Pháp Luật VN Quy định Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi?
Có thể bạn quan tâm
Cập nhập: 1/26/2021 4:03:53 PM - Công ty luật Dragon
personTác giả: Luật sư Nguyễn Minh LongMỗi pháp luật sẽ có những quy định khác nhau về quyền trẻ em và độ tuổi nào được coi là trẻ em. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết rõ vấn đề này. Vậy ở Việt Nam, trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Quy định độ tuổi của trẻ em
Căn cứ theo Luật Trẻ em được thông qua bởi Quốc hội trong kỳ hợp thứ 11 khóa XIII ngày 05 tháng 04 năm 2016, thay thế Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Trẻ em dưới 16 tuổi là người chưa thành niên, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định của pháp luật. Việc xác định một người ở độ tuổi trẻ con hay độ tuổi thành niên để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó. Đồng thời, xác định trách nhiệm hành vi của người đó trước pháp luật.
Bộ luật trên được áp dụng với tất cả trẻ em sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam.
Trẻ em là người có độ tuổi dưới 16 tuổi
2. Quyền của trẻ em là gì?
Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ về các quyền của trẻ em bao gồm quyền công dân, quyền và bổn phận của trẻ em, cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và tổ chức bảo vệ quyền trẻ em. Hiến pháp coi trẻ em là một phần của quyền con người và đặt quyền và bổn phận của trẻ em trong mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của công dân, và coi đó là một bộ phận không thể tách rời.
Quyền của trẻ em theo Luật trẻ em năm 2016
Quyền trẻ em đảm bảo cho sự sống và phát triển lành mạnh và an toàn của trẻ em. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo các quyền của trẻ em để sống an toàn và hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước. Chúng tôi hiện đang rất quan tâm và quan trọng việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong xã hội hiện nay.
3. Quyền trẻ em gồm những quyền nào?
Nhà nước đảm bảo các quyền này cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Luật trẻ em năm 2016 quy định các quyền của trẻ em từ Điều 12 đến Điều 36 như sau:
1. Quyền sống: Trẻ em được bảo vệ tính mạng, có đầy đủ điều kiện để phát triển.
2. Quyền được đăng ký khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được đăng ký khai sinh, khai tử, có tên, có quốc tịch, được xác định cha mẹ, dân tộc và giới tính theo quy định của pháp luật.
3. Quyền được chăm sóc sức khỏe: Trẻ em được chăm sóc sức khỏe tốt nhất, có ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế, tiêm chủng và điều trị khi cần.
4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng: Trẻ em được chăm sóc và nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Trẻ em có quyền bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục.
6. Quyền được vui chơi, giải trí: Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch phù hợp với độ tuổi.
7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc: Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc, được thừa nhận các quan hệ gia đình, có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, phong tục và tập quán đẹp của dân tộc.
8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào, được bảo đảm an toàn và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
9. Quyền về tài sản: Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
10. Quyền bí mật đời sống riêng tư: Trẻ em được bảo vệ quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình. Trẻ em được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Trẻ em được bảo vệ khỏi sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
11. Quyền được sống chung với cha, mẹ: Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ và được cả cha lẫn mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ: Trẻ em có quyền biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất. Trẻ em được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ. Trẻ em được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật. Trẻ em được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.
13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi: Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục: Trẻ em được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động. Trẻ em không được lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Trẻ em không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy: Trẻ em được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính: Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính. Trẻ em được bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trẻ em được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật. Trẻ em không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang: Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội: Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
24. Quyền của trẻ em khuyết tật: Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
25. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn: Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Tư vấn pháp luật liên quan đến trẻ em ở đâu?
Tư vấn pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Hiện nay, có nhiều quy định ở các văn bản luật khác nhau về các trách nghiệm, quyền của trẻ em. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của trẻ em hãy tìm đến một địa chỉ tư vấn đáng tin cậy để biết: Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi? Trẻ em sẽ có quyền lợi gì? Và được tư vấn đề các giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật trẻ em.
>>> Xem ngay: Bóc lột trẻ em là hành vi nào?
Luật Dragon là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn pháp lý và tranh tụng tại tòa. Với một đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, uy tín, chuyên nghiệp, Dragon cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ pháp lý chất lượng, hiệu quả cùng phong cách tư vấn chuyên nghiệp nhất.
Luật Dragon sẽ hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi, tư vấn Miễn phí khi liên hệ qua các kênh trực tuyến Facebook, Zalo, Email và Tổng đài.
- Hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi, tư vấn nhanh chóng, thông tin chính xác và hoàn toàn miễn phí;
- Đáp ứng được nhu cầu kết nối thông tin tới luật sư chuyên môn nhanh chóng và kịp thời, giúp xử lý các tình huống cấp bách;
- Nhận được câu trả lời nhanh ngay trong tình huống cần phải giải quyết các vấn đề pháp lý gấp;
- Các thông tin chia sẻ của quý khách sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Với luật Dragon, bạn hoàn toàn có thể an tâm để trao đổi, chia sẻ cùng các luật sư, để được giải quyết vụ việc tốt nhất. Luật Dragon sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ, thông tin luật pháp theo đúng quy định mới nhất của nhà nước.
FAQ (Câu hỏi thường gặp)
1. Trẻ em là gì?
Trả lời: Theo Điều 1, Luật trẻ em năm 2016, Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
2. Thế nào là bảo vệ trẻ em?
Trả lời: Theo khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em 2016, bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Nếu bạn cần bất kỳ thông tin gì về luật pháp có thể trực tiếp liên hệ tới tổng đài tư vấn của Công ty luật Dragon 1900.599.979 hoặc truy cập website: https://congtyluatdragon.com/
>>>Xem thêm: Văn phòng luật sư giỏi tại Hà Nội
>>> Xem thêm: Công ty luật uy tín tại Hải Phòng
Từ khóa » độ Tuổi Trẻ Em ở Việt Nam
-
Theo Luật, Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi? Có Những Quyền Nào?
-
Trẻ Em Là Gì ? Người Bao Nhiêu Tuổi Thì được Coi Là Trẻ Em ?
-
Bao Nhiêu Tuổi được Gọi Là Trẻ Em 2022 - Quy định Của Pháp Luật Về ...
-
Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi? - Luật Hoàng Phi
-
16 Tuổi Hay 18 Tuổi Thì Còn Là Trẻ Em? - Tuổi Trẻ Online
-
Độ Tuổi Trẻ Em Việt Nam Với Công ước Của Liên Hợp Quốc Về Quyền ...
-
LUẬT TRẺ EM 2016 - TT Y TẾ QUẬN GÒ VẤP
-
Trẻ Em Việt Nam - UNICEF
-
Điều Chỉnh Tuổi Pháp Lý Của Trẻ Em Việt Nam Từ Dưới 16 Lên Dưới 18 ...
-
Một Số ý Kiến Xung Quanh Việc Nâng Tuổi Trẻ Em đến Dưới 18 Tuổi
-
Độ Tuổi Pháp Lý Của Trẻ Em: Một Số Vấn đề Lý Luận Và Thực Tiễn
-
Trẻ Em được “cộng Thêm” 2 Tuổi Là Phù Hợp Với Thế Giới
-
Độ Tuổi được Coi Là Trẻ Em - Cty Luật T&Q
-
Quy định Pháp Luật Khi Sử Dụng Lao động Trẻ Em Dưới 15 Tuổi