Phân Tử Nước Là Gì - Tính Chất, Vai Trò Và Sự Thật Thú Vị
Có thể bạn quan tâm
Ngày đăng: 21/05/2021
Phân tử nước là gì? Nước có tính chất, vai trò gì? Hãy cùng tìm hiểu và bất ngờ trước một vài sự thật về nước qua bài viết sau.
Xem nhanh
1. Phân tử nước là gì? 2. Tính chất của phân tử nước 2.1 Màu sắc, hình dáng, mùi vị 2.2 Tính lưỡng cực của nước 2.3 Tính liên kết hidro 2.4 Tính dẫn điện của nước 2.5 Các trạng thái tồn tại của phân tử nước 3. Vai trò của phân tử nước với cơ thể 4. Hậu quả khi cơ thể thiếu nước 4.1 Thiếu nước ở mức độ nhẹ 4.2 Thiếu nước ở mức độ nặng 5. Sự thật thú vị về phân tử nước 5.1 Nước cũng có cảm xúc 5.2 Nước ion kiềm - “nước sống” phòng bệnhPhân tử nước là gì?
Phân tử nước là sự kết hợp của 2 nguyên tử Hydro (H+) và 1 nguyên tử Oxy (O2-) bằng các liên kết Hydro. Công thức hóa học của nước là H2O.
Sự liên kết của 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy tạo nên một góc 104.5°. Khối lượng mol của mỗi phân tử nước đạt khoảng 18 g/mol.
Mô phỏng cấu trúc phân tử nước.
Phân tử nước có kích thước cực nhỏ, bản thân H+ cũng là nguyên tử nhỏ nhất trong các loại nguyên tố, do đó nước dễ dàng thẩm thấu qua da. Đến đây định nghĩa phân tử nước là gì đã được giải đáp, còn bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu tính chất của nước qua các phần dưới đây.
|
Tính chất của phân tử nước
Màu sắc, hình dáng, mùi vị
Màu sắc: Nước tinh khiết sẽ trong suốt, không có màu sắc gì. Nếu chúng ta nhìn thấy màu sắc thì là do sự tán xạ và phản xạ của ánh sáng chiếu đến. Ví dụ như nếu bạn thấy nước biển có màu xanh là do ánh sáng tán xạ hay bị phản xạ ra. Nước biển càng sâu, ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ càng nhiều thì càng có màu xanh bích.Hình dạng: Phân tử nước ở thể lỏng không có hình dạng nhất định vào tùy thuộc vào vật chứa đựng nó. Còn nước ở thể rắn sẽ rập khuôn theo hình dạng của vật chứa nó lúc ở thể lỏng. Ứng dụng này được sử dụng khá nhiều trong đời sống như đổ khuôn đá bi đá cục, chế tác nhà băng,...
Mùi vị: Nước tinh khiết không có mùi vị. Nếu cảm nhận được mùi vị lạ thì là do giác quan chủ quan của chúng ta. Ví dụ những người đau ốm khi uống nước sẽ cảm thấy hơi đắng miệng vì cơ thể lúc này không được khỏe. Tuy nhiên, nếu nước thay đổi độ pH tự nhiên, thêm lượng khoáng chất dồi dào hoặc lẫn tạp chất gì đó thì sẽ có vị đặc biệt riêng khác với nước tinh khiết. Đó chính là lý do vì sao khi chúng ta uống nước khoáng đóng chai sẽ cảm nhận được vị đặc trưng rất khác so với nước tinh khiết thông thường.
|
Nước tinh khiết ở thể lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
Tính lưỡng cực của nước
Độ âm điện của Oxy cao hơn Hydro. Việc sắp xếp cấu tạo theo góc ba không đồng đều và việc tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tố dẫn đến cực tính dương ở phía nguyên tử Hydro và cực tính âm ở phía nguyên tử Oxy, gây ra tính lưỡng cực cho nước.
Cũng vì sự chênh lệch điện tích này, các phân tử nước dễ dàng bị dao động, cọ xát với nhau khi chịu sự tác động của sóng điện từ, tạo nên sự đun nóng nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong lò vi sóng.
Phân tử nước là gì? Phân tử nước là một lưỡng cực. Đầu dương là nguyên tử Hydro, đầu âm là nguyên tử Oxy.
Tính liên kết hidro
Do điện tích trái dấu giữa nguyên tử Hydro và Oxy, các phân tử nước thường hút với nhau bằng liên kết Hydro. Tuy nhiên, liên kết này lại không bền vững, rất dễ đứt gãy. Vì vậy cứ trong một phần giây, các phân tử nước hút nhau rồi lại tách ra nhanh chóng để liên kết với các phân tử khác, tạo nên sự chuyển động linh hoạt nước ở thể lỏng.
Minh họa liên kết hydro không bền vững của các phân tử nước.
