Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Trong Bài Thơ đất ... - CungHocVui
Có thể bạn quan tâm
Lớn lên cùng đất nước và sự phát triển vượt bậc hàng ngày của nó, chắc hẳn mỗi chúng ta đều có những suy nghĩ khác nhau về khái niệm này. Và riêng đối với Nguyễn Khoa Điềm, ông cho rằng đó chính là những danh lam thắng cảnh, những câu ca dao tục ngữ ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi con người. Chủ nhân thực sự của những điều ấy không ai khác đều đã được thể hiện thông qua tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước.
Tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước
Hình ảnh Đất nước qua các thời đại
Mỗi một thời đại khác nhau lại có cách nhìn và quan điểm riêng biệt về khái niệm “Đất nước”. Những điểm ấy đều được phản ánh xuyên suốt thông qua các tác phẩm văn học của xã hội nói chung và các tác giả nói riêng. Và trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, với bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ta hiểu được một điều rằng khi người ta nhìn thấy rõ rằng ai mới thực sự là người tạo ra và làm chủ nó.
Xem thêm:
So sánh Sóng và Đất nước chi tiết
So sánh Tây Tiến và Đất nước
Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong việc Nguyễn Khoa Điềm thể hiện tư tưởng này, trong đó có chất liệu văn hóa dân gian. Những làn điệu dân ca, câu ca dao tục ngữ, câu truyện cổ tích, phong tục tập quán,...đã thể hiện được trái tim của ông- Trái tim của người nghệ sĩ. Tất cả được ông gói gọn trong câu thơ:
“Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.
Ông đi tìm đất nước từ những cái thuở còn xa xưa, vì vật mới có mở đầu khúc ca đất nước bằng những câu thơ gắn liền với truyện cổ tích:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/
...
Đất Nước có từ ngày đó…"
Trở về với cái “ngày xửa ngày xưa” ấy, hóa ra “đất” và “nước” lại thực sự là nguyên tố hình thành lên đất nước. Từ hai tế bào sơ khai, qua lời kể chúng dần dần biến hóa, sinh sôi nảy nở để có được sự hoàn chỉnh nhất. Đó chính là vẻ đẹp của nền văn minh lúa nước lâu đời.
Điểm đặc biệt nhất của những câu thơ nằm ở chỗ chúng không được lấy nguyên từ nguyên tác, mà lại được viết ra từ chính lăng kính tâm hồn của tác giả. Nó len lỏi khẽ khàng, dần dần thấm sâu vào tâm hồn Nguyễn Khoa Điềm như chính cái cách ông hoàn thiện tác phẩm: Mỗi câu đều phảng phát theo làn điệu dân ca, phỏng theo những điệu hát ca dao, cổ tích,...
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm”
Với biện pháp đối lập, cũng như đài âm dương, dù trái ngược nhau nhưng “đất” và “nước” lại kết hợp tạo thành thể hoàn chỉnh nhất không thể tách rời:
“Đất nước là nơi ta hò hẹn
...
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”
Chứng minh tư tưởng đất nước là của nhân dân trong bài thơ đất nước
Với cách cắt nghĩ khám phá để lý giải, hóa ra sự hẹn hò của đôi ta chính là thứ làm nên đất nước này. Sự hóa thân của nhân dân được khéo léo đặt trong “anh và em” , bởi vậy ta có thể hiểu rằng nhân dân chính là người làm nên đất nước.
Với cách viết khéo léo mượn sản phẩm tinh thần quý báu, chính vì vậy ta thấy thấm đẫm trong từng câu thơ, nét chữ hay hình thức nghệ thuật đều là tư tưởng đất nước của nhân dân. Và cũng vì vậy, đây là lời khẳng định chắc chắn nhất của tác giả rằng ai mới thực sự là chủ của đất nước qua 4000 năm:
“Khi hai đứa cầm tay
...
Đất nước vẹn tròn, to lớn”
Phải có tinh thần đoàn kết của nhân dân thì mới có một đất nước phát triển, vẹn toàn như ngày hôm nay. Nó cũng chính là thứ tạo ra sức mạnh cốt lõi, đưa đất nước sánh vai với bốn bể năm châu:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
…
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Bao nhiêu câu chuyện đáng để kể như Hòn Vọng Phu với minh chứng ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam cho lòng thủy chung, son sắc. Hàng hàng năm Bắc thuộc, 35 năm hai cuộc chiến tranh trường kì gian khổ, biết bao nhiêu “người con trai ra trận, người con gái trở về nuôi cái cùng con”.
