Phân Tích Tính Dân Tộc Trong 8 Câu Thơ đầu Bài Thơ Việt Bắc - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Trung học cơ sở - phổ thông
  4. >>
  5. Lớp 12
Phân tích tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.21 KB, 8 trang )

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiVĂN MẪU LỚP 12ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH TÍNH DÂN TỘC TRONG ĐOẠN THƠ DƯỚI ĐÂY:“Mình đi mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn– Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay”A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI ÝW: www.hoc247.netF: www.facebook.com/hoc247.netT: 098 1821 807Trang | 1Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiB. DÀN BÀI CHI TIẾT1. Mở bài-Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (nhà thơ độc đáo, tài hoa, một nhàthơ mang tính chất trữ tình chính trị; bài thơ Việt Bắc là một bài thơ hay tiêu biểucho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.)-Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: tính dân tộc trong đoạn thơ trên của bài thơ ViệtBắc.2. Thân bài-Khái quát chung• Hoàn cảnh sáng tác: sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ – ne – vơ đượckí kết. Tháng 10 – 1954, Trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội,  TốHữu viết bài thơ Việt Bắc.• Kết cấu: theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca• Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu đoạn thơ.-Giải thích và trình bày nội dung về “tính dân tộc” trong thơ ca• Tính dân tộc là những dấu ấn độc đáo, không lặp lại, biểu hiện những gì là bảnsắc, là những nét riêng biệt đặc thù của một dân tộc.• Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở phương diện nội dung là sự phản ánhnhững vấn đề của hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị có sựgắn bó, hòa nhập với truyền thống tình cảm và đạo lí của dân tộc. Còn ở phươngdiện nghệ thuật là việc sử dụng các thể thơ dân tộc, lối nói truyền thống của dântộc (cách so sánh, ẩn dụ, hiện tựợng chuyển nghĩa, cách diễn đạt gần với ca daodân ca)-Tính dân tộc trong đoạn thơ• Tính dân tộc được thể hiện qua mặt nội dung:o Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người ở lại và người ra đi (giữangười dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng)o Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại, khơi gợi kỉniệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình, thể hiệntâm trạng nhớ thương, tình cảm gắn bó, thủy chung của quê hương Việt Bắc,con người Việt Bắc dành cho người về xuôio Bốn câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi: là tâm trạngW: www.hoc247.netF: www.facebook.com/hoc247.netT: 098 1821 807Trang | 2Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laibâng khuâng, bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn của người kháng chiến đối vớicảnh và người Việt Bắc.o Đoạn thơ thể hiện được nghĩa tình sâu nặng của người kháng chiến đối vớichiến khu Việt Bắc, của quần chúng đối với cách mạng. Có lẽ, tình nghĩa sâunặng ấy là sự kế thừa tình cảm, đạo lý sống của con người Việt Nam “Uốngnước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.• Tính dân tộc được thể hiện qua mặt nghệ thuật:o Thể thơ lục bát: Tác giả đã vận dụng và phát huy được ưu thế của thể thơ lụcbát, một thể thơ dân tộc có nhạc điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển rất phù hợp đểbộc lộ tình cảm, cảm xúc của kẻ ở, người về.o Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao được sử sụng tự nhiên và chân thànho Sử dụng tài tình đại từ mình – ta.o Lối nói truyền thống được thể hiện qua biện pháp hoán dụ, những hình ảnhnghệ thuậto Câu thơ giàu nhạc điệu với hệ thống từ láy, cách ngắt nhịp…3. Kết bài:-Khẳng định, đánh giá lại vấn đề (Với những đặc điểm trên đoạn thơ như một khúchát ru nồng nàn, đằm thắm, mượt mà đi vào lòng người. Có thể nói, đoạn thơ là mộtminh chứng sắc sảo cho tính dân tộc trong thơ Tố Hữu)-Mở rộng vấn đề (Cảm nhận, liên tưởng của cá nhân)C. BÀI VĂN MẪU“Mỗi công dân đều có một dạng vân tayMỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữKhông trộn lẫn…”(Vân chữ- Cao Đạt)Cái “vân chữ… không trộn lẫn” của nhà thơ hay của một nhà văn thứ thiệt mà CaoĐạt nhắc đến ở đây