Tính dẫn điện của nước
Nước tinh khiết không có tính dẫn điện. Nước chỉ dẫn điện khi có pha trộn những tạp chất khác như: khoáng chất, ion, muối,.. Chính những phân tử tạp chất chuyển động tự do trong nước này là chất điện giải dẫn truyền dòng điện xuyên qua.
Các trạng thái tồn tại của phân tử nước
Nước có thể tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Nước tồn tại ở thể rắn khi ở nhiệt độ dưới 0 độ C. Ứng dụng phổ biến nhất chính là những tảng băng ở Bắc Cực và Nam Cực, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu.
Ở nhiệt độ trên 0 độ C, nước tồn tại ở thể lỏng, thường tồn tại trong tự nhiên tại biển, sông suối, ao hồ, kênh rạch... Khi nhiệt độ càng tăng, nước xảy ra hiện tượng bốc hơi thành thể khí tạo thành những đám mây trên cao.
Càng bay lên cao, các đám mây càng gặp nhiệt độ thấp và ngưng tụ lại thành mưa rơi xuống biển, sông suối, ao hồ, kênh rạch,... tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên đã tồn tại suốt hàng trăm triệu năm, duy trì sự sống cho toàn Trái Đất.
Vòng tuần hoàn của nước tạo nên sự sống cho Trái Đất hàng trăm triệu năm qua.
Vai trò của phân tử nước với cơ thể
Sau khi hiểu rõ phân tử nước là gì, hãy cùng tìm hiểu vai trò của phân tử nước với cơ thể. Nước chiếm từ 70-80% trọng lượng của cơ thể. Theo các chuyên gia bác sĩ, mỗi người trưởng thành nên uống từ 1.5 đến 2.5 lít nước sạch một ngày để quá trình trao đổi chất diễn ra một cách bình thường, duy trì sự khỏe mạnh thể chất và tinh thần cho cơ thể.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước cần được lọc sạch bởi máy lọc nước RO chất lượng, đạt Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước uống trực tiếp QCVN 06:2010/BYT do Bộ Y tế ban hành (trên mẫu kiểm nghiệm).
Máy lọc nước Daikiosan và Makano là giải pháp lọc nước an toàn, cho nước đầu ra đạt chuẩn uống trực tiếp của Bộ Y tế.
Sau khi đã được lọc sạch an toàn, phân tử nước mới phát huy tối đa vai trò đối với cơ thể như:
- Là dung môi vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cần thiết đến mọi ngóc ngách cơ thể để nuôi dưỡng tế bào.
- Cung cấp lượng khoáng chất tự nhiên cần thiết có lợi cho sức khỏe.
- Hỗ trợ hoạt động lưu thông của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Tham gia vào quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố và các cặn bẩn ra ngoài cơ thể bằng nước tiểu, phân.
- Điều hòa thân nhiệt ở mức 37 độ C. Nhờ có nước, thân nhiệt của chúng ta mới có thể tự động cân bằng về mức ổn định dù gặp thời tiết thay đổi thất thường.
- Làm chất bôi trơn các khớp xương, giúp các khớp xương chuyển động linh hoạt, trơn tru và nhẹ nhàng.
- Hỗ trợ giảm cân và tăng độ đàn hồi của da, giúp da tươi trẻ hồng hào khi được duy trì độ ẩm.
Hậu quả khi cơ thể thiếu nước
Thiếu nước ở mức độ nhẹ
Nếu chúng ta uống không đủ nước mỗi ngày thì có thể gây ra những biểu hiện như: Mệt mỏi, đau đầu, táo bón, buồn ngủ, tâm trạng thất thường, chuột rút, da khô nhăn, dễ nổi mụn,...
Việc thiếu nước gây ra nhiều tác động xấu cho cơ thể.
Thiếu nước ở mức độ nặng
Nếu tình trạng thiếu nước ngày càng kéo dài, sức khỏe của chúng ta sẽ đối mặt với tình trạng biến chứng nguy hiểm, cần đến bệnh viện điều trị như:
- Động kinh: Mất nước đồng nghĩa đến mất cân bằng điện giải, gây gián đoạn quá trình dẫn truyền thần kinh, dẫn đến cơ bắp cơ bắp bất thường, không tự chủ.
- Phù não: Sau khi bị mất nước, nếu chúng ta bù nước đột ngột thì cơ thể sẽ cố gắng đưa thật nhiều phân tử nước vào tế bào một cách ồ ạt, không kiểm soát dẫn đến sự phù nề hoặc vỡ một số tế bào. Nguy hiểm nhất là gây phù não.
- Sốc: Đây là một trong những biến chứng nặng nhất. Vì khi thiếu nước, thể tích máu sẽ giảm xuống, kết hợp cùng với việc thiếu oxy dẫn đến tụt huyết áp nhanh chóng.
