Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Siêu Hay (14 Mẫu)
Có thể bạn quan tâm
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong bài thơ Đất Nước, được Download.vn giới thiệu.
Nội dung tài liệu bao gồm 2 dàn ý và 18 bài văn mẫu. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân siêu hay
- Sơ đồ tư duy tư tưởng Đất Nước của Nhân dân
- Dàn ý tư tưởng Đất Nước của Nhân dân
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân ngắn gọn
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 1
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 2
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 3
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 4
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 5
Sơ đồ tư duy tư tưởng Đất Nước của Nhân dân
Mẫu 1
Mẫu 2
Dàn ý tư tưởng Đất Nước của Nhân dân
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước.
- Dẫn dắt, giới thiệu về tư tưởng: Đất Nước của Nhân Dân.
2. Thân bài
- Chiều rộng địa lí: Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:
- Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”
- Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
- Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”...
- Chiều dài lịch sử: Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước:
- Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
- Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
- Chiều sâu văn hóa: Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”... từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
- Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân ngắn gọn
Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện. Đặc biệt, Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.
Về chiều rộng địa lí, Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người. Lối sống tình nghĩa yêu thương, thủy chung đã làm nên những địa danh nổi tiếng như “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”. Truyền thống yêu nước cùng tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước. Truyền thống hiếu học đã làm nên những “núi Bút non Nghiên”. Những cái tên như “ Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm” chắc hẳn đã quen thuộc. Bất cứ ở đâu trên dáng hình của Đất Nước, đều mang dáng hình, lối sống của ông cha.
Về chiều dài lịch sử, hãy nhìn về bốn nghìn năm của Đất Nước. Năm tháng nào cũng có những lớp người. Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước. Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
Về chiều sâu văn hóa, nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”,... từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
Và từ đó, tác giả khẳng định tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích là “Đất Nước Nhân dân”. Đất Nước đó thể hiện qua tâm hồn con người biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì Tổ quốc.
Tóm lại, đoạn trích Đất Nước đã thể hiện một tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 1
Lịch sử văn học thế giới, lịch sử văn học Việt Nam đã từng ghi nhận nhiều nhà văn lớn khi mới cầm bút đã nhầm lẫn, nhầm đường vì không phát hiện ra đúng sở trường của ngòi bút mình. Balzac có một thời là một người viết bi kịch tồi, trước khi trở thành nhà tiểu thuyết hiện thực vĩ đại. Nguyễn Tuân, trước khi trở thành cây bút viết tùy bút đầy tài năng đã từng là người viết truyện ngắn trào phúng xoàng xĩnh. Ấy thế nhưng cũng có những cây bút sinh ra được gán cho một thể loại nhất định và thành công mãi với nó như Nguyễn Khoa Điềm. Từ khi chập chững bước vào nghề văn đến khi quần thảo mọi ngóc ngách của địa hạt thơ ca, những vần thơ của tác giả này vẫn giữ vẹn nguyên chất trữ tình triết luận riêng biệt. Một trong số những tác xuất sắc của Nguyễn Khoa Kiềm khiến độc giả nhớ mãi là trường ca “Mặt đường khát vọng”, đặc biệt là đoạn trích “Đất Nước” mà đặc sắc trong đó có đoạn:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu…Nhưng họ đã làm ra đất nước.”
đã để lại những cảm xúc và tư tưởng sâu sắc về một Đất Nước của nhân dân. Đồng thờ đoạn trích cũng cho thấy rõ nét phong cách sáng tác trữ tình, triết luận vốn có của Nguyễn Khoa Điềm.
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức vì đất nước, con người Việt Nam. Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Đó là thời điểm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang trải qua những năm tháng đầy thử thách, khốc liệt. Tác giả đã thể hiện sâu sắc sự thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng bị tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của kẻ thù, hướng về nhân dân, sẵn sàng và tự nguyện gánh vác sứ mệnh đấu tranh giải phóng dân tộc. Trường ca gồm chín chương, đoạn trích "Đất nước" là phần đầu chương V. Đoạn trích đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra Đất Nước.
Lật giở từng trang trong lịch sử dân tộc có thể nhận thấy tư tưởng Đất Nước của nhân dân có nhiều biến chuyển trong mỗi thời kỳ. Trong thời trung đại khái niệm Đất Nước gắn liền với các bậc quân vương: “Nam quốc sơn hà”, gắn liền với các triều đại: “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi. Nhưng một số tướng lĩnh, quan lại như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đã nhận thấy vai trò to lớn của nhân dân đối với Đất Nước. Trần Hưng Đạo đã từng dâng kế sách cho vua: “muốn đánh thắng giặc phải biết khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: “Lật thuyền mới biết dân như nước”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng nói: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bảo”. Thời cận đại một số chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng đã nhìn ra sức mạnh và vai trò to lớn của nhân dân. Phan Châu Trinh đã có lần nhấn mạnh: “Dân là nước, nước là dân”, đến thời đại của Hồ Chí Minh, Bác cũng luôn nhắc nhở “Đảng ta phải biết lấy dân làm gốc”. Dù ở thời đại nào, các nhà tư tưởng lớn vẫn nhìn thấy vai trò và sức mạnh của nhân dân đối với Đất Nước. Nhân dân gánh trên đôi vai của mình Đất Nước đi suốt cuộc trường chinh cũng như những cuộc khai khẩn đất đai, miền rộng, bờ cõi. Điều này, các nhà thơ nhà văn hiện đại đã có ý thức một cách rõ rệt, sâu sắc, tuy nhiên chỉ đến chương “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng Đất Nước của nhân dân mới được lý giải một cách thấu đáo, toàn diện trên các bình diện lịch sử, địa lý và văn hóa. Bước vào những trang thơ “Đất Nước” ta thấy Nguyễn Khoa Điềm một lần nữa soi ngắm thật kỹ thật sâu vào các tầng địa lý, lịch sử và văn hóa của Đất Nước. Trước hết nhân dân là người làm nên không gian địa lý của dân tộc:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta...”