chính là phong cách tác giả, là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩqua tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Là lá cờ đầu của thơ caCách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách thơ độc đáo, hấp dẫn,W: www.hoc247.netF: www.facebook.com/hoc247.netT: 098 1821 807Trang | 3Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiđó chính là tính trữ tình-chính trị sâu sắc, đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Kếttinh vẻ đẹp độc đáo ấy của thơ Tố Hữu phải kể đến Việt Bắc- bản anh hùng ca, cũng làbản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Làm nên Việt Bắc một bản tình ca thấm đẫm màu sắc dân tộc phải kể đến tám câu thơ đầu của tác phẩm:“Mình đi mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn– Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay”Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Ông đến với thơ ca và cách mạng cùngmột lúc. Vì vậy cho nên chặng đường thơ của ông luôn song hành với những chặngđường cách mạng mà lộng gió thời đại với những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ratrận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta… Trong đó có thể nói Việt Bắc là đỉnh cao củathơ ca Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung. Bài thơ Việt Bắc được trích từtập thơ cùng tên và được sang tác vào tháng 10/1945, khi Trung ương Đảng và Chínhphủ cùng cán bộ chiến sĩ rời chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Lấy cảm cảmhứng từ buổi chia tay ấy, Tố Hữu đã xúc động viết nên bài thơ này. Tính dân tộc của bàithơ thể hiện ở cả nghệ thuật lẫn nội dung và thể hiện sâu sắc nhất là ở tám câu thơ đầu.Tính dân tộc dân tộc là một khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng - thẩm mĩ chỉ mốiquan hệ văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đốibền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc được hình thành trong quá trình pháttriển của lịch sử và phân biệt so với các dân tộc khác. Tính dân tộc được thể hiện xuyênsuốt từ nội dung đến hình thức.Về mặt nghệ thuật, Tố Hữu đã vô cùng khéo léo khi sử dụng thành công thể thơ lụcbát - một thể thơ truyền thống của dân tộc để diễn tả tình cảm cách mạng. Từ xưa đếnW: www.hoc247.netF: www.facebook.com/hoc247.netT: 098 1821 807Trang | 4Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lainay lục bát vốn là thể thơ dễ đi vào lòng người bởi âm điệu ngọt ngào vốn có của nó.Nếu dùng để diễn đạt tình cảm thì không còn gì hay bằng. Hay hơn nữa nhà thơ đã khéovận dụng lối đối đáp vốn là hình thức diễn ý quen thuộc trong ca dao dân ca:“Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng có lối ai vào hay chưaMận hỏi thì đào xin thưaVườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”Chính điều ấy đã làm cho bài thơ mang đậm âm hưởng ngọt nào và thấm đượmtinh thần dân tộc. Bên cạnh đó ngôn ngữ là yếu tố góp một phần không nhỏ gợi lên cáihồn dân tộc của tác phẩm nói chung và tám câu thơ đầu nói riêng chính là ngôn ngữ.Ngôn ngữ thơ của Việt Bắc mượt mà, uyển chuyển đặc biệt là cắp đại từ nhân xưngmình - ta vừa ngọt ngào lại vừa sâu lắng mà ta thường bắt gặp trong những câu ca daovề tình yêu đôi lứa:“Mình về ta chẳng cho vềTa nắm vạt áo ta đề câu thơ”Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tình yêu đôi lứa.“Mình về mình có nhớ taMười lắm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn song nhớ nguồn?”“Mình” trên câu thơ trên chỉ người ra đi, còn “ta” là người ở lại. Dường như đâykhông còn là cuộc chia ly giữa đồng bào và cách mạng mà nó đã trở thành buổi chia lycủa đôi lứa yêu nhau mặn nồng da diết. Qua đó ta mới mới phần nào thấm thía cái tìnhcảm mặn nồng, keo sơn của quân dân ta trong những buổi đầu đầu kháng chiến giankhổ, khó khăn. Dù bị cách trở bởi không gian và thời gian nhưng dường như cảm xúc từtrái tim đã nâng đỡ họ vượt qua mọi rào cản để trong tâm hồn “như chưa hề có cuộcchia ly”. Tính dân tộc về mặt hình thức còn thể hiện qua hình ảnh. Đó là dáng núi hìnhsong: ”Nhìn cây nhớ núi, nhìn song nhớ nguồn”. Đó là hình ảnh chiếc áo chàm trong “buổiW: www.hoc247.netF: www.facebook.com/hoc247.netT: 098 1821 807Trang | 5Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiphân li”. Áo chàm là hình ản hoán dụ cho người dân Việt Bắc nghĩa tình nhưng cũng rấtđỗi anh hùng. Những con người ấy là đại diện cho một dân tộc Việt Nam vừa hào hùnglại hào hoa: “Lưng mang gươm ta mềm mại bút hoa/Sống hiên ngang mà nhân ái chanhòa”.Tính dân tộc không chỉ vô cùng thành công trên bình diện nghệ thuật mà còn đậmnét qua nội dung, tư tưởng. Việt Bắc nói chung và tám câu thơ đầu nói riêng phản ánhđậm nét hình ảnh con người Việt Nam trong thời đại cách mạng; đã đưa những tư tưởngtình cảm cách mạng hòa nhịp và tiếp nối truyền thống tinh thần, tình cảm đạo lý dântộc.