Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? Ý Nghĩa Hình Tượng Và Cách ...

5 / 5 ( 9 votes )

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị thị giả hộ trì Đức Phật A Di Đà dẫn đạo, giáo hoá chúng sinh về cõi Tịnh độ Tây Phương Cực Lạc. Quan Âm cũng là vị Bồ tát thường trụ ở thế giới Ta Bà để cứu độ, giáo hoá chúng sinh.

Phật Bà Quan Âm hay Quán Thế Âm Bồ tát là một trong những vị Bồ Tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa
Phật Bà Quan Âm hay Quán Thế Âm Bồ tát là một trong những vị Bồ Tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ tát được thờ phụng rộng rãi và phổ biến nhất trong Phật giáo Đại thừa. Ngài là thị giả trợ tuyên đắc lực của Đức Phật A Di Đà, đại diện cho lòng từ Bi, danh hiệu của ngài thường kèm theo Đại Bi. Quan Thế Âm Bồ Tát có lòng từ bi vô lượng, có sức mạnh huyền diệu có thể cứu giúp chúng sinh gặp hiểm nguy nếu chúng sinh ấy thành tâm tụng xưng danh hiệu của Ngài.

Theo các tài liệu Phật giáo thì Bồ Tát tên gọi đầy đủ là Bồ đề Tát Đoả. Có nghĩa là người đã giác ngộ, đóng vai trò đánh thức những chúng sinh đang ngủ mê. Quán Âm Bồ Tát đã giác ngộ, thông suốt chân lý của vũ trụ, được chứng phép “nhĩ căn viên thông”, có khả năng nghe suốt hết thảy âm thanh của vũ trụ. Do đó, chúng sinh nào khi gặp tai ách, hoạn nạn, chỉ cần nhất tâm xưng niệm danh hiệu Ngài sẽ được Ngài tâm thanh cứu khổ, giải trừ hoạn nạn.

Quan Âm Bồ Tát được thờ phụng phổ biến ở các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiền, Trung Hoa và các nước lân cận. Ngài là một trong bốn vị Đại Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa. Người ta tin rằng, người tu hành khi đạt tới chính quả thì ngũ quan có thể dùng chung được. Tức là họ có thể dùng tai để quan sát, dùng lưỡi để ngửi… Trong Phật giáo, chư Phật hay Bồ tát không phân biệt nam nữ, và việc Bồ Tát là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong phật Giáo.

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây

Sự tích về Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

Có nhiều sự tích về Quan Âm Bồ Tát, tuy nhiên, phổ biến và thường gặp trong các tài liệu Phật Giáo nhất là những truyền thuyết dưới đây:

1. Quan Âm Diệu Thiện

Diệu Thiện là con gái thứ 3 của Vua Diệu Trang ở Ấn Độ. Nhà vua có 3 người con gái vô cùng xinh đẹp, hai chị lớn đã yên bề gia thấy, chỉ còn công chúa Diệu Thiện. Công chúa là người vô cùng thông minh, có tấm lòng lương thiện, tính cách nhẹ nhàng điềm tĩnh, được vua cha yêu thương hết mực. Tuy sống trong nhung lụa giàu sang nhưng nàng vô cùng cảm thông và yêu thương người nghèo khổ.

Phật Bà Quan Âm được biết đến với sự tích liên quan đến Diệu Thiện công chúa
Phật Bà Quan Âm được biết đến với sự tích liên quan đến Diệu Thiện công chúa

Đến độ tuổi kết hôn, nhà vua đích thân lựa chọn cho nàng những bậc anh tài nhưng công chúa một mực từ chối, một lòng tín Phật, muốn tu hành để cứu độ chúng sinh. Nghe tin con gái muốn xuất gia tu hành, nhà vua vô cùng phẫn nộ, ông cho rằng nàng không thể chịu được cuộc sống kham khổ nên đã thách đố, “nếu con có thể trồng hoa tươi nở khắp trên núi, ta sẽ cho phép con tu hành”.

Tháng Chạp là thời điểm thời tiết lạnh giá, tuyết phủ kín mặt đất. Để được vua cha chấp thuận, công chúa đã một mình trồng từng cây non trên núi tuyết, nàng vùa trồng vừa thành tâm niệm Phật. Sau khi trồng xong, công chúa phát hiện cả vùng núi đang nở rộ những đoá hoa rực rỡ. Vùng núi này sau được gọi là Tháp Hoa Lĩnh.