Đất Nước gắn với truyền thuyết, cổ tích, mỗi địa danh đều tắm đẫm những huyền thoại, mỗi một hiện tượng văn học dân gian đều nhằm giải thích hình thể của non sông, chứa đựng trong đó những ý nghĩa hết sức thiêng liêng về sự hóa thân của xương máu nhân dân trong quá trình tạo nên Đất Nước. Mỗi tấc đất, mỗi dòng sông đều có xương máu của bao nhiêu thế hệ, đều chứa đựng những ước mơ của con người. Đằng sau tình yêu với Đất Nước, nhà thơ nhận ra không gian địa lý không còn là những hình thể vật chất thuần túy, những sự vật vô tri vô giác mà đó là “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Trong cái nhìn của nhà thơ, hình ảnh núi sông của tổ quốc bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Đọc những truyền thuyết cổ tích huyền thoại nhằm giải thích hình dáng, tên gọi của danh lam thắng cảnh, ta ngỡ như đó chỉ là một cách mỹ lệ hóa núi sông, huyền thoại hóa một địa danh. Nhưng với cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm – người đọc cảm nhận được những giá trị lịch sử, văn hóa phong phú đa dạng đã gợi lên cái hồn và sức sống của sông núi. Vì thế những núi Vọng Phu đâu còn chỉ là làm đẹp thêm một dáng núi mà là câu chuyện người vợ nhớ chồng hóa thân vào sông núi quê hương để làm nên một Đất Nước thủy chung, tình nghĩa. Đó còn là sự hiện thân của những người học trò nghèo thành núi Bút non Nghiên làm nên một Đất Nước nghìn năm văn hiến. Những ao đầm để lại như dấu tích của đứa trẻ lên ba là tiếng nói của lòng yêu nước, tiếng nói đòi đi đánh giặc.... Đó là những địa danh lấy tên của những cá nhân bình dị nhưng là tấm gương sáng đầy nhân văn: Bà Đen, Bà Điểm, Ông Đốc, Ông Trang. Trên khắp Đất Nước, những con người bình dị đã hóa thân vào sông núi để lại cho đời những cái tên bất tử. Tấm bản đồ Đất Nước được phác họa từ Bắc chí Nam, trở thành tấm bản đồ văn hóa của dân tộc, là nơi ký thác tâm hồn, ước mơ, khát vọng của nhân dân. Đất Nước vừa thiêng liêng, cao cả vừa gần gũi. Trong không gian địa lý Đất Nước, mỗi địa danh đều là một địa chỉ văn hóa được làm ra bởi sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn con người Việt Nam. Điệp từ “góp” và thán từ “ôi” được sử dụng là sự nhấn mạnh, trân trọng của nhà thơ nhằm ghi nhận và ca ngợi những đóng góp của nhân dân trong hình hài đất nước. Nhân dân chính là người nghệ sĩ đã sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm đẹp thêm thắng cảnh thiên nhiên. Nhân dân thổi hồn vào cảnh vật vô tri để thiên nhiên lưu giữ câu chuyện về phần đời của họ. Tự hào và hãnh diện, trân trọng và ngợi ca, từng ý thơ bật lên từ tấm lòng của một người con đang chiêm nghiệm về quê hương xứ sở, góp thêm vào mảng thơ đề tài Đất Nước những phát hiện mới mẻ và giàu tính nhân văn.
“Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn.” (Nguyễn Khải) Nguyễn Khoa Điềm đã đưa được tình cảm vào quá trình sáng tác của mình bằng cách chuyển sang giọng điệu tâm tình với “em” mà tìm sự đồng cảm ở hết thảy chúng ta:
“Em ơi emHãy nhìn từ rất xaVào bốn nghìn năm Đất Nước”
Trên phương diện lịch sử, tác giả nhấn mạnh đến sự đóng góp của những con người bình dị, vô danh trong việc làm nên Đất Nước muôn đời. “Em” là nhân vật trữ tình không xác định, nhưng cũng có thể là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính mình. Lời tỏ tình mang giọng điệu tâm tình mà trĩu nặng suy tư. Với lối tâm tình, trò chuyện, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như không bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớpCon gái, con trai bằng tuổi chúng taCần cù làm lụngKhi có giặc người con trai ra trậnNgười con gái trở về nuôi cái cùng conNgày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”
Hình ảnh “người người lớp lớp”, “bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đông đảo tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước. Họ là những con người bình dị, lao động cần cù chăm chỉ nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm thì chính họ trở thành những người anh hùng cứu nước. Khi có giặc người con trai ra trận, người con gái ở hậu phương cũng góp sức lực, đảm đang nuôi con để người chồng yên lòng đánh giặc, nhưng khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, đó là hành động tất yếu để bảo vệ mái nhà và bảo vệ quê hương. Nhà thơ đã khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Đó là truyền thống được phát huy từ đời này sang đời khác. Chính bằng sự đóng góp một cách tự nhiên đó mà họ đã làm nên lịch sử - truyền thống lâu đời của đất nước. Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất Nước:
“Nhiều người đã trở thành anh hùngNhiều anh hùng cả anh và em đều nhớNhững em biết khôngCó biết bao người con gái, con traiTrong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”. Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã ngã xuống, họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ đều có công “làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ. Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân. Những con người anh hùng vô danh ấy có một cuộc sống thật giản dị, chết bình tâm, cống hiến và hy sinh một cách tự nguyện, vô tư, thầm lặng cho Đất Nước. Họ không mong cầu lưu danh sử sách nhưng công lao của họ to lớn, để lại ý nghĩa muôn đời như Nguyễn Trọng tạo từng khẳng định:
“Sức nhân dân xẻ núi lấp sôngMồ hôi mặn nhòe bàn tay máu ứaCon đường mở qua lòng dân rộng mởĐường vươn dài, dân trải tấm lòng che...”
