau khi đã phân tích mô hình SWOT nhiều người thường dừng lại tại đây. Tuy nhiên, mô hình SWOT sẽ không phát huy được hết các tác dụng khi động có bất kì chiến lược nào để phát triển tiếp theo. Vì thế việc tiếp theo là bạn cần tiến hành giải đáp các câu hỏi một cách chính xác nhất về 4 yếu tố. Sau đó, bạn ra tìm ra được cá chiến lược phù hợp trong (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Dưới đây là 4 chiến lược mở rộng SWOT cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo.
Chiến lược S-O trong mở rộng ma trận SWOT
Là chiến lược kết hợp giữa hai yếu tố đó là điểm mạnh (S) và cơ hội (O), với mục đích sử dụng các điểm mạnh của tổ chức, doanh nghiệp để khai thác và tìm ra những có hội có sẵn cho doanh nghiệp của mình. Chiến lược này còn được gọi là chiến lược khái sáng (khai phá), giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường. Chiến lược này thường được thực hiện trong một thời gian ngắn và ưu tiên ở mức độ cao. Chiến lược S-O giúp cho doanh nghiệp tận dụng được tối đa các cơ hội, bứt phá và tiết kiệm chí phí và nguồn lực.
Chiến lược W-O trong mở rộng ma trận SWOT
Chiến lược W-O là kết hợp giữa 2 yếu tố đó là điểm điểm yếu (W) và cơ hội (O). Chiến lược các W-O tập trung vào giải quyết khắc phục các điểm yếu có doanh nghiệp, nhằm đón đầu và tận dụng các cơ hội sẵn có của doanh nghiêp. Kết hợp W-O gắn với mục tiêu lớn, cơ hội lớn trong tương lai. Chiến lược này khá tốn nhiều thời gian và nguồn lực vì thế cần được triển khai quyết liệt.
Chiến lược S-T trong mở rộng ma trận SWOT
Chiến lược S-T là kết hợp giữa 2 yếu tố đó là điểm mạnh (S) và thách thức (T). Chiến lược này thường sử dụng các điểm mạnh sẵn có của doanh nghiệp để hạn chế nguy cơ có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này để có thể đàn áp những nguy cơ đang tìm tàng. Việc sử dụng chiến lược này cần ra dòn một cách nhanh chóng giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro.
Chiến lược W-T trong mở rộng ma trận SWOT
Chiến lược W-T là sự kết hợp giữa hai yếu tố điểm yếu (W) và thách thức (T). Mấu chốt của chiến lược này đó là tìm ra các điểm yếu từ đó có biện pháp khắc phục hoặc đưa ra những phương án dự phòng, hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài. Để thực hiện được W-T thì doanh nghiệp phải thường xuyên rà soát, vừa đoán trước được rủi ro có thể xảy ra. Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng các phương pháp an toàn bằng cách né tránh thay vì đối đầu trực tiếp với nguy cơ. Chiến lược này được thực hiện trong thời gian trung hạn, không quá dài cũng không quá ngắn.
Kết luận
Phân tích SWOT là một phương pháp giá trị cần được áp dụng cho doanh nghiệp. Đặc biệt với các công ty đang khởi nghiệp cần xác định vị trí của mình trên thị trường. Ngoài ra, ma trận SWOT cũng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm đổi mới các chiến lược marketing thông qua việc kiểm tra và đánh giá toàn diện mọi góc độ của công ty.
Với những kiến thức mà LPTech chia sẻ cho mọi người qua nội dung bên trên thì có thế giúp mọi người có thế có được một các nhìn tổng quát hơn về khái niệm SWOT là gì? Phân tích SWOT là gì? Quy trình phân tích SWOT như thế nào? Các chiến lược trong mở rộng Ma trận SWOT?...., Đối với mô hình SWOT này không chỉ áp dụng được trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn áp dụng được trong cuộc sống.
>> Xem thêm bài viết:
Marketing Mix là gì? Tiết lộ bí mật về mô hình Marketing 4P và 7P
Pareto: Nguyên tắc 80/20 tuyệt vời trong kinh doanh
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)
Từ khóa » Chiến Lược Wt Là Gì
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
Swot Là Gì? Phân Tích Swot – Kiến Thức Mới Cập Nhật - Nef Digital
-
4 Chiến Lược Căn Bản Theo Phân Tích SWOT - Kiến Thức - Bemec Media
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh
-
Top 14 Chiến Lược So St Wo Wt Là Gì
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Ứng Dụng SWOT Hiệu Quả Trong Công Ty - Fastdo
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn AZ Dành Cho Người Mới – 2022
-
Ma Trận SWOT Là Gì? - Dân Kinh Tế
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn 6 Bước Thực Hiện ... - HEDIMA
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình SWOT
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Phân Tích Ví Dụ Của Coca, Vinamilk - Hoài AnZ
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Chiến Lược Chi Tiết Từ A-Z
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Ứng Dụng, ý Nghĩa, Phân Tích SWOT Bước Tiến ...