Pháp Luật Là Gì? Phân Tích Các Thuộc Tính Của Pháp Luật? - PLĐC
Có thể bạn quan tâm
Định nghĩa Pháp luật
Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Các thuộc tính của Pháp luật
– Tính bắt buộc chung (tính qui phạm phổ biến): Trước hết, qui phạm được hiểu là những qui tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của 1 phạm vi cá nhân, tổ chức. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những qui phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là qui tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Pháp luật với các loại qui phạm khác ở chỗ: Pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
READ: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động, các cơ quan cấu thành Việt Nam theo Hiến pháp 1992Ví dụ: Pháp luật qui định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.
– Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Yêu cầu của pháp luật là phải xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được biểu hiện ở:
+Lời văn: phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác.
+Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan/ loại cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.
Ví dụ: Hiếu pháp, bộ luật: Quốc hội mới có quyền ban hành
Nghị định: Chính phủ mới có quyền ban hành
+Sự xác định chặt chẽ trong cấu trúc của Pháp luật.
– Tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước: Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện: +Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật.
READ: Phân tích nguồn gốc bản chất chức năng của Nhà nước - PLĐC+Nhà nước đảm bảo cho Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Tính cưỡng chế là tính không thể tách rời khỏi Pháp luật. Mục đích cưỡng chế và cách thức cưỡng chế là tùy thuộc bản chất Nhà nước.
Đặc điểm của pháp luật:
– Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. – Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. – Pháp luật do Nhà nước đặt ra và bảo vệ.
Hay hay:
- Phân tích nguồn gốc bản chất chức năng của Nhà nước – PLĐC
- Khái niệm chức năng nhà nước? Các loại chức năng nhà nước? – PLĐC
- Hình thức nhà nước? Những vấn đề cơ bản về hình thức nhà nước Việt Nam
- Nêu định nghĩa quy phạm pháp luật? Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? – PLĐC
Từ khóa » đâu Là Thuộc Tính đặc Trưng Của Pháp Luật
-
Thuộc Tính Của Pháp Luật Là Gì?
-
Phân Tích Các Thuộc Tính Của Pháp Luật
-
Pháp Luật Là Gì ? Đặc điểm, đặc Trưng Cơ Bản Của Pháp Luật ?
-
Các Thuộc Tính Của Pháp Luật - Giáo Trình Pháp Luật Việt Nam đại ...
-
Thuộc Tính (đặc Trưng) Nào Sau đây Là Của Pháp Luật: - Hoc247
-
Bài 1: Khái Niệm, Thuộc Tính, Hình Thức Pháp Luật
-
Các Thuộc Tính, Chức Năng Và Vai Trò Của Pháp Luật - HILAW.VN
-
Thuộc Tính Cơ Bản Của Pháp Luật Là Gì? - Top Lời Giải
-
Top 15 đâu Là Tính đặc Trưng Của Pháp Luật
-
Các Thuộc Tính Cơ Bản Của Pháp Luật - Cố Vấn Pháp Lý
-
Nguồn Gốc Của Pháp Luật Là Gì? Nguồn Gốc, Bản Chất Và Thuộc Tính ...
-
Bản Chất Của Pháp Luật Là Gì? Phân Tích Bản Chất Và Thuộc Tính Của ...
-
Tìm Hiểu Pháp Luật
-
[PDF] Chuyên đề 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
-
Đặc Trưng Của Pháp Luật Là Gì?
-
Nhà Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Pháp Luật Là Gì? Nguồn Gốc, Bản Chất Và Các đặc Trưng Của Pháp Luật