Như Huy Văn từng nhận xét: “Nếu như trong thơ Nguyễn Đình Thi, hình ảnh đất nước hào hoa, kiêu hãnh, lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước lại giàu có về văn hóa, là sức mạnh của chân lý.” Nhận định đã khẳng định phong cách nghệ thuật đậm chất trữ tình, triết luận vốn có của Nguyễn Khoa Điềm. Triết luận có thể hiểu đơn giản là triết lý và lý luận. Người nghệ sĩ này đã khai tác, bổ xẻ Đất Nước trên nhiều phương diện khác nhau, ở đây là địa lý và lịch sử để phân tích và chinh phục trái tim bạn đọc bằng những đoạn liệt kê địa danh, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Các dòng thơ của Nguyễn Khoa điềm cũng có kết cấu rất chặt chẽ, câu trước khái quát, câu sau làm rõ hoặc làm rõ trước rồi khẳng định ở cuối đoạn thơ (liệt kê các địa danh gắn văn văn hoá, con người rồi khẳng định triết lý Đất Nước của nhân dân ở hai câu: “Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”). Một đặc điểm nữa trong phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm là chất trữ tình, tức là sự mềm mại, uyển chuyển, tình cảm của thơ. Chất chữ tình thể hiện rõ ở một số yếu tố như nhân vật “em”, những câu cảm thán: “Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy”, những câu gọi: “Em ơi em” tạo nên những cảm xúc lồng ghép tránh sự khô cứng của tính triết luận. Như vậy, phong cách của Nguyễn Khoa Điềm đạt tới độ chín của sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, tạo nên những vần thơ vừa thắm đượm cái tình vừa đầy sự thuyết phục và tin tưởng. Có phải chăng sự khẳng khái của một người chiến sĩ đã cho Nguyễn Khoa Điềm những tư duy và đường hướng triết luận rõ ràng trong thơ ca, và cũng có phải vì là người con xứ Huế, mang tâm hồn của mộng mơ nên ông vẫn da diết trong những trang thơ của mình?
Bằng những câu thơ dài ngắn đan xen, nhà thơ đã cho ta thấy một sự khẳng định chắc chắn và chặt chẽ về tư tưởng “Đất Nước” của nhân dân. Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên làng”...cũng như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân. Không những vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình. Với kết cấu chặt chẽ, tự nhiên được viết theo thể thơ tự do, câu thơ mở rộng kéo dài, biến hóa linh hoạt tạo cho đoạn thơ giàu sức gợi cảm và khái quát cao, thủ pháp liệt kê cùng với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình...đoạn thơ vừa là lời tâm tình, vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức đúng vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước bằng chính lòng biết ơn của mình. Chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam. Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ có tên tuổi...Nhưng, có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai trò to lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc. Đoạn thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay khi họ đang lún sâu vào lối sống ngoại lai. Từ đó, đoạn thơ đã làm sống lại truyền thống yêu nước hào hùng trong mỗi chúng ta. Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý, lịch sử, văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.
Có một tư tưởng về đất nước được vẽ lên bình yên từ những điều giản dị. Có một hình ảnh đất nước được lý giải với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ngày xửa ngày xưa. Có những giá trị của một đất nước được cắt nghĩa từ một không gian tình tứ như chuyện tình của đôi lứa, uyên ương. Tất cả những điều này, được Nguyễn Khoa Điềm truyền tải trọn vẹn trong trích đoạn “Đất Nước" của mình. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: “Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai).
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 2
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trường ca “Mặt đường khát vọng” là tác phẩm xuất sắc, mang vẻ đẹp độc đáo của ông, được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị – Thiên. Bài “Đất Nước” là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu – thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyền thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ… của nền văn hóa dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất Nước, một Đất Nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất Nước của Nhân Dân vĩnh hằng muôn thuở.
Đoạn thơ 12 câu này trích trong phần II bài “Đất Nước” đã ca ngợi Đất Nước hùng vĩ, tự hào khẳng định những phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta. Câu thơ mở rộng đến 13, 14, 15 từ, nhưng vẫn thanh thoát, nhịp nhàng, giàu âm điệu và nhạc điệu gợi cảm:
Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích. Nguyễn Khoa Điềm đã có một cái nhìn khám phá, nhân văn. Núi ấy, hòn ấy là do “những người vợ nhớ chồng”, hoặc cặp vợ chồng yêu nhau mà đã “góp cho”, đã “góp nên”, làm đẹp thêm, tô điểm thêm Đất Nước:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”.
Núi Vọng Phu Ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định,… hòn Trống Mái ở Sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Vợ có “nhớ chồng”, cặp vợ chồng có “yêu nhau” thì mới “góp cho Đất Nước”, mới “góp lên” những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái ấy. Tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thủy chung thì Đất Nước mới có tượng hình kì thú ấy. Tác giả đã vượt lên lối liệt kê tầm thường để có một cách nhìn, một cách diễn đạt mới mẻ, nhân văn.
Hai câu thơ tiếp theo ca ngợi vẻ đẹp Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống. Cái “gót ngựa của Thánh Gióng" đã để lại cho Đất Nước ta bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay, 99 núi con Voi Ở Phong Châu đã quần tụ, chung sức chung lòng “góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”. Các từ ngữ: “đi qua còn… để lại”, “góp mình dựng” đã thể hiện một cách bình dị mà tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước:
“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”.
Đất Nước ta có núi cao, biển rộng, sông dài. Có sông Hồng Hà “đỏ nặng phù sa”. Có sông Mã “bờm ngựa phi thức trắng”. Và còn có Cửu Long Giang với dáng hình thơ mộng, ôm ấp huyền thoại kiêu sa:
“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”.
Rồng “nằm im” từ bao đời nay mà Nam Bộ mến yêu có “dòng sông xanh thẳm” cho quê hương nhiều nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa. Phải chăng nhà thơ trẻ qua vẻ đẹp dòng sông Chín Rồng để ca ngợi sự gấm vóc, con người Việt Nam rất đỗi tài hoa?
Quảng Nam, Quảng Ngãi quê hương của Hoàng Diệu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… có núi Ân sông Đà, có núi Bút non Nghiên. Ngắm núi Bút non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm không nói về “địa linh nhân kiệt” mà nghĩ về người học trò nghèo, về truyền thống hiếu học và tấm lòng tôn sư trọng đạo của nhân dân ta:
“Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên"
Nghèo mà vẫn “góp cho” Đất Nước ta núi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt. Nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng. Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con gà quê hương cùng góp cho”. Và những tên làng, tên núi, tên sông như ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm… ở vùng cực Nam Đất Nước xa xôi đã do “những người dân nào đã góp tên” đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, đào kênh, bắt sấu, săn hổ… làm nên? Nhà thơ đã có một cách nói bình dị mà thấm thía ca ngợi đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta, khẳng định nhân dân vô cùng vĩ đại, người chủ nhân đã “làm nên Đất Nước muôn đời”:
“Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.
Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước cùng Nhân dân. Các thi liệu – hình ảnh: người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, 99 con voi, con rồng, người học trò nghèo, con cóc con gà, những người dân nào… dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài năng, đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm,… của nhân dân ta qua trường kì lịch sử. Chính nhân dân vĩ đại đã “góp cho”, “góp nên”, “để lại”,… đã làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp. Nhà thơ đã đem đến cho những động từ – vị ngữ ấy (góp cho, góp nên…) nhiều ý nghĩa mới mẻ, nhiều sắc thái biểu cảm với bao liên tưởng đầy tính nhân văn.
Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm, ngọt ngào. Từ cụ thể, thơ được nâng lên tầm khái quát, tính chính luận kết hợp một cách hài hòa với chất trữ tình đằm thắm:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta...”
Ruộng đồng gò bãi… là hình ảnh của quê hương Đất Nước. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng, tên gò bãi… bất cứ ở đâu trên Đất Nước Việt Nam thân yêu đều mang theo “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Hình tượng Đất Nước cũng là điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ hoài bão của ông cha ta, tổ tiên ta bốn nghìn năm lịch sử dựng nước. “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” là một câu thơ rất hay, rất đẹp ca ngợi tâm hồn Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Chữ “một” được điệp lại 3 lần, chữ “ta” được láy lại 2 lần, kết hợp từ “ôi” cảm thán đã tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm, tự hào về cảm xúc. Vừa đĩnh đạc hào hùng, vừa thiết tha lắng đọng. Vẻ đẹp nhân văn chan hòa trên những dòng thơ tráng lệ.
Tầm vóc của Đất Nước và dân tộc được hiện diện một cách sâu sắc rộng lớn không chỉ trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy của thời gian và lịch sử bốn nghìn năm “đằng đẵng”. Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài “Đất Nước”. Câu thơ mở rộng đậm đặc chất văn xuôi. Yếu tố chính luận và chất chữ tình, chất cảm xúc hòa quyện, làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ. Đất Nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân nghĩa thủy chung… được nhà thơ cảm nhận với tất cả lòng yêu mến tự hào. Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo.
Qua hình tượng Đất Nước mà nhà thơ ca ngợi tâm hồn Nhân Dân, khẳng định bản lĩnh nòi giống và dáng đứng Việt Nam. Thiên nhiên Đất Nước đã được Nhân Dân sáng tạo nên. Nhân Dân là chủ nhân của Đất Nước. Bài thơ đích thực khơi gợi hồn người trở nên trong sáng, phong phú và cao thượng. Đoạn thơ như một tiếng nói tâm tình “dịu ngọt”, nhà thơ như đang đối thoại cùng ta về Đất Nước và Nhân dân. Đọc lại đoạn thơ, lòng mỗi chúng ta bâng khuâng, xúc động nghĩ về hai tiếng Việt Nam thân thương, ta cảm thấy hãnh diện và lớn lên cùng Đất Nước.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 3
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa những xúc cảm nồng nàn và chất suy tư sâu lắng của người trí thức vì Đất Nước, vì con người. “Đất Nước” trích trong chương 5 trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần làm phong phú hơn, tươi mới hơn tư tưởng ấy bằng tiếng nói riêng và cách thể hiện độc đáo. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân, của ca dao thần thoại chính là mạch nguồn xuyên suốt tác phẩm.
Đất Nước vốn là hình tượng trữ tình rất đẹp trong thi ca xưa nay. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn văn học tương ứng với mỗi thời kỳ lịch sử lại mang tư tưởng riêng với lấp lánh màu sắc thẩm mỹ riêng. Thời trung đại, người ta vốn cho rằng quan niệm Đất Nước gắn liền với công lao của các triều đại và cũng do các triều đại kế tiếp nhau để gây dựng lên. Thơ văn yêu nước những năm đầu thế kỉ XX tư tưởng về Đất Nước đã có một bước tiến mới qua tiếng nói của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu: “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Nhưng dẫu sao, tư tưởng đó vẫn mang dấu ấn của tư tưởng tư sản. Đến thơ ca Việt Nam thời kì 1945-1975 thì tư tưởng Đất Nước nhân dân được thế hệ các nhà thơ chiến sĩ nhìn nhận một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn trong mối quan hệ riêng – chung, tôi – ta. Ở đó có sự hòa quyện và tỏa sáng của tình yêu Đất Nước và tình yêu đôi lứa. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã được các nhà thơ thể hiện đặc sắc và thành công:
“Ôi Đất Nước những người áo vảiĐã đứng lên thành những anh hùng”
(Đất Nước, Nguyễn Đình Thi)
Ở thời hiện đại, khi người ta nhìn thấy rõ sức mạnh to lớn của nhân dân, thì mới cho rằng Đất Nước vốn là của nhân dân. Điều này cũng đã được các nhà văn Việt Nam ý thức sâu sắc hơn hết khi dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong tác phẩm của mình bằng chất liệu phù hợp: chất liệu văn hóa dân gian. Có thể thấy, viết về tư tưởng Đất Nước của nhân dân thì không có chất liệu nào phù hợp với là văn hóa dân gian. Do vậy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác một cách phong phú và đa dạng vốn văn hóa dân gian giàu có của Đất Nước ta để tạo nên tác phẩm này.
Cả bài thơ như được sáng tạo nên từ những gì quen thuộc nhất của nền văn hóa dân gian lâu đời của người dân Việt Nam. Hàng loạt những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca, hàng loạt những truyện cổ, những phong tục tập quán, những địa phương trên khắp núi sống nước ta đã được huy động và gửi gắm trong bài thơ này. Những chất liệu này đã được nhào nặn bằng một cảm xúc rất mới qua một tâm hồn đa cảm khiến cho những câu thơ vừa mang vẻ đẹp hiện đại lại thấm đẫm chất liệu dân gian truyền thống.
Được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược, bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm dường như là một sự nhận thức lại về một vấn đề đã trở nên quen thuộc: vấn đề Đất Nước. Đất Nước được hình thành như thế nào? Đất Nước của ai, Đất Nước trong đời sống hàng ngày hiện lên ra sao? Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nghiền ngẫm để trả lời những câu hỏi ấy. Vì thế mà ông đã có những khám phá vừa dung dị đời thường lại vô cùng sâu sắc và tinh tế. Đó là sự khám phá trên những bình diện như bề rộng không gian, chiều dài lịch sử và bề rộng văn hóa.