Xem thêm:
Phân tích đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn 1
Phân tích đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn 2
Hay những “ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”, con cóc con gà được những con người yêu nước thổi hồn vào để nước non thành thắng cảnh tuyệt đẹp. Người học trò nghèo đã “góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên”,...
Hàng ngàn năm trôi qua, tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam vẫn luôn còn đó trong mỗi con người. Cũng có thể vì vậy mà chẳng ai nhớ mặt đặt tên nổi cho những ai ngã xuống vì ngày mai độc lập, vì bảo vệ tổ quốc:
“Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước”
Là một nhà thơ nhưng cũng là người chiến sĩ, Nguyễn Khoa Điềm và thơ ông in đậm dấu chân ở mọi nẻo đường của tổ quốc. Từ tiền đề vững chắc, tác giả đã đưa ta đi qua các khía cạnh, phương diện, lĩnh vực theo suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đâu đâu cũng là hình bóng của nhân dân, do nhân dân làm ra và là của nhân dân:
“Em ơi em
…
Người con gái trở về nuôi cái cùng con”
Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước ấy, từ lớp người này qua lớp người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác ngọn lửa yêu nước vẫn luôn được duy trì và truyền lại. Cũng chính vì vậy ta mới có những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam được viết lên bởi bao nhiêu máu, mồi hôi, nước mắt và cuộc đời của rất nhiều con người. Hay cũng như chính nhận định của Engels: “Không có máu và nước mắt của nhân dân, dân tộc ấy không thể có lịch sử”.
Qua hình tượng Đất Nước mà nhà thơ ca ngợi tâm hồn Nhân Dân, khẳng định bản lĩnh nòi giống và dáng đứng Việt Nam. Thiên nhiên Đất Nước đã được Nhân Dân sáng tạo nên. Nhân Dân là chủ nhân của Đất Nước. Bài thơ đích thực khơi gợi hồn người trở nên trong sáng, phong phú và cao thượng.
Đoạn thơ như một tiếng nói tâm tình “dịu ngọt”, nhà thơ như đang đối thoại cùng ta về Đất Nước và Nhân dân. Đọc lại đoạn thơ, lòng mỗi chúng ta bâng khuâng, xúc động nghĩ về hai tiếng Việt Nam thân thương, ta cảm thấy hãnh diện và lớn lên cùng Đất Nước.
Xem thêm:
Dàn ý so sánh Việt Bắc với Đất nước
Dàn ý phân tích bài thơ Đất nước đoạn thơ đầu
Mỗi con người Việt Nam trong Đất nước
Hãy từ những dấu ấn lịch sử trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mà tìm ra bài học cho chính nền văn học Việt Nam- khi mà nó đang trên đường hội nhập với nền văn học thế giới. Trong mỗi tác phẩm, mỗi câu từ của người Việt Nam luôn phải mang niềm tự hào dân tộc, giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Trường ca là một thể thơ dài, bởi vậy nó có những khuyết điểm cố hữu trên từng tác phẩm như việc dễ bị sa vào lối liệt kê, kể lể. Trích đoạn “Đất Nước” nói riêng, trường ca “Mặt đường khát vọng" nói chung cũng mắc phải lỗi này. Thế nhưng với tất cả những gì nó đem lại thì vẫn có thể coi như đây là những vần thơ của năm tháng không thể nào quên.
Mang tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm khẳng đinh tính đúng đắn và giá trị lịch sử của điều này. Và thế lại là một lần nữa đây là điều tạo nên sự công vốn có của bài thơ này, xứng đáng trở thành hành trang tinh thần của mỗi chúng ta.
Tags Đất nước Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng đất nước của nhân dânTừ khóa » đất Nước Của Nhân Dân
-
[Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Trong... - Học Văn Chị Hiên
-
Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Siêu Hay (14 Mẫu)
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân Trong Bài Đất Nước Của Nguyễn ...
-
Dàn ý Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân - Toploigiai
-
Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân đã được Thể Hiện Trong ...
-
Top 5 Mẫu Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Trong Bài Thơ ...
-
Phân Tích Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân - Luxury
-
TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN - Học Văn Chị Hiên
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân Trong đoạn Trích Đất Nước
-
Hạnh Phúc Nhân Dân, Cái Gốc Của Một đất Nước Hùng Cường
-
Phân Tích Và Bình Luận Tư Tưởng "Đất Nước Của Nhân Dân" được Thể ...
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân được Thể Hiện Như Thế Nào Trong ...
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân Trong Đất Nước Của Nguyễn Khoa ...
-
Tư Tưởng "Đất Nước Của Nhân Dân" Trong Trích đoạn "Đất Nước"