“Mình về mình có nhớ taMười lắm năm ấy thiết tha mặn nồng.”Người ở lại đặt câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta” để nhắc nhớ người ra đi, gợitrong người ra đi những kỷ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Mười lămnăm ấy được tính từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến tháng 10.1954, là mườilăm năm “Mình đây ta có đắng cay ngọt bùi”, là mười lăm năm có phúc cùng hưởng, cóhọa cùng chia, mười lăm năm “bát cơm chấm muối mối thù nặng vai”…làm sao kể xiếtbiết bao ân tình. Bốn từ “thiết tha mặn nồng” cho thấy tình cảm giữa Việt Bắc và cán bộthật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt. Có lẽ vì thế nên nhà nghiên cứu NguyễnĐức Quyền đã cho rằng: “Mười lăm năm ấy” không chỉ đo bằng thước đo thời gian màcòn đo bằng thước đo tình cảm con người. Đó chính là thứ thuốc thử làm tăng thêm sựgắn bó keo sơn.“Mình về mình có nhớ không?Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”Lại một câu hỏi tu từ nữa xuất hiện. Lại là một lời nhắc nhớ, gợi thương. Về Hà Nộirồi, thấy cây hãy nhớ đến núi rừng chiến khu, nhìn sông hãy nhớ đến suối nguồn ViệtBắc. Cách gợi nhắc như lời dặn dò kín đáo mà chân thành: Việt Bắc là cội nguồn cáchmạng, “Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa”, là trung tâm đầu não của cuộc khángchiến. Câu thơ này phải chăng là sự vận dụng linh hoạt và tài tình của nhà thơ Tố Hữuvới câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó nhà thơ cũng nhắc nhớ các thế hệ conW: www.hoc247.netF: www.facebook.com/hoc247.netT: 098 1821 807Trang | 6Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laicháu phải biết hướng về gốc gác, về nơi bén rễ, về cái nôi cho ta hình hài.“– Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay”Nếu như người Việc Bắc gửi theo bước chân của người miền xuôi với bao nhiêunỗi nhớ thì trong lời đối đáp của người miền xuôi cũng đầy ắp những bâng khuâng thathiết. Không sử dụng đại từ xưng hô “mình”, “ta” mà người xưng hô sử dụng đại từ “ai”để khẳng định trước hết là sự gắn bó với người ở lại. Ai có thể là đại từ để hỏi nhưng ởđây đó chính là đại từ phiếm chỉ, rất gần cách nói của ca dao: “Nhớ ai bồi hổi bồi hồi” TốHữu sử dụng và khai thác triệt để sự biến hoá hết sức linh diệu trong giá trị biểu cảmcủa từ “ai”. Một chữ “ai” của người về xuôi đủ làm xao xuyến lòng người đưa tiễn, đủcho thấy người về xuôi yêu thương Việt Bắc đến chừng nào và hiểu nỗi niềm tha thiếtcủa người Việt Bắc đối với cách mạng, đối với người miền xuôi. Một chữ “ai” làm xaođộng cả không gian đưa tiễn. Phải chăng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóatâm hồn” Hai từ láy “bâng khuâng” và “bồn chồn” góp phần làm tang thêm tâm trạngngười ra đi. Tình thương nỗi nhớ như níu chân người ở lại “Bước đi một bước lâu lâu lạingừng” để rồi “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Không biết nói gì phải chăng là vì cóquá nhiều thứ để nói. Bao nhiêu ân nghĩa, sắt son chẳng thể nào dung ngôn từ để diễntả, đành phải gửi tâm tình qua cái năm tay thật chặt, thật lâu. “Cầm tay” là biểu tượngcủa yêu thương đoàn kết. Chỉ cần cầm tay nhau thôi và hãy để hơi ấm nói lên tất cả, yêuthương, nhung nhớ, nghĩa tình sẽ ấm mãi như hơi ấm tay trao tay nhau lúc này. Dấuchấm lửng ở cuối câu như càng làm tang thêm cái tình cảm mặn nồng, dạt dào, vô tận.Nó như nốt lặng trong một khuôn nhạc mà ở đó tình cảm cứ ngân dài sâu lắng. Qua đócon người Việt Nam hiện lên thật đẹp với những phẩm chất tiêu biểu cho phẩm chất dântộc: ân nghĩa, thủy chung, son sắt.Bằng tài hoa của một người nghệ sĩ và một trái tim luôn sục sôi ý chí cáchmạng, Tố Hữu đã viết nên một bản tình ca, anh hùng ca đậm đà