Đất Nước là không gian sinh tồn của cộng đồng người Việt qua các thế hệ được tạo lập từ thuở sơ khai với truyền thuyết:
“Thời gian đằng đẵngKhông gian mênh mông…Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Đất Nước trở thành sự sống máu thịt vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người tuy chỉ có một phần nhưng đó là linh hồn là sự sống của Đất Nước. Cho nên xây dựng bảo vệ và hi sinh vì Đất Nước là vai trò trách nhiệm cao cả của chúng ta bởi Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân. Tác giả đã có cái nhìn thật mới mẻ về vẻ đẹp của Đất Nước, Tổ Quốc gắn với những con người bình dị vô danh.
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”
Đoạn trích có cái nhìn rất sâu về bốn nghìn năm trong quá trình dựng xây Đất Nước. Tuy nhiên, đó không phải là thời gian lịch sử xác định mà là thứ tác giả ảo diệu mơ hồ “ngày xửa, ngày xưa” gắn với sự trường tồn của Đất Nước cũng như là sức sống mãnh liệt của nhân dân. Nguyễn Khoa Điềm khẳng định lại sự oanh liệt của các triều đại như Nguyễn Trãi đã từng viết “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập…”. Ta bỗng nhớ đến những vần thơ của Chế Lan Viên
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặcNguyễn Du viết Kiều, Đất Nước hóa thành văn,Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa BắcHưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng…”
Cứ thế, tư tưởng Đất Nước của nhân dân còn là hình ảnh về Đất Nước lớn lên trong tình yêu, trong phạm vi đôi lứa lẫn cộng đồng. Tư duy của Nguyễn Khoa Điềm cứ mở rộng mãi để bao quát sự sinh thành và mở mang của Đất Nước.
Song song với quá trình hình thành đất và nước để tạo thành địa bàn cư trú của người Việt suốt mấy nghìn năm qua là sự sinh sôi của các địa danh. Đằng sau mỗi tên đất, tên rừng, tên sông là mỗi một cuộc đời, mỗi một kì tích, một huyền thoại. Nhà thơ đã dựng lên cả diện mạo non sông chỉ qua những câu thơ bình dị với sự xuất hiện của những địa danh nổi bật. Mỗi địa danh ấy đều làm rung động trong tâm linh của con người: Đó là hình ảnh về núi bút non nghiên, hòn trống mái, vọng phu, đó là vịnh Hạ Long, bà đen, bà Điểm….Mỗi địa danh đều là cuộc đời. Mỗi cuộc đời lại như hóa thân thành sông núi. Điều đó đã cho thấy chính nhân dân đã gây dựng, đã mở mang và gìn giữ Đất Nước này.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân không chỉ là một Đất Nước cần có lãnh thổ, mà còn phải có bề dày lịch sử. Theo dòng lịch sử, nhà thơ đã ghi lại những chiến công, những tên tuổi hiển hách vang dội. Họ là những con người lớn lên từ Đất Nước, cầm tay ngọn đuốc sự sống của dân tộc Việt.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 4
Nếu trước kia, hình tượng Đất Nước luôn gắn với trời, với sự thịnh hưng của một triều đại thì ở giai đoạn văn học hiện đại, hình tượng Đất Nước lại đa chiều và cụ thể hóa hơn rất nhiều. Với tác giả Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước luôn gắn với nhân dân, với sức mạnh đoàn kết và niềm tự hào lớn lao. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ. Không những thế, ông còn có đóng góp to lớn trên cả mặt trận tư tưởng, chính trị của Đất Nước. Những tác phẩm của ông luôn có âm hưởng dân gian, giản dị và dễ hiểu. Thế nhưng ẩn sau đó là những suy tư, quan niệm sâu sắc về Đất Nước, cách mạng và nhân dân.
Bài thơ “Đất Nước” là một trích đoạn trong trường ca “Mặt đường khát vọng”, ra đời năm 1971. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Nằm trong chương V của trường ca, đoạn trích thể hiện cái nhìn, cảm nghĩ đa chiều của tác giả về Đất Nước. Trong đó, tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhấn mạnh với giọng thơ trữ tình, tha thiết của tác giả.
Trước hết, tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong chiều dài thời gian lịch sử. Chiều dài ấy không được tính bằng số liệu cụ thể mà được tính bằng lớp lớp thế hệ đã sống, cống hiến và hi sinh cho bình yên và hạnh phúc của Đất Nước:
“Có biết bao người con gái, con traiTrong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Nguyễn Khoa điềm không ngợi ca các triều đại với các vĩ nhân mà lại nâng niu, trân trọng những người dân bình thường. Họ đã cùng nhau, đoàn kết đấu tranh để gìn giữ nền độc lập của dân tộc với hàng trăm lần bị xâm lược. Hơn thế, họ còn làm nên những giá trị vật chất, tinh thần truyền lại cho lớp lớp đời sau thông qua những vật bình thường nhất. Đó là “hạt lúa”, biểu tượng cho nền văn minh lúa nước ngàn đời, mang chiều dài văn hóa và lịch sử của dân tộc. Là “ngọn lửa” thắp sáng không chỉ đời sống bình thường mà còn là ngọn lửa của truyền thống yêu nước, đoàn kết, chan chứa tình yêu của người dân Việt Nam. Là “giọng nói” mà dù có bị xâm lược cả nghìn năm với tham vọng đồng hóa của kẻ thù, cha ông ta vẫn gìn giữ đến tận bây giờ. Với giọng điệu tự hào, hình tượng Đất Nước hiện lên vô cùng thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi thân thương với nhân dân.
Quan trọng hơn, tác giả còn khắc họa hình tượng Đất Nước của Nhân dân thông qua việc mở mang bờ cõi, viết tiếp những trang sử hào hùng của cha ông. Đó là lịch sử dài rộng, thiêng liêng được viết nên bởi mồ hôi, xương máu của biết bao con người vô danh:
“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Đất Nước, từ lâu đã nằm sâu trong tâm thức của Nhân dân thông qua những câu chuyện kể, những tập tục lâu đời của dân tộc. Đất Nước còn được gây dựng lên từ tổ tiên, từ ông bà, cha mẹ chúng ta, vì thế càng trở nên thiêng liêng hơn tất thảy.
