Phân Tích Và So Sánh Các Loại đèn LED Trên Chóa Exciter 150 - LEDT2

Lựa chọn đèn LED cho ô tô, xe máy đang là chủ đề rất được đông đảo anh em quan tâm hiện nay. LED là xu hướng công nghệ và cũng là xu hướng tất yếu của đèn xe.

Tuy nhiên khoảng cách chất lượng của các mẫu là rất xa nhau. Admin cũng đã có nhiều bài viết nhấn mạnh điều này, và các bạn sẽ thấy điều đó một lần nữa trong bài viết này.

Mình sẽ thực hiện các bài test với các dòng LED khá phổ biến hiện nay (tính tới tháng 10/2018): C6, L7, L8, V8, Ultra View và Philips Xtreme Ultinon +200%. Ba tiêu chí đưa ra so sánh khả năng cắt sáng, gom sáng, vị trí tương quan pha cos sẽ được thể hiện trên màn chiếu sáng. Cường độ sáng của đèn được thể hiện bằng máy đo Lux.

Khả năng cắt sáng cho biết đèn có đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, chống chói cho xe đối diện hay không. Ngoài ra trên ô tô còn thể hiện cả hiệu quả chiếu sáng, mình sẽ nói cụ thể hơn trong những phần tiếp theo. Nói về khả năng cắt sáng chủ yếu nói về đèn cos.

Khả năng gom sáng có mối liên hệ mật thiết với cường độ sáng của đèn. Một đèn cho tổng độ sáng lớn hay Lumen cao, nhưng không gom và tập trung vào vị trí cần chiếu sáng thì hiệu quả chiếu sáng không có. Thậm chí ngược lại làm giảm an toàn khi lưu thông.

Vị trí tương quan pha cos cho biết khả năng chiếu đường và khu vực cần quan sát trong thực tế. Với chóa xe máy, pha cos được điều chỉnh cùng nhau. Lắp LED, căn cos vừa tầm thì pha lên ngọn cây, cố chỉnh pha xuống thấp hơn chút thì cos lại quá gần đầu xe. Câu chuyện này hẳn không xa lạ gì với nhiều anh em cả.

Hai tiêu chí rất quan trọng của đèn nữa là sự ổn địnhtuổi thọ (độ bền) sẽ được thực hiện trong một bài viết riêng.

Exciter 150 được lựa chọn để test. Mình cần nhấn mạnh một lần nữa, các thông tin và kết quả đánh giá này có thể áp dụng được trên hầu hết (khoảng 80%) các dòng xe máy sử dụng bóng halogen H4. Trừ một số dòng chóa rất đặc biệt như Luvias, Nouvo 4, Future Fi...

Anh em định lên đèn cho ô tô thì video này chỉ mang tính chất tham khảo. Shop sẽ có một bài viết riêng so sánh trên chóa ô tô

Mình cần nhấn mạnh điều này, vì trong quá trình nói chuyện với khách hàng, mình nhận ra rất nhiều anh em lên đèn cho ô tô, nhưng lại chủ yếu tham khảo các video lắp xe máy trên mạng. Nguyên nhân cơ bản là do chóa ô tô có rất nhiều đặc tính rất khác xa xe máy, và cần một sự am hiểu nhất định mới có thể chọn ra loại đèn phù hợp. Ví dụ đơn giản như Cree XHP70 L7 lắp trên Honda Wave alpha khá oke, rất nhiều video test ánh sáng trên mạng. Nhưng đem L7 lắp lên cho Toyota Altis, Honda Ctiy, Innova 2018 chẳng hạn thì thực sự là thảm họa!!!

Như đã nói ở trên, video này chủ yếu hướng đến những anh em định lên đèn cho xe máy. Bài viết hướng dẫn cho ô tô, sẽ rất rất dài vì có rất nhiều vấn đề phải đem ra thảo luận và lưu ý. Cấu trúc chóa ô tô và tiêu chuẩn ánh sáng khác xe máy rất nhiều.

