Phản Xạ Giác Mạc: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên Nhân - Dieutri.Vn
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mô tả
Khi giác mạc bị kích thích bằng một nhúm bông, xảy ra đáp ứng chớp mắt có tính phản xạ ở cả hai bên (đáp ứng bình thường). Phản xạ giác mạc bất thường có thể là:
Khiếm khuyết hướng tâm – không chớp cả hai mắt, do rối loạn chức năng nhánh mắt của dây thần kinh sinh ba (dây V V1).
Khiếm khuyết ly tâm – không chớp một mắt, do liệt thần kinh mặt (dây VII).
Trong khám lâm sàng, mảnh bông được áp vào từ phía bên để tránh “phản xạ đe dọa”, phản xạ qua trung gian các tín hiệu thị giác (dây II) và vì vậy có thể làm sai lệch kết quả.
Nguyên nhân
Hay gặp
Liệt Bell (Liệt thần kinh mặt nguyên phát).
Liệt thần kinh mặt.
Hôn mê.
Ít gặp
U góc cầu - tiểu não (VÍ Dụ u thần kinh thính giác).
Hội chứng xoang hang.
Hình. Phản xạ giác mạc
Cơ chế
Đường hướng tâm của phản xạ giác mạc do nhánh mắt của thần kinh sinh ba đảm nhận (dây V V1), và đường vận động ly tâm do thần kinh mặt (dây VII) phụ trách, chi phối các cơ vòng mi. Mất phản xạ giác mạc có thể do khiếm khuyết ở đường hướng tâm hoặc ly tâm. Các tổn thương ở đường hướng tâm dẫn tới mất đáp ứng chớp mắt ở cả hai bên khi kiểm tra bên mắt bất thường bằng bông.
Các tổn thương đường ly tâm có thể gây ra không chớp mắt ở bên bị ảnh hưởng trong khi mắt còn lại vẫn đáp ứng. Các nguyên nhân gây mất phản xạ giác mạc bao gồm:
Liệt thần kinh mặt.
Các rối loạn ở nhánh mắt dây thần kinh sinh ba (dây V V1).
Các tổn thương của giác mạc.
Liệt thần kinh mặt
Các cơ mặt không đối xứng do yếu một bên. Liệt mặt đặc trưng bởi mờ các nếp nhăn trên mặt, dẫn tới “bộ mặt ủ rũ” đặc trưng. Có sự mất các nếp nhăn trán (kiểu nơ ron vận động ngoại vi), mắt nhắm không kín (kiểu nơ ron vận động ngoại vi), dấu hiệu ‘Bell’, mờ rãnh mũi má và co khóe miệng hạn chế. Dấu hiệu Bell là hiện tượng nhãn cầu đưa lên trên và ra ngoài khi chớp mắt, thấy rõ khi mí mắt nhắm không kín trong bất kỳ nguyên nhân nào.
Các rối loạn ở nhánh mắt dây thần kinh sinh ba (dây V, V1)
Các rối loạn ở nhánh mắt dây thần kinh sinh ba bao gồm hội chứng đỉnh ổ mắt, hội chứng xoang hang, hẹp khe ổ mắt trên và các tổn thương khối (VÍ Dụ khối u, áp xe) ảnh hưởng đến phần thần kinh trong khoang dưới nhện.
Các tổn thương của giác mạc
Các tổn thương của giác mạc gây rối loạn chức năng thành phần thần kinh cảm giác của thần kinh mi dài có thể dẫn đến thiếu sót hướng tâm của phản xạ giác mạc. Nguyên nhân bao gồm chấn thương, giảm cảm giác do dùng kính tiếp xúc, rách nhãn cầu và tác nhân giảm đau tại chỗ (VÍ Dụ proxymetacaine).
Hình. Đường dẫn truyền phản xạ giác mạc
Bình thường, chạm nhẹ vào giác mạc có đáp ứng chớp cả hai mắt. Đường hướng tâm là nhánh mắt của thần kinh sinh ba (dây V V1). Đường ly tâm là thần kinh mặt (dây VII) chi phối các cơ vòng mi.
Ý nghĩa
Khám phản xạ giác mạc có ích trong mất thính giác một bên và yếu nửa mặt một bên, và trong đánh giá chức năng cuống não. Mất phản xạ giác mạc gặp ở 8% các bệnh nhân cao tuổi bình thường theo một nghiên cứu. Trong một nghiên cứu đơn, độ nhạy của phản xạ giác mạc bất thường kiểu ly tâm trong việc phát hiện u thần kinh thính giác là 33%.
Từ khóa » Bó Liên Quan đến Phản Xạ Thị Giác Và Thính Giác
-
Chỉ Ra Các Bó Liên Quan đến Phản Xạ Thị Giác Và Thính Giác
-
Chỉ Ra Các Bó Liên Quan đến Phản Xạ Thị Giác Và Thính Giác:
-
Tổng Quan Về Bệnh Lý Thần Kinh Thị Giác Và Dây Thần Kinh Sọ
-
SINH LÝ THÍNH GIÁC - SlideShare
-
Câu 5: Cơ Quan Phân Tích Thính Giác, Thị Giác. Liên Hệ Thực Tế Câu 6
-
Các Giác Quan ảnh Hưởng Thế Nào đến Những Gì Bạn ăn? - Vinmec
-
Phát Triển Giác Quan Của Trẻ: Thính Giác - Vinmec
-
Hệ Giác Quan – Wikipedia Tiếng Việt
-
Một Vài Nét Về Phát Thần Kinh Trẻ Em
-
Sự Phát Triển Thị Giác Của Trẻ Từ Sơ Sinh đến 2 Tháng Tuổi
-
Các Phương Pháp Kiểm Tra Thính Lực Cho Trẻ Em - BVĐK Tâm Anh
-
Khám 12 đôi Dây Thần Kinh Sọ Não - Health Việt Nam
-
Tìm Hiểu Những Phương Pháp Kiểm Tra Thính Giác ở Trẻ Hiệu Quả ...
-
Bài Trắc Nghiệm Cho Trẻ Tự Kỷ Trên 2 Tuổi ĐẦY ĐỦ NHẤT