Tác giả còn khắc họa Đất Nước chính là không gian sinh sống, lao động của cộng đồng người Việt qua hàng ngàn năm. Nó đã được tạo lập từ buổi sơ khai với những truyền thuyết đậm chất sử thi:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Đất Nước của Nhân dân không chỉ làm nên giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần, Nhân dân còn chính là những người tạo nên vẻ đẹp cho thiên nhiên Đất Nước. Vẻ đẹp ấy không chỉ là gấm vóc non sông mà còn là kết tinh của vẻ đẹp tâm hồn và truyền thống ngàn đời của dân tộc. Từ đó, tác giả đã khái quát nên nhận thức sâu xa về Đất Nước của Nhân dân:
“Ôi! Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta”
Sau cùng, tác giả Nguyễn Khoa Điềm khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân thông qua chiều sâu văn hóa. Tác giả đã khéo léo sử dụng những chất liệu văn hóa dân gian để thể hiện tư tưởng của mình. Những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, phong tục tập quán được nhà thơ sử dụng rất tài tình. Với giọng điệu trữ tình, sử dụng đa dạng chất liệu văn hóa dân gian cùng thể thơ tự do, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa thành công hình tượng Đất Nước của Nhân dân với những tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Không những thế, hình ảnh Nhân dân được nâng lên, trở thành biểu tượng thiêng liêng của Đất Nước, là những người tạo nên, gìn giữ và phát triển Đất Nước tươi đẹp như ngày hôm nay. Đó là những con người bình dị, giản đơn nhưng rất đỗi anh hùng, hi sinh vì dân tộc, quê hương, như Thanh Thảo đã từng ngợi ca:
“Và cứ thế nhân dân thường ít nóiNhư mẹ tôi lặng lẽ suốt đờiVà cứ thế nhân dân cao vòi vọiHơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời”
(Những người đi tới biển)
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Mẫu 5
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tâm sự rằng:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ởKhi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Đó là sự đúc kết của một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu tâm hồn: Sự gắn bó với mỗi miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu. Và phải chăng vì lý do này mà những vần thơ viết về quê hương Đất Nước luôn là những rung động thường trực trong tâm hồn người nghệ sĩ? Chính những rung động ấy đã thôi thúc Nguyễn Khoa Điềm chắp bút viết trường ca "Mặt trường khát vọng". Một trích đoạn không thể không nhắc đến đó là “Đất Nước” và đoạn trích thể hiện tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Đó là thời điểm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang trải qua những năm tháng đầy thử thách, khốc liệt. Tác giả đã thể hiện sâu sắc sự thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng bị tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của kẻ thù, hướng về nhân dân, sẵn sàng và tự nguyện gánh vác sứ mệnh đấu tranh giải phóng dân tộc. Trường ca gồm 9 chương, đoạn trích "Đất Nước" là phần đầu chương V. Đoạn trích đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước : Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra Đất Nước.
Lật giở từng trang trong lịch sử dân tộc có thể nhận thấy tư tưởng Đất Nước của nhân dân có nhiều biến chuyển trong mỗi thời kỳ. Trong thời trung đại khái niệm Đất Nước gắn liền với kỷ niệm quân vương: “Nam quốc sơn hà”, gắn liền với các triều đại: “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi. Nhưng một số tướng lĩnh, quan lại như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đã nhận thấy vai trò to lớn của nhân dân đối với Đất Nước. Trần Hưng Đạo đã từng dâng kế sách cho vua: “muốn đánh thắng giặc phải biết khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: “Lật thuyền mới biết dân như nước”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng nói: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bảo”. Thời cận đại một số chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng đã nhìn ra sức mạnh và vai trò to lớn của nhân dân. Phan Châu Trinh đã có lần nhấn mạnh: “Dân là nước, nước là dân”, đến thời đại của Hồ Chí Minh, Bác cũng luôn nhắc nhở “Đảng ta phải biết lấy dân làm gốc”. Dù ở thời đại nào, các nhà tư tưởng lớn vẫn nhìn thấy vai trò và sức mạnh của nhân dân đối với Đất Nước. Nhân dân gánh trên đôi vai của mình Đất Nước đi suốt cuộc trường chinh cũng như những cuộc khai khẩn đất đai, miền rộng, bờ cõi. Điều này, các nhà thơ nhà văn hiện đại đã có ý thức một cách rõ rệt, sâu sắc, tuy nhiên chỉ đến chương “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng Đất Nước của nhân dân mới được lý giải một cách thấu đáo, toàn diện trên các bình diện lịch sử, địa lý và văn hóa. Bước vào những trang thơ “Đất Nước” ta thấy Nguyễn Khoa Điềm một lần nữa soi ngắm thật kỹ thật sâu vào các tầng địa lý, lịch sử và văn hóa của Đất Nước. Trước hết nhân dân là người làm nên không gian địa lý của dân tộc:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái…Ôi! Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta...”
Đất Nước gắn với truyền thuyết, cổ tích, mỗi địa danh đều tắm đẫm những huyền thoại, mỗi hiện tượng văn học dân gian đều nhằm giải thích hình thể của non sông, chứa đựng trong đó những ý nghĩa hết sức thiêng liêng về sự hóa thân của xương máu nhân dân trong quá trình tạo nên Đất Nước. Mỗi tấc đất, mỗi dòng sông đều có xương máu của bao nhiêu thế hệ, đều chứa đựng những ước mơ của con người. Đằng sau tình yêu với Đất Nước, nhà thơ nhận ra không gian địa lý không còn là những hình thể vật chất thuần túy, những sự vật vô tri vô giác mà đó là “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Trong cái nhìn của nhà thơ, hình ảnh núi sông của tổ quốc bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Đọc những truyền thuyết cổ tích huyền thoại nhằm giải thích hình dáng, tên gọi của danh lam thắng cảnh, ta ngỡ như đó chỉ là một cách mỹ lệ hóa núi sông, huyền thoại hóa một địa danh. Nhưng với cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm – người đọc cảm nhận được những giá trị lịch sử, văn hóa phong phú đa dạng đã gợi lên cái hồn và sức sống của sông núi. Vì thế những núi Vọng Phu đâu còn chỉ là làm đẹp thêm một dáng núi mà là câu chuyện người vợ nhớ chồng hóa thân vào sông núi quê hương để làm nên một Đất Nước thủy chung, tình nghĩa. Đó là những hòn Trống Mái có được tạo hình từ sự hóa thân của những cặp vợ chồng yêu nhau để làm nên một Đất Nước nồng thắm, nhân tình. Đó còn là sự hiện thân của những người học trò nghèo thành núi Bút non Nghiên làm nên một Đất Nước nghìn năm văn hiến. Những ao đầm để lại như dấu tích của đứa trẻ lên ba là tiếng nói của lòng yêu nước, tiếng nói đòi đi đánh giặc.... Đó là những địa danh lấy tên của những cá nhân bình dị nhưng là tấm gương sáng đầy nhân văn: Bà Đen, Bà Điểm, Ông Đốc, Ông Trang? Trên khắp Đất Nước, những con người bình dị đã hóa thân vào sông núi để lại cho đời những cái tên bất tử. Tấm bản đồ Đất Nước được phác họa từ Bắc chí Nam, trở thành tấm bản đồ văn hóa của dân tộc, là nơi ký thác tâm hồn, ước mơ, khát vọng của nhân dân. Đất Nước vừa thiêng liêng, cao cả vừa gần gũi. Trong không gian địa lý Đất Nước, mỗi địa danh đều là một địa chỉ văn hóa được làm ra bởi sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn con người Việt Nam. Điệp từ “góp” được sử dụng là sự nhấn mạnh, trân trọng của nhà thơ nhằm ghi nhận và ca ngợi những đóng góp của nhân dân trong hình hài Đất Nước. Nhân dân chính là người nghệ sĩ đã sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm đẹp thêm thắng cảnh thiên nhiên. Nhân dân thổi hồn vào cảnh vật vô tri để thiên nhiên lưu giữ câu chuyện về phần đời của họ. Tự hào và hãnh diện, trân trọng và ngợi ca, từng ý thơ bật lên từ tấm lòng của một người con đang chiêm nghiệm về quê hương xứ sở, góp thêm vào mảng thơ đề tài Đất Nước những phát hiện mới mẻ và giàu tính nhân văn:
“Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta...”