Quay trở lại với chiếc Exciter 150, xe này sử dụng bóng đèn sợi đốt hay còn gọi là Halogen của Philips, chuẩn chân Hs1, công suất 35w. Bóng hoạt động theo nguyên tắc bật pha tắt cos. Mặc dù cho cường độ sáng không mạnh, nhưng anh em chắc chắn phải đồng ý với mình rằng, bóng halogen cho luồng sáng rất chuẩn.

Thế nào là một luồng sáng tiêu chuẩn trên xe máy? Anh em lưu ý những đặc điểm này.

Cos cắt sắc nên khả năng chống chói rất tốt. Trên màn chắn đường cắt sáng ngang và song song với mặt đất. Luồng sáng trải trong khoảng 3 - 4 vạch chia, nhưng tập trung mạnh về khu vực gần đường cắt sáng, nhiều anh em có thể ít để ý đến điều này, nhưng việc này rất có lợi khi di chuyển thực tế ngoài đường.

Pha halogen ấn tượng với khả năng gom sáng mạnh tại khu vực trung tâm. Do đặc tính tầm nhìn pha ở khoảng cách từ 20m đổ ra, theo nguyên lí hình học đơn giản, càng ra xa luồng sáng càng trải rộng tỉ lệ thuận với khoảng cách, do vậy yêu cầu quan trọng nhất của đèn pha là càng tập trung càng tốt. Hay cách gọi thông thường là đèn càng gom, càng sáng.

Vị trí tương quan pha cos: Vùng sáng trung tâm của pha nhú ngay trên điểm giữa đường cắt cos, hơi lấn xuống một chút. Đây là một điều anh em phải rất lưu ý, vì khi phóng ra 30-100m, việc đèn pha hơi cao lên một chút thôi so với vị trí bóng halogen hiện tại, thì ánh sáng sẽ ngay lập tức phóng lên ngọn cây.

Tựu chung lại, đúng như cách gọi bóng tiêu chuẩn, luồng sáng của bóng halogen cũng là luồng sáng tiêu chuẩn.

Tiếp theo chúng ta sẽ kiểm tra cường độ sáng của đèn, ở đây và sau này thông số mình ghi lại đều là thông số cao nhất tại điểm sáng trung tâm, khu vực cho luồng sáng để quan sát chính.

Máy đo ghi lại cường độ sáng cao nhất của cos là khoảng 600 Lux, của pha là 1200 Lux.

-------------------------

Đèn LED C6 là đèn LED đầu tiên được sử dụng. Mẫu C6 này có màn chắn sáng tương tự như Ultra View và Philips Xtreme Ultinon. Chip LED sử dụng do Trung Quốc sản xuất.

Trên màn chiếu là ảnh đèn cos. Luồng sáng rộng và hoàn toàn không có mặt cắt. Màu sắc không thống nhất, các khoảng màu đan xen.

Pha. Rộng khắp màn chắn, và hoàn toàn không có một vùng sáng tập trung nào cả. Các khoảng màu trắng – vàng nâu tiếp tục đan xen.

C6 cho luồng sáng quá tệ, dù như nói ở trên đã bắt chước thiết kế của Philips. Vì đèn sử dụng chip rẻ tiền, to bản. Để hiểu kĩ hơn, anh em có thể tìm trên trang LEDT2.COM, bài viết: Hướng dẫn lựa chọn đèn pha LED, phần 1.

Máy đo ghi lại cường độ sáng cos khoảng 600 Lux tương đương bóng halogen, trong khi của pha chỉ là 310. Kết quả cũng dễ hiểu vì ánh sáng đèn bị tỏa rộng.

Xét trên mọi tiêu chí chiếu sáng, C6 không thể so sánh được với bóng halogen.

-------------------------

Đèn tiếp theo là L7 sử dụng chip Cree XHP70, khá nổi tiếng từ 2016 tới nay.

Bật cos. L7 có luồng sáng khá rộng so với halogen, đường cắt sáng dù không rõ nhưng cũng hơn C6. Tuy vậy không khó để nhận ra các vấn đề ở đèn cos của L7.

