Phân Tích Tính Giai Cấp Và Tính Xã Hội Của Nhà Nước - Luật Sư Online

Mục lục

Toggle
  • 1 – Nhà nước là gì?
  • 2 – Phân tích tính giai cấp của nhà nước
    • 2.1 – Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tính giai cấp
    • 2.2 – Lý do nhà nước có tính giai cấp
    • 2.3 – Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước
    • 2.4 – Sự thay đổi tính giai cấp của nhà nước qua các kiểu nhà nước
  • 3- Phân tích tính xã hội của nhà nước
    • 3.1. Quan điểm của Mác Lênin về tính xã hội của nhà nước
    • 3.2 – Lý do nhà nước có tính xã hội
    • 3.3 – Biểu hiện tính xã hội của nhà nước

Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật
  • Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
  • So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
  • Quan điểm của Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước
  • Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
  • Phân tích quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về thay thế kiểu nhà nước
  • Phân tích khái niệm và đặc trưng của nhà nước
  • Tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Thế nào là nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
  • Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?

1 – Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

2 – Phân tích tính giai cấp của nhà nước

2.1 – Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tính giai cấp

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì tính giai cấp là thuộc tính cơ bản và không thể thiếu của tất cả các nhà nước.

2.2 – Lý do nhà nước có tính giai cấp

– Nhà nước xuất hiện do nhu cầu bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị của giai cấp thống trị hoặc lực lượng cầm quyền.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật
  • Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước của các Điều ước đầu tư: Phân tích từ kinh nghiệm của Úc và New Zealand
  • Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
  • Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
  • Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bảo vệ môi trường từ góc độ giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước: Kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Phân tích khái niệm và đặc trưng của nhà nước
  • Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước

– Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, tức là xã hội có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.

– Nhà nước là hình thức tổ chức của xã hội có giai cấp, bởi vì: sau khi trong xã hội đã xuất hiện giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp thì không thể tổ chức theo hình thức thị tộc, bộ lạc được nữa mà phải tổ chức thành nhà nước, với sức mạnh và bộ máy cưỡng chế của nó thì mới đủ khả năng làm dịu xung đột giai cấp trong xã hội hoặc giữ cho xung đột đó ở trong vòng một “trật tự” nhất định, có như vậy, xã hội mới tồn tại và phát triển được.

2.3 – Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ: nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thong trị của lực lượng hoặc giai câp câm quyền trong xã hội trên cả ba lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và tư tưởng.

Sự thống trị xã hội thể hiện chủ yếu ở ba lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và tư tưởng, trong đó lĩnh vực tiền đề và giữ vai trò quyết định là kinh tế. Thông thường, giai cấp hoặc lực lượng nắm quyền sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất hoặc tài sản của xã hội sẽ trở thành lực lượng thống trị về kinh tế hay chủ thể của quyền lực kinh tế, có thể bắt lực lượng khác phải phụ thuộc nó về mặt kinh tế hoặc bóc lột các lực lượng khác. Do vậy, sự thống trị về kinh tế tạo ra tiền đề, cơ sở cho sự thống trị giai cấp.

Tuy nhiên, quyền lực kinh tế không đủ khả năng duy trì sự thống trị, vì lực lượng hay giai cấp bị thống trị luôn tìm cách chống lại để thoát ra khỏi sự phụ thuộc. Vì thế, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, lực lượng thống trị phải dùng bộ máy nhà nước để trấn áp sự phản kháng, sự chống đối của các giai cấp, lực lượng khác và nhà nước trở thành bộ máy cưỡng chế đặc biệt, thành công cụ để bảo vệ lợi ích kinh tế của lực lượng cầm qưyền.

Nhà nước bảo vệ lợi ích kinh tế của lực lượng cầm quyền bằng cách dùng bộ máy bạo lực như quân đội, cảnh sát, toà án… để trấn áp sự phản kháng, chống đối của các lực lượng khác. Đồng thời, nhà nước thể hiện ý chí của mình mà trước tiên là ý chí của lực lượng cầm quyền thông qua pháp luật, thông qua các quy định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện trong xã hội, bắt cả xã hội phải phục tùng ý chí của nó. Vì thế, nhà nước chính là công cụ nằm trong tay lực lượng cầm quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế và thực hiện sự thống trị về chính trị trong xã hội.

