Phân Tích Và Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Bài Thơ “Nhớ Con Sông Quê ...

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Văn học
Chủ nhật, 22/12/2024, 14:23 Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh Bài Kiểm Tra 2022-01-18T20:02:48+07:00 Quê hương, dòng sông thơ ấu, miền Nam thân yêu... là cảm hứng mãnh liệt, thắm thiết trong hồn thơ Tế Hanh. Năm 18 tuổi, ông có bài thơ “Quê hương” nổi tiếng. Năm 35 tuổi, đất nước bị chia cắt, sống trên miền Bắc, ông viết “Nhớ con sông quê hương”. https://baikiemtra.com/uploads/news/2022_01/con-song-que-huong.jpg Bài Kiểm Tra Thứ ba - 18/01/2022 19:58
  • In ra
Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh
Quê hương, dòng sông thơ ấu, miền Nam thân yêu... là cảm hứng mãnh liệt, thắm thiết trong hồn thơ Tế Hanh. Năm 18 tuổi, ông có bài thơ “Quê hương” nổi tiếng. Năm 35 tuổi, đất nước bị chia cắt, sống trên miền Bắc, ông viết “Nhớ con sông quê hương”. Hồi tưởng, hoài niệm dâng trào. Điệu thơ thanh, nhịp thơ dồn dập, cảm xúc lúc thì dồn nén, lúc thì sôi nổi dào dạt với nỗi nhớ thương dòng sông thơ ấu và nơi quê cha đất tổ bao đời. Phần đầu 22 câu thơ là hình ảnh con sông quê hương trong hồi tưởng và kỉ niệm của nhà thơ. Con sông “xanh biếc”, “với “gương trong”, với đôi bờ tre xanh soi bóng. Hữu tình và thơ mộng: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Dòng sông quê hương là dòng sông tuổi thơ với những bình minh, những chiều tà đầy ắp kỉ niệm một thời thơ bé. Hình ảnh “bầy chim non...” trong bài thơ là một sáng tạo thi ca đẹp, độc đáo. Các điệp ngữ làm cho âm điệu vần thơ thiết tha, bồi hồi: “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông”. Sông được nhân hoá ôm ấp bao mến thương. Sông là mảnh hồn người gắn bó: “Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ”. Câu thơ sông hành, phép đối và nhân hoá gợi tả đầy xúc động yêu thương dòng sông thơ ấu. Kỉ niệm đẹp tuổi thơ bền chặt mãi với con sông quê hương. Vì thế mọi số phận đều gắn bó với dòng sông “Vẫn trở về lưu luyến bên sông”, bởi lẽ: “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”. “Tắm” là tắm mát, là gắn bó yêu thương, là thuỷ chung trọn đời. Yêu dòng sông thơ ấu cũng là yêu quê hương, yêu miền Nam thân thiết. Giọng thơ khẳng định, tự hào: “Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ, Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”. Phần thứ hai gồm 10 câu thơ, giọng thơ bồi hồi thương nhớ quê hương miền Nam tha thiết. Nỗi nhớ triền miên “nghe trái tim thầm nhắc - hai tiếng thiêng liêng - hai tiếng miền Nam”. Với nghệ thuật điệp ngữ - trùng điệp, Tế Hanh nói rất hay, rất cảm động nỗi thương nhớ: “Tôi nhớ không nguôi... Tôi quên sao được... Tôi nhớ cả...”. Một sắc trời xanh, một màu vàng của nắng, nhớ gương mặt quê hương. Thơ vừa chi tiết, cụ thể, vừa trừu tượng khái quát... đó là nỗi thương nhớ vơi đầy tâm tưởng: “Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng, Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết”. Nhớ dòng sông tuổi thơ là nhớ quê hương. Nhớ quê hương là nhớ bóng hình con sông mang nặng trong tâm hồn thi sĩ, xuất hiện trong nhiều câu thơ, đoạn thơ. Ở trên tác giả viết: “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”, xuống phần này, ông lại viết: “Hình ảnh con sông quê mát rượi - Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới”. Rõ ràng con sông quê hương là con sông tâm hồn thi sĩ. Phần thứ ba gồm 6 câu thơ, giọng thơ cảm thán rung động. Cảm xúc dâng đầy, tràn ra, rồi dồn nén lại như một lời thề đinh ninh khắc sâu. Các điệp ngữ, các vần thơ trùng điệp biểu thị một ý chí sắt đá, một niềm tin mãnh liệt về thống nhất đất nước. Tình yêu con sông quê hương gắn liền với tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất nước nhà: “Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng  Không ghềnh thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi !”. Chúng ta có cảm nhận rằng, tình cảm và ý chí ấy của lãnh tụ đã dội vào bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh. Nếu thơ là sự tinh luyện của ngôn từ nghệ thuật, là sự thăng hoa của rung động tâm hồn, thì bài “Nhớ con sông quê hương” là một thi phẩm tuyệt tác. Viết theo thể thơ tám tiếng quen thuộc, Tế Hanh thể hiện điêu luyện và biểu cảm tình thương nhớ thủy chung dòng sông thơ ấu và quê hương miền Nam thân yêu với bao da diết, bồi hồi.

Bài Kiểm Tra

Tags: Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Giải Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức, Unit 6: Getting Started

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Giải Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức, Unit 5: Project

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /assets/news/2020_09/nhip-chay-nghieng-giac-ngu-em-nghieng.jpg Phân tích ngắn gọn đoạn thơ sau trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt 5

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Bài Thơ Con Sông Quê Hương Của Tế Hanh