bản sắc dân tộc. Để rồiViệt Bắc đã thực sự trở thành một trong những bài ca không bao giờ quên, không thểnào quên.W: www.hoc247.netF: www.facebook.com/hoc247.netT: 098 1821 807Trang | 7Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiVững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiWebsite Hoc247.vn cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thôngminh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều nămkinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học vàcác trường chuyên danh tiếng.I.Luyện Thi OnlineHọc mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%-Luyên thi ĐH, THPT QG với đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng.-H2 khóa nền tảng kiến thức luyên thi 6 môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.-H99 khóa kỹ năng làm bài và luyện đề thi thử: Toán,Tiếng Anh, Tư Nhiên, Ngữ Văn+ Xã Hội.II.Lớp Học Ảo VCLASSHọc Online như Học ở lớp Offline-Mang lớp học đến tận nhà, phụ huynh không phải đưa đón con và có thể học cùng con.-Lớp học qua mạng, tương tác trực tiếp với giáo viên, huấn luyện viên.-Học phí tiết kiệm, lịch học linh hoạt, thoải mái lựa chọn.-Mỗi lớp chỉ từ 5 đến 10 HS giúp tương tác dễ dàng, được hỗ trợ kịp thời và đảm bảo chất lượng học tập.Các chương trình VCLASS:-Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành chohọc sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. TrầnNam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạtthành tích cao HSG Quốc Gia.-Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán cáctrường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyênkhác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.-Hoc Toán Nâng Cao/Toán Chuyên/Toán Tiếng Anh: Cung cấp chương trình VClass Toán Nâng Cao,Toán Chuyên và Toán Tiếng Anh danh cho các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9.III.Uber Toán HọcHọc Toán Gia Sư 1 Kèm 1 Online-Gia sư Toán giỏi đến từ ĐHSP, KHTN, BK, Ngoại Thương, Du hoc Sinh, Giáo viên Toán và Giảng viên ĐH.Day kèm Toán mọi câp độ từ Tiểu học đến ĐH hay các chương trình Toán Tiếng Anh, Tú tài quốc tế IB,…-Học sinh có thể lựa chọn bất kỳ GV nào mình yêu thích, có thành tích, chuyên môn giỏi và phù hợp nhất.-Nguồn học liệu có kiểm duyệt giúp HS và PH có thể đánh giá năng lực khách quan qua các bài kiểm trađộc lập.-Tiết kiệm chi phí và thời gian hoc linh động hơn giải pháp mời gia sư đến nhà.W: www.hoc247.netF: www.facebook.com/hoc247.netT: 098 1821 807Trang | 8

Tài liệu liên quan

  • Bình luận văn học: Bình luận văn học: "Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi"
    • 10
    • 1
    • 7
  • Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết
    • 30
    • 7
    • 14
  • Tài liệu Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu docx Tài liệu Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu docx
    • 8
    • 16
    • 299
  • Phân tích tính nghệ thuật trong “Hai đứa Trẻ” – Thạch Lam - văn mẫu Phân tích tính nghệ thuật trong “Hai đứa Trẻ” – Thạch Lam - văn mẫu
    • 3
    • 705
    • 13
  • Phân tích những thay đổi trong cơ cấu hệ thống giáo dục việt nam từ năm 1945 tới nay, ý nghĩa xã hội của những thay đổi này Phân tích những thay đổi trong cơ cấu hệ thống giáo dục việt nam từ năm 1945 tới nay, ý nghĩa xã hội của những thay đổi này
    • 32
    • 4
    • 19
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p10 docx Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p10 docx
    • 5
    • 492
    • 1
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p9 pdf Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p9 pdf
    • 5
    • 407
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p8 ppt Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p8 ppt
    • 5
    • 392
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p7 doc Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p7 doc
    • 5
    • 440
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p6 pot Giáo trình hướng dẫn phân tích nhiệt độ dư trong kết cấu bao che do bức xạ p6 pot
    • 5
    • 291
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(655.21 KB - 8 trang) - Phân tích tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tính Dân Tộc 8 Câu đầu Bài Việt Bắc