Thứ nhất, luồng sáng mạnh nhất của đèn tập trung từ vạch 2 – 4 từ dưới lên, sau đó mờ dần và chỉ hoàn toàn không còn ở vạch thứ 9. Vùng sáng từ vach 4 -9 mình hay gọi là luồng sáng phụ bởi nó sinh ra ngoài ý muốn và không đóng góp gì vào hiệu quả chiếu sáng. Nói một cách thẳng thắn là đèn cos của L7 cũng không hoàn có đường cắt sáng, và gom sáng cũng không phải quá tốt bởi bề dày luồng sáng phụ thậm chí còn gấp đôi luồng sáng chính.

Thứ hai, hệ quả từ nhược điểm trên là khi chúng ta đặt luồng sáng chính vừa tầm quan sát thì luồng sáng phụ sẽ rất cao, chiếu trực diện vào mắt người đối diện. Còn nếu cố kéo chóa xuống, để giảm việc gây chói thì luồng sáng chính lại quá gần đầu xe.

Bật pha. L7 là đèn bật pha giữ cos, nên trên màn chiếu sẽ hiển thị cả 2 luồng sáng.

Vùng sáng trung tâm từ vạch 5- 8 chính là pha được giao thoa với luồng sáng phụ của cos. Gom chấp nhận được và phủ đều trong vòng tròn vẽ ra bởi đường kính từ vạch 5 đến 8. Tuy vậy luồng sáng kì vọng khi lấy bóng halogen làm chuẩn sẽ là vùng pha trong khoảng vạch 3 đến 6. Không khó để nhận ra nếu căn cos vừa tầm thì pha lên cây, còn chỉnh pha thấp hơn thì cos lại quá gần. Đây cũng là thực tế mà nhiều anh em biker (đọc là bai cơ) đã phải trải nghiệm. Có một số ít dòng chóa, hiện tượng này đỡ hơn, chứ không hẳn là không bị.

Tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện đo sáng.

Máy đo thể hiện rất rõ đâu là vùng sáng trung tâm, và vùng sáng phụ kéo dài tới vị trí nào.

Cường độ sáng được cải thiện gấp đôi so với 2 đèn trước, cos 1200 Lux và pha 2400 Lux.

----------

Chúng ta sẽ thử với một phiên bản khác cũng sử dụng chip XHP70 là L8, ra mắt đầu năm nay, và anh em hay gọi yêu thương là đèn sáng nhất hiện tại. Mình xin đính chính là đèn cho tổng độ sáng lớn nhất hiện tại, chứ không phản ánh cường độ chiếu sáng nhé.

Bật cos. Về cơ bản thì luồng sáng không có sự khác biệt lớn so với L7, cường độ sáng thì sẽ được đo sau. Vẫn đặc trưng một luồng sáng phụ nằm trên luồng sáng chính. Đường cắt sáng hoàn toàn không có.

Bật pha.

So với L7, L8 có thể điều chỉnh được khoảng cách giữa chip LED và chân đế, hay như cách gọi phổ thông là điều chỉnh tiêu cự. Về mặt nguyên tắc, khoảng cách càng ngắn thì pha và cos sẽ càng gần nhau. Rất nhiều anh em nghĩ rằng việc thay đổi khoảng cách này sẽ giải quyết triệt để vấn đề về pha vừa nói trên của L7. Thực tế, là việc điều chỉnh này sẽ đánh đổi bằng việc luồng sáng cos phải mở rộng ra và đương nhiên độ sáng cos sẽ giảm đi, luồng sáng phụ sẽ rộng lên và chói hơn.

Trong ảnh là vị trí hợp lý nhất của L8 trên chóa Ex150 hiện tại.

Chúng ta sẽ đi tới kết quả đo cường độ sáng.

Gần 1600 Lux cho cos, hơn 2300 Lux cho pha. L8 sáng hơn L7 ở cos 300 Lux, pha tương đương.