Sự thống trị của lực lượng cầm quyền, sự tồn tại của nhà nước chỉ lâu dài, chắc chắn khi có sự phục tùng tự giác của các lực lượng khác. Vì thế, nhà nước tổ chức, quản lý và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở văn hóa, giáo dục; dùng các phương tiện và cơ sở đó tác động đến đời sống tinh thần của toàn xã hội, nhằm làm cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị giữ địa vị thống trị trong xã hội và nhằm tạo ra sự phục tùng tự giác của các giai cấp, lực lượng khác đối với quyền thống trị của lực lượng cầm quyền, sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhà nước trở thành công cụ xác lập và bảo vệ hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.

Tóm lại, nhà nước là công cụ, là bộ máy đặc biệt nằm trong tay lực lượng cầm quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế, để thực hiện sự thống trị về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng của lực lượng này đối với toàn xã hội.

2.4 – Sự thay đổi tính giai cấp của nhà nước qua các kiểu nhà nước

Biếu hiện chung là như vậy, song nếu xem xét những biểu hiện cụ thể thì tính giai cấp của nhà nước có sự thay đổi rất lớn qua các kiểu nhà nước. Cụ thể:

– Ở các nhà nước chủ nô, phong kiến, do điều kiện kinh tế, xã hội

và trình độ phát triển của xã hội lúc đó nên các nhà nước này chủ yếu bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô, địa chủ, quý tộc phong kiến, tăng lữ, đàn áp nô lệ, nông dân và những người lao động khác nên tính giai cấp của các nhà nước này thể hiện cực kỳ công khai và rõ rệt.

– Ở nhà nước tư sản, biểu hiện tính giai cấp của nhà nước có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản. Trong thời kỳ của chủ nghĩa để quốc, khi các nhà nước tư sản chủ yếu bảo vệ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước thì tính giai cấp của nhà nước này cũng thể hiện rõ rệt. Ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, do sự thay đổi trong điều kiện kinh tế, sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật và của nền dân chủ, tính giai cấp của nhà nước có xu hướng thể hiện ít sâu sắc, rõ rệt hơn giai đoạn trước. Trong các chính sách của nhà nước, bên cạnh việc tính đến lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền, của giai cấp tư sản, nhà nước tư sản còn tính đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác, của cả cộng đồng.

– Ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa sau này và nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, tính giai cấp của nhà nước thể hiện mờ nhạt, hạn chế hơn nhiều so với tính xã hội. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhà nước là công cụ để thực hiện và bảo vệ sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là công cụ chủ yếu để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

3- Phân tích tính xã hội của nhà nước

3.1. Quan điểm của Mác Lênin về tính xã hội của nhà nước

Cùng với tính giai cấp thì tính xã hội cũng là thuộc tính cơ bản, khách quan và không thế thiếu của tất cả các nhà nước.

3.2 – Lý do nhà nước có tính xã hội

– Nhà nước xuất hiện do nhu cầu điều hành và quản lý xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.

– Nhà nước là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người, là một tổ chức trong xã hội, nó chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng xã hội loài người ở những giai đoạn lịch sử nhất định và có sứ mệnh điều hành, quản lý xã hội.

– Nhà nước là một hình thức tổ chức của xã hội nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội.

3.3 – Biểu hiện tính xã hội của nhà nước

Tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ: Nhà nước là bộ máy để tổ chức và quản lý xã hội, nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự và sự on định của xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển của xã hội.

– Bất cứ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển được cũng phải có trật tự và sự ổn định tương đối, tức là phải được tổ chức và quản lý chặt chẽ. Xã hội nào cũng có hàng loạt các vấn đề mang tính chất chung như: Sản xuất, thiên tai, địch họa, trật tự, an toàn xã hội… Để giải quyết các vấn đề chung đó cần có một tổ chức thay mặt xã hội, nhân danh xã hội để tổ chức, tập hợp, quản lý toàn xã hội, tổ chức đó phải thiết lập quyền lực chung (quyền lực công) của toàn xã hội. Tổ chức đó chính là nhà nước.

– Trước khi có nhà nước, các công việc chung của xã hội do thị tộc, bộ lạc giải quyết. Khi nhà nước xuất hiện thì trách nhiệm đó thuộc về nhà nước. Nhà nước phải thay mặt xã hội, đứng ra tổ chức dân cư, giải quyết các vấn đề chung vì sự ổn định, sống còn của cả xã hội chứ không phải của riêng giai cấp, lực lượng xã hội hay cá nhân nào.

– Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội nên ở mức độ này hay mức độ khác phải có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia, dân tộc và công dân của mình; phải tập hợp và huy động mọi tầng lớp trong xã hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; duy trì trật tự xã hội và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho các lĩnh vực hoạt động của xã hội được tiến hành bình thường, có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhà nước nhân danh và đại diện cho cả xã hội để quản lý xã hội, giải quyết các công việc chung của cả cộng đồng xã hội.

– Nhà nước có nhiều hoạt động vì lợi ích của các giai cấp, lực lượng khác nhau trong xã hội, của cả cộng đồng như: Xây dựng và phát triển giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội (đường sá, cầu cống, trường học, bệnh viện…); tổ chức, điều hành và quản lý các dịch vụ công…

– Nhà nước là bộ máy cưỡng chế để bảo vệ công lý, công bằng xã hội, bảo vệ trật tự chung trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Bảo vệ trật tự an ninh, an toàn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và thông tin liên lạc, bảo vệ môi trường sống…

– Nhà nước thay mặt xã hội thực thi chủ quyền quốc gia, phòng, chống ngoại xâm, bảo vệ Tố quốc… Không những thế, nhà nước còn là công cụ để giữ gìn và phát triển những tài sản văn hoá tinh thần chung của xã hội, những giá trị đạo đức, truyền thống và phong tục, tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước.

– Mặc dù tính xã hội là thuộc tính chung của tất cả các nhà nước, song các nhà nước khác nhau sẽ khác nhau ở mức độ biểu hiện cụ thể của thuộc tính đó, tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế – xã hội, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

+ Ở các nhà nước chủ nô và phong kiến, do cơ sở kinh tế – xã hội và trình độ phát triển của xã hội lúc đó nên tính xã hội của các nhà nước đó thể hiện khá mờ nhạt và hạn chế. Nhà nước chủ nô đã thực hiện một số hoạt động vì lợi ích chung của xã hội như xây dựng và bảo vệ các công trình thuỷ nông, xây dựng đường sá, cầu cống, thúc đẩy một số ngành nghề sản xuất phát triển.

+ Hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề chung của xã hội của nhà nước phong kiến cũng chưa nhiều nên tính xã hội của nó thể hiện còn mờ nhạt và hạn chế. Mọi quyền lực đều thuộc về các vua, chúa phong kiến, do đó nền chính trị tốt hay xấu trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào nhân cách, phấm hạnh của vua, chúa và tầng lớp quan lại trong nước. Việc đưa đất nước đến hưng thịnh hay suy vong, nhân dân ấm no hay đói khổ, lầm than trong nhiều trường hợp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, sự sáng suốt, nhân từ hay sự ngu muội, bạo ngược của vua, chúa trong đất nước.

+ Khi nhà nước tư sản ra đời, do yêu cầu và sự phát triển của xã hội, của nền dân chủ nên tính xã hội của nhà nước tư sản thể hiện rõ rệt và rộng rãi hơn nhiều so với các nhà nước chủ nô và phong kiến, đặc biệt là ở giai đoạn hiện tại. Nhà nước tư sản đã thực hiện khá nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, của nền văn minh nhân loại, nhưng tất nhiên là không phương hại nhiều đến lợi ích của giai cấp tư sản, của lực lượng cầm quyền.

+ Ở các nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, tính xã hội đã thể hiện khá rộng rãi và rõ rệt, phần lớn các hoạt động của nhà nước là vì lợi ích chung của xã hội, của cả cộng đồng.

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa sau này sẽ là kiểu nhà nước thể hiện tính xã hội rộng rãi, rõ rệt và sâu sắc nhất. Bởi lẽ, cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước này là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bằng chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội và quan hệ hữu nghị, bình đẳng và hợp tác giữa những người lao động. Cơ sở xã hội của nhà nước này là những người lao động mà chủ yếu là công nhân, nông dân và trí thức, những người có lợi ích và địa vị xã hội tương đối thống nhất. Vì thế, nhà nước sẽ dần dần trở thành nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là công cụ để phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội và là công cụ chủ yếu để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội – xã hội đủ khả năng mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người dân.

Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, dân chủ và văn minh mà tính xã hội của nhà nước có xu hướng thể hiện ngày càng rõ rệt, rộng rãi và sâu sắc hơn; sự giới hạn quyền lực nhà nước được xác định ngày càng chặt chẽ hơn; tính minh bạch, công khai và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được thực hiện có hiệu quả hơn; quá trình xã hội hoá một số hoạt động của nhà nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn.

Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » Tính Xã Hội