Trên phương diện lịch sử, tác giả nhấn mạnh đến sự đóng góp của những con người bình dị, vô danh trong việc làm nên Đất Nước muôn đời. Nhà thơ chuyển sang giọng điệu tâm tình với “em” mà tìm sự đồng cảm ở hết thảy chúng ta:
“Em ơi emHãy nhìn từ rất xaVào bốn nghìn năm Đất Nước”
“Em” là nhân vật trữ tình không xác định, nhưng cũng có thể là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính mình. Lời tỏ tình mang giọng điệu tâm tình mà trĩu nặng suy tư. Với lối tâm tình, trò chuyện, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như không bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nghĩ về bốn ngàn năm của Đất Nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp…Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”
Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”. Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Đất Nước đã ngã xuống, họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ đều có công “làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về Đất Nước của nhà thơ. Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân. Những con người làm nên Đất Nước chính là những con người góp phần bảo vệ Đất Nước. Họ là những con người bình dị vô danh. Họ là những con người lao động cần cù chăm chỉ nhưng khi Đất Nước có giặc ngoại xâm thì chính họ trở thành những người anh hùng cứu nước. “Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con” đã thể hiện sự chung sức, chung lòng để đánh giặc cứu nước, và khi cần thì “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Nhà thơ đã khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Đó là truyền thống được phát huy từ đời này sang đời khác. Chính bằng sự đóng góp một cách tự nhiên đó mà họ đã làm nên lịch sử - truyền thống lâu đời của Đất Nước. Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất Nước:
“Nhiều người đã trở thành anh hùng…Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Hình ảnh “người người lớp lớp”, “bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đông đảo tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Người con trai ra trận, người con gái ở hậu phương cũng góp sức lực, đảm đang nuôi con để người chồng yên lòng đánh giặc, nhưng khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, đó là hành động tất yếu để bảo vệ mái nhà và bảo vệ quê hương. Những con người anh hùng vô danh ấy có một cuộc sống thật giản dị, chết bình tâm, cống hiến và hy sinh một cách tự nguyện, vô tư, thầm lặng cho Đất Nước. Mặc dù không ai nhớ mặt đặt tên những công lao của họ thật to lớn và đầy ý nghĩa, chính họ đã làm ra Đất Nước. Bằng những câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng nhà thơ đã cho ta thấy một sự khẳng định chắc chắn và chặt chẽ về tư tưởng “Đất Nước” của nhân dân. Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên làng”... cũng như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của Đất Nước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho Đất Nước, cho nhân dân.Không những vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ Đất Nước thân yêu của mình. Với hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình...đoạn thơ vừa là lời tâm tình, vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức đúng vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa của Đất Nước bằng chính lòng biết ơn của mình. Chủ đề về Đất Nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam. Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về Đất Nước của nhiều nhà thơ có tên tuổi...Nhưng, có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai trò to lớn của nhân dân với Đất Nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc. Đoạn thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay khi họ đang lún sâu vào lối sống ngoại lai. Từ đó, đoạn thơ đã làm sống lại truyền thống yêu nước hào hùng trong mỗi chúng ta. Viết về đề tài Đất Nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc . Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của Đất Nước ở góc độ địa lý, lịch sử, văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với Đất Nước cho mỗi người. Nếu chỉ dừng lại ở phương diện lịch sử hay phương diện địa lý thì chưa thể có một khái niệm hoàn chỉnh về Đất Nước. Do đó tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm đã được triển khai trên bình diện thứ ba, bình diện văn hóa, cốt cách tâm hồn dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm không khai thác khía cạnh văn hóa theo hướng liệt kê những danh nhân: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, .... mà tác giả đã tìm đến với những giá trị văn hóa của nhân dân, đó là vẻ đẹp của tâm hồn người Việt:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”
Nhân dân đã có công bảo vệ và truyền lại cho con cháu đời sau những giá trị vật chất, tinh thần, giúp hình thành và gìn giữ những giá trị đáng quý của Đất Nước. Điệp từ “họ” cùng với cách nói: “họ giữ – họ truyền – họ truyền – họ gánh...” cho thấy được sự đóng góp tích cực của nhân dân vì sự phát triển của Đất Nước. Chính nhân dân mang đến giá trị vật chất: là hạt lúa ta trồng qua bao đời, là ngọn lửa chuyền qua năm tháng sưởi ấm bao căn bếp, là nguồn thủy nông, vườn ruộng dồi dào cho con cháu đời sau “trồng cây hái trái”. Không chỉ vậy, họ còn mang đến những giá trị tinh thần quý báu: họ “truyền giọng điệu mình cho con tập nói”, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, họ để lại phong tục, tập quán “gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”.
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như bùn và như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ.”
(Lưu Quang Vũ)
Cội nguồn văn hóa chưa phải là những gì thiêng liêng, cao cả, mà trong tư tưởng của nhà thơ, cội nguồn văn hóa trước tiên bắt nguồn từ chính lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, từ những gì giản dị và thân thuộc nhất như: “giọng điệu”, “tên xã tên làng”...