-----------

Cùng với L8, mẫu đèn mới V8 cũng ra mắt đầu năm nay, cạnh tranh trực tiếp với L8.

Bật cos.

V8 cho luồng sáng tốt hơn nhiều so với 2 dòng đèn sử dụng chip XHP70 bên trên.

Luồng sáng phụ vẫn tồn tại, nhưng mỏng hơn rất nhiều so với L8. Luồng sáng chính tập trung trong khoảng vạch 3-6, vùng sáng phủ đồng đều. Luồng sáng phụ mỏng hơn, chỉ từ vạch 6-8.

Tốt hơn rất nhiều, nhưng để gọi là cắt sáng tốt thì e rằng vẫn hơi khiên cưỡng. Luồng sáng phụ dù ít và yếu, nhưng thực tế vẫn chiếu vào mắt xe đối diện.

Bật pha.

V8 cũng có tính năng điều chỉnh tiêu cự như L8. Tuy nhiên trong video test này, mình để nguyên, do đó giữa pha và cos vẫn có khoảng tối. Nếu kéo lùi lại chút nữa, thì tương tự như L8, pha và cos sẽ gần lại nhau, nhưng cos sẽ mở rộng hơn chút.

Sở dĩ, với V8 mình không điều chỉnh lại vì muốn anh em nhìn rõ hơn luồng sáng của pha V8 có hình dạng ra sao.

Vùng sáng bắt đầu từ vạch thứ 6 đổ lên chính là pha V8. Gom ổn và phủ đồng đều, khá tươn tự L8. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là luồng sáng tiêu chuẩn của pha.

Anh em có thể back lại chút để xem lại đèn halogen, luồng sáng pha không cần quá rộng để phục vụ việc chiếu sáng. Thực tế chỉ cần một diện tích phủ bé bằng 1/3 luồng sáng V8 cũng đủ cho việc quan sát tầm xa rồi. Lí giải thì cũng rất đơn giản, vì với khoảng cách gấp 5-10 lần hiện tại thì diện tích phủ sáng cũng tăng lên từng ấy lần.

Luồng sáng pha của L7, L8, V8 vẫn đang lãng phí khoảng 1 nửa, do tính chất ánh sáng phủ đồng đều trong một diện tích. Với chóa xe máy thì phân tích này hơi khó hiểu chút. Trong các video tiếp theo trên ô tô, giải thích điều này rất đơn giản vì chóa ô tô pha cos thường tách rời nhau.

--------

Tiếp tục sẽ là mẫu hàng hiệu của Philips, phiên bản cao nhất của hãng Xtreme Ultinon +200%.

Đèn LED không gom và gây chói cho xe đối diện. Mình đã nghe điều này từ rất nhiều khách hàng và gần như sau khi thử trải nghiệm các mẫu cao cấp được bán phổ biến như L7, L8 thì khách hàng càng củng cố quan điểm đó. Anh em nên thay đổi suy nghĩ đó, vì đó là lỗi của bên thiết kế đèn chứ không phải lỗi của LED.

Đây là đèn cos của Philips tăng sáng 200%.

Cắt rất nét, luồng sáng phụ gần như không tồn tại, hoàn toàn không gây chói cho xe đối diện.

Vùng sáng gọn, tập trung mạnh nhất về khu vực đường cắt. Về cơ bản Philips cho ra luồng sát mô phỏng y hệt bóng halogen. Khác biệt nho nhỏ là cos dồn mạnh trong khoảng 1 đơn vị của trục. Mình tạm gọi là đốt. Trong khi đó bóng halogen phân bố đều hơn trong 2 đốt. Với chóa xe máy, khác biệt này làm vùng sáng mạnh của Philips ngắn hơn so với Halogen. Tuy nhiên, với chóa ô tô nằm ở tầm thấp thì sự khác biệt này gần như không tồn tại. Lí giải cũng không có gì phức tạp, chỉ là dựa trên mặt hình học với phân tích góc chiếu của nguồn sáng.

Bật pha.