- Suy thận: Đây là tình trạng khá nặng đe dọa tính mạng của chúng ta. Nếu không có nước, thận sẽ trì trệ hoạt động, tích tụ nhiều chất độc dẫn đến suy yếu, không còn có khả năng thanh lọc chất lỏng dư thừa và lọc máu nữa.
Sự thật thú vị về phân tử nước
Nước cũng có cảm xúc
Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng đó là sự thật dựa vào kết quả thí nghiệm của Tiến sĩ Masaru Emoto. Theo đó, các cụm phân tử nước có thể liên kết tạo thành hình thái khác nhau theo cảm xúc khác nhau của con người.
Cụ thể, Tiến sĩ Masaru Emoto lấy ra một giọt nước và cho nó tiếp xúc với ngôn ngữ, âm nhạc hoặc từ ngữ ở hai thái cực khác nhau, sau đó bỏ vào máy lạnh và cho đông lại. Sau đó ông lấy ra, đặt dưới kính hiển vi quan sát và thấy được kết quả bất ngờ:
- Khi nước được tiếp xúc với những điều tích cực, nhạc du dương, lời nói yêu thương thì có hình dáng đẹp như những bông tuyết trắng.
- Đối lại, khi tiếp xúc với những thứ tiêu cực, nhạc rùng rợn, lời nói thù ghét, nước lại có hình dạng xấu xí, bất cân đối và mờ tối.
Nước có thể thay đổi trạng thái dựa theo cảm xúc của con người.
Một số các bạn độc giả Việt Nam cũng đã từng thí nghiệm và cho kết quả tương tự, khiến chúng ta có thêm góc nhìn mới về những bí ẩn của nước.
Nước ion kiềm - “nước sống” phòng bệnh
Nước ion kiềm được khám phá bởi người Nhật Bản từ thế kỷ 20. Vào năm 1965, Bộ Y tế và Cục quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản đã ra thông cáo dược phẩm số 763 công nhận lợi ích của nước ion kiềm đối với sức khỏe.
Cụ thể, nước sau khi được điện phân từ máy lọc nước ion kiềm thì có thể tồn tại dưới dạng ion siêu nhỏ, có tính kiềm tự nhiên như rau xanh, giàu chất chống oxy hóa hydrogen và giàu vi khoáng chất, mang lại những lợi ích như:
- Phân tử nước ion kiềm tồn tại ở dạng ion siêu nhỏ, chỉ bằng ⅕ lần phân tử nước bình thường nên dễ dàng hấp thụ trong từng tế bào nhanh chóng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, lưu thông máu và thải độc tố tốt hơn.
- Tính kiềm của nước ion kiềm giúp trung hòa axit dư tồn tại trong cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý do dư thừa axit như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày,...
- Giàu chất chống oxy hóa Hydrogen giúp chống lại các gốc tự do gây hại - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh tật, đồng thời nước ion kiềm còn hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa cho làn da tươi trẻ.
- Giàu vi khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ xương khớp của cơ thể.
Với khả năng cung cấp nước ion kiềm chất lượng đạt chuẩn nước uống trực tiếp, máy lọc nước ion kiềm từ những thương hiệu uy tín như Daikiosan và Makano ngày càng được tin dùng tại Việt Nam kèm theo mức giá thành khá hợp lý, phù hợp với số đông người dân.
Máy lọc nước ion kiềm giàu Hydrogen Daikiosan và Makano mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Như vậy, qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ phân tử nước là gì, tính chất, vai trò và những điều thú vị về nó. Hi vọng từ những chia sẻ trên, các bạn sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe bằng việc uống đủ nước sạch mỗi ngày và thêm trân trọng nguồn nước của chúng ta.
Sản phẩm liên quanTừ khóa » Trong Tế Bào Nước Tồn Tại ở Dạng Nào
-
Đề Và Đáp án Kì Thi Chọn đội Tuyển HSG Sinh Học 2018 (Cô Phạm ...
-
Trong Tế Bào Tồn Tại 2 Dạng Là Nước Tự Do Và Nước Liên Kết
-
Trong Tế Bào Tồn Tại 2 Dạng Là Nước Tự Do Và Nước Liên Kết
-
Nước Và Vai Trò Của Nước Trong Tế Bào | SGK Sinh Lớp 10
-
Trong Tế Bào Tồn Tại 2 Dạng Là Nước Tự Do Và Nước Liên Kết
-
Nước Tự Do – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lời Giải Cho Phân Tử Nước Là Gì? - Chuyên Gia Trả Lời
-
Khi Nói Về Nước Trong Tế Bào, Có Bao Nhiêu Phát Biểu Sau đây đúng ...
-
Năng Lượng Chủ Yếu Của Tế Bào Tồn Tại? - Luật Hoàng Phi
-
Vai Trò Của Nước đối Với Sức Khỏe
-
Thành Phần Hóa Học Của Tế Bào - VOH
-
Vai Trò Của Nước Trong Cuộc Sống