Không chỉ vậy, nhân dân còn tạo dựng chủ quyền và truyền cho thế hệ sau truyền thống yêu nước và đánh giặc. Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ Đất Nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bại”
Dân ta có truyền thống đánh giặc ngoại xâm từ bao đời nay, hết giặc Tàu 1000 năm lại đến giặc Tây 100 năm. Ta lại lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi phát xít Nhật để đưa nước Việt Nam đi đến độc lập thống nhất. Và hôm nay đây, trong chính thời khắc bản trường ca này ra đời, ta đang chống lại đế quốc Mỹ xâm lược, lời thơ lại càng giục giã và khí thế hơn. Và sức mạnh nhân dân sẽ là cơn sóng lớn để nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước ấy:
“Sức nhân dân xẻ núi lấp sôngMồ hôi mặn nhòe bàn tay máu ứaCon đường mở qua lòng dân rộng mởĐường vươn dài, dân trải tấm lòng che...”
(Nguyễn Trọng Tạo)
Trận chiến ấy sẽ chiến thắng trong nay mai để mãi mãi:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dânĐất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Nhà thơ khẳng định chắc nịch “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”, lời khẳng định ấy đã thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt tình cảm của nhà thơ đối với dân tộc. Hơn ai hết, nhà thơ hiểu rằng, để có được Đất Nước trường tồn, vĩnh cửu thì nhân dân hơn ai hết là những người đã đổ máu xương, đổ công sức của mình để làm nên hình hài Đất Nước. Vì thế Đất Nước không của riêng ai mà là của chung, của nhân dân và mãi mãi thuộc về nhân dân. Ở câu thơ thứ hai, nhà thơ lại một lần nữa khẳng định “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Điệp ngữ chuyển tiếp “Đất Nước của nhân dân” được lặp lại như thêm một lần nữa nhấn mạnh về cái sứ mệnh thiêng liêng của nhân dân đối với Đất Nước. Vế thứ hai, nhà thơ nhấn mạnh “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Nhắc đến ca dao thần thoại ta lại càng nhớ đến nhân dân, vì hơn ai hết, Nhân dân lại là người tạo ra văn hóa, tạo ra ca dao thần thoại. Mà Đất Nước của “ca dao thần thoại” nghĩa là Đất Nước tươi đẹp vô ngần như vầng trăng cổ tích, ngọt ngào như ca dao, như nguồn sữa mẹ nuôi ta lớn nên người. Và không phải ngẫu nhiên tác giả nhắc tới hai thể loại tiêu biểu nhất của văn học dân gian. “Thần thoại” thể hiện cuộc sống qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân. Còn “ca dao” bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân với tình yêu thương, với sự lãng mạn cùng với tinh thần lạc quan. Đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và có khả năng phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc một cách đậm nét nhất. Và khi nói đến “Đất Nước của Nhân dân”, một cách tự nhiên, tác giả trở về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. Ở đây tác giả chỉ chọn lọc ba câu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôiBiết quý công cầm vàng những ngày lặn lộiBiết trồng tre đợi ngày thành gậyĐi trả thù mà không sợ dài lâu”
Chức năng của ca dao, nói như Nguyễn Khoa Điềm là “dạy”. Chức năng ấy cùng với ý nghĩa của nó được thể hiện qua ba phương diện. Phương diện thứ nhất, Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về tình cảm thủy chung trong tình yêu của con người Việt Nam. Từ ý thơ trong ca dao:
“Yêu em từ thuở trong nôiEm nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
Nhà thơ đã viết nên lời chân tình của chàng trai đang yêu “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”. Tình yêu của chàng trai ấy không phải là ngọn gió thoáng qua, không phải là lời của bướm ong mà là lời nói là nghĩ suy chân thật. Ý thơ đã khẳng định được một tình yêu thủy chung bền vững không gì có thể đếm đong được. Nhân dân dạy ta biết yêu thương lãng mạn, đắm say thủy chung với những câu ca dao ấy. Đây là phát hiện mới của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ từ xưa đến nay nói đến nhân dân người ta thường nghĩ đến những phẩm chất cần cù chịu khó, bất khuất kiên cường. Còn ở đây tác giả lại ngợi ca vẻ đẹp trẻ trung lãng mạn trong tình yêu, những mối tình từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.
Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên được viết theo thể thơ tự do. Câu thơ mở rộng kéo dài, biến hóa linh hoạt tạo cho đoạn thơ giàu sức gợi cảm và khái quát cao. Thủ pháp liệt kê địa danh, nhà thơ luôn viết hoa hai chữ Đất Nước thể hiện sự thành kính thiêng liêng. Động từ “góp” được nhắc lại nhiều lần. Tất cả làm nên đoạn thơ hay về Đất Nước.
Có một tư tưởng về Đất Nước được vẽ lên bình yên từ những điều giản dị. Có một hình ảnh Đất Nước được lý giải với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ngày xửa ngày xưa. Có những giá trị của một Đất Nước được cắt nghĩa từ một không gian tình tứ như chuyện tình của đôi lứa, uyên ương. Tất cả những điều này, được Nguyễn Khoa Điềm truyền tải trọn vẹn trong trích đoạn “Đất Nước" của mình. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: “Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai).
..........Xem chi tiết tại file tải dưới đây..........
Từ khóa » đất Nước Của Nhân Dân
-
[Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Trong... - Học Văn Chị Hiên
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân Trong Bài Đất Nước Của Nguyễn ...
-
Dàn ý Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân - Toploigiai
-
Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân đã được Thể Hiện Trong ...
-
Top 5 Mẫu Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Trong Bài Thơ ...
-
Phân Tích Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân - Luxury
-
TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN - Học Văn Chị Hiên
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân Trong đoạn Trích Đất Nước
-
Hạnh Phúc Nhân Dân, Cái Gốc Của Một đất Nước Hùng Cường
-
Phân Tích Và Bình Luận Tư Tưởng "Đất Nước Của Nhân Dân" được Thể ...
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân được Thể Hiện Như Thế Nào Trong ...
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân Trong Đất Nước Của Nguyễn Khoa ...
-
Tư Tưởng "Đất Nước Của Nhân Dân" Trong Trích đoạn "Đất Nước"
-
Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Trong Bài Thơ đất ... - CungHocVui