Vì Sao Nhà Nước Mang Tính Giai Cấp Và Tính Xã Hội?
Có thể bạn quan tâm
Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.
Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp – Có đáp án
- 121 câu nhận định đúng sai và đáp án môn Luật Hành chính
- 200 câu nhận định đúng sai và đáp án môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào.
Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước. Nhà nước có tính giai cấp vì:
– Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được.
– Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.
Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.
Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động cơ bản của nhà nước. Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ:
– Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
– Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung.
Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội.
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
– Bản chất nhà nước bao hàm sự tồn tại của cả hai tính chất này.
– Sự đấu tranh và thống nhất giữa hai tính chất này tác động đến xu hướng phát triển và những đặc điểm cơ bản của nhà nước.
– Xu hướng phát triển là tính xã hội của nhà nước ngày càng được mở rộng.
Từ khóa » Tính Xã Hội
-
Giới Tính Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Tích Tính Giai Cấp Và Tính Xã Hội Của Pháp Luật ?
-
Tính Giai Cấp Và Tính Xã Hội Trong Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội ...
-
Hệ Thống Tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần - LuatVietnam
-
Phân Tích Tính Giai Cấp Và Tính Xã Hội Của Nhà Nước - Luật Sư Online
-
Tính Giai Cấp Là Gì? Vì Sao Nói Pháp Luật Mang Tính Giai Cấp?
-
Quyền Lực Là Gì? Quyền Lực Xã Hội Và Quyền Lực Nhà Nước?
-
Thuộc Tính Xã Hội Của Hàng Hóa Là Gì?
-
[PDF] TÍNH GIAI CẤP, TÍNH XÃ HỘI QUA CÁC KIỂU PHÁP LUẬT VÀ
-
Một Số Vấn đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con đường ...
-
Tính ưu Việt Của Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Nhân Dân Ta đang Xây Dựng
-
Nghiên Cứu Định Hướng Lãnh đạo: Sáng Tạo Mang Tính Xã Hội