Philips tiếp tục mô phỏng lại luồng sáng của bóng halogen. Tập trung mạnh về một khu vực ngay trên điểm trung tâm của đường cắt. Điều đó đồng nghĩa tương quan pha cos của Philips đúng như tiêu chuẩn. Tuy nhiên luồng sáng pha Philips cho cảm giác không được mượt như L8 hay V8, những vân sáng tối đồng tâm như mạng nhện. Mặc dù vùng sáng bên ngoài không phục vụ cho việc chiếu sáng, nhưng đó vẫn có thể tính là một điểm trừ.

Điểm trừ này vẫn còn trên các chóa ô tô với chuẩn chân H4. Tuy nhiên với các chuẩn khác của Philips như H7, H11, HB3, HB4 thì các vân sáng tối gần như không còn xuất hiện.

Tiến hành đo độ sáng của Philips.

Hơn 3000 Lux, một con số quá ấn tượng khi đặt cạnh cos 600 Lux của Halogen hay 1200 của L7.

Trái với suy nghĩ của rất nhiều người, vùng sáng trung tâm của đèn pha Philips đạt tới 2800 so với 2400 Lux của L7, L8, V8. Khả năng gom sáng của Philips chính là lí giải của cho chênh lệch bất ngờ này.

Trong video tiếp trên chóa ô tô, tin chắc các con số sẽ còn làm nhiều anh em ngạc nhiên hơn nữa. Dù sao, Philips vốn thiết kế đèn này cho chuẩn H4 dành cho ô tô, nên khi trở lại với đúng chóa đèn yêu thích, Philips LED mới phát huy hết hiệu quả.

Tuy nhiên với chuẩn chân H4 của Philips, mình vẫn chỉ đánh giá hiệu quả của nó chỉ được 8/10 so với các chuẩn chân khác như H7, HB3 của hãng.

------

Sản phẩm cuối cùng của bài test hôm nay là mẫu đèn mới Ultra View với chip LED được thiết kế riêng cho việc làm đèn pha led ô tô, xe máy. Thiết kế tim led và vị trí tương tự như Philips với màn chống chói.

Bật cos.

Luồng sáng gần như của Philips, chính xác hơn là copy lại y hệt từ bóng halogen. Đường cắt cos sắc hơn cả Philips, vùng sáng và tối phân chia rõ ràng. Tiêu chí không gây chói cho xe đối diện được đảm bảo.

Vùng sáng tập trung về phía đường cắt. Điểm hơn của Ultra View so với Philips, là giống như bóng halogen nó cho vùng sáng mạnh rộng hơn 3 – 4 đốt của trục. Như phân tích trước đó, do chóa xe máy thông thường nằm cao ngang ngực, nên ánh sáng khi chiếu ra sẽ có độ phủ rộng hơn.

Bật pha.

Nếu loại bỏ sự khác biệt về màu sắc hay độ sáng, đặt 2 tấm ảnh đèn pha của Ultra View và bóng Halogen, chưa chắc chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng. Nói vậy tức là ngầm khẳng định khả năng gom sáng và tương quan pha cos theo đúng tiêu chuẩn của Ultra View.

So với Philips, pha của Ultra View mượt và mịn hơn, các khoảng vân tối đan xen không có.

Chúng ta sẽ kiểm tra tới độ sáng thực tế của Ultra View ra sao.

Cos cho độ sáng lớn nhất là 2500 Lux. Thấp hơn so với Philips +200%, nhưng gấp 4 lần halogen, gấp 2 lần L7, gấp rưỡi V8

Pha của Ultra View tiếp tục duy trì các tỉ lệ trên với các dòng đèn so sánh với nó. Thậm chí nó còn vượt qua Philips luôn. 4100 vs 2800.

Cuối cùng là một vài ảnh và video test thực tế Ultra View ngoài đường.

Mình sẽ làm lại video ngoài đường thực tế của các đèn với máy ảnh, vì chất lượng quay của điện thoại ở khoảng cách trên 50m không được tốt lắm.

Từ khóa » đèn Sau Exciter 150 Luôn Sáng