Công chúa được toại nguyện, tu hành ở chùa Bạch Tước, nàng một lòng tu hành thành tâm lễ Phật, không hề bước ra khỏi cửa. Thế nhưng lời đồn ác ý do một số tên lưu manh vô lại nổi lên khắp nơi, vua Diệu Trang biết được cảm thấy vô cùng mất mặt. Vua đã hạ lệnh cho đốt chùa Bạch Tước nơi công chúa tu hành. Giữa khỏi lửa ngút trời, công chúa vẫn ngồi tụng kinh niệm Phật và bình an vô sự.

Trong cơn tức giận, nhà vua hạ lệnh dùng cực hình với công chúa, nhưng đao vừa vung lên thì đao bỗng gãy làm đôi. Vua ra lệnh dùng hình treo cổ với công chùa thì một con hổ lớn nhảy vào pháp trường giải cứu cho nàng. Công chúa được đưa đến hồ Tĩnh Thuỷ để gột sạch bụi trần, này tẩy trần, chỉnh sửa xiêm y rồi tiếp tục vào núi tu hành. Trải qua quá trình tu hành kiên trì mật chú Đại Bi, công chúa được khai mở sau thần thông, chứng đệ bát đệ, được chư Phật mười phương khen ngợi là hạnh lành, được thành tựu viên mãn với danh hiệu Quán Âm Diệu Thiện.

2. Sự tích khác về Quán Thế Âm Bồ Tát

Theo kinh Bi Hoa, về thở quá khứ xa xưa về trước, Quán Thế Âm là một vị thái tử có tên gọi là Bất Huyền, con trai vua Vô Tránh Niệm. Thời ấy có Đức Phật là Bảo Tạng Như Lai, vua Vô Tránh Niệm vô cùng sùng bái, sắm đủ lễ vật quý báu cúng dường Đức Phật và chư Tăng trong ba tháng liền. Vua cũng khuyến khích vương tử, vương tôn, các quan văn, thân quyến triều đình cúng dường. Vâng lời vua cha, Thái tử cũng dâng cúng dường với đủ trân cam mỹ vị, một lòng thành kính với Đức Phật và chúng Tăng.

Theo Kinh Bi Hoa, thuở xa xưa về trước, tiền thân của Quan Âm Bồ Tát là thái tử Bất Huyền con vua Vô Tránh Niệm
Theo Kinh Bi Hoa, thuở xa xưa về trước, tiền thân của Quan Âm Bồ Tát là thái tử Bất Huyền con vua Vô Tránh Niệm

Trước Phật Bảo Tạng, Thái tử phát đại nguyện xin nhờ công đức cúng dường để cầu quả vô thượng bồ đề. Nếu lúc tu đạo có chúng sinh nào gặp tai ách, hoạn nạn không nơi nương nhờ, không thể tự cứu chữa thì chỉ cần thành tâm niệm danh hiệu Ngài, Ngài sẽ đến cứu độ ngay. Nếu lời nguyện này không thành, thề không chứng quả Bồ đề. Ngài cũng phát nguyện rằng khi trải qua vô số kiếp, vua vô Tránh Niệm thành Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc, Ngài sẽ làm thị giải hầu hạ Phật A Di Đà cho đến khi Chánh Pháp Ngài tận diệt.

Đức Phật Bảo Tạng đã thọ ký cho thái tử với hiệu là Quán Thế Âm, chịu trách nhiệm giáo hoá chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khỏi khổ não. Sau khi Phật A Di Đà nhập diệt, cõi Tây Phương Cực Lạc sẽ đổi tên thành Nhất Thế Trân Bảo Sở Thành Tựu, Quan Âm Bồ Tát sẽ thành Phật với Phật hiệu là “Biến Xuất Nhất Thế Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai”. Sau khi được Đức Phật thọ ký, thái tử vô cùng hoan hỉ, trải qua vô số kiếp, Ngài tinh tấn đạo Bồ Tát cứu độ vô số chúng sinh và không bao giờ quên đại bi tâm của mình.

Ý nghĩa hình tượng của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát được trình bày dưới nhiều hình dạng khác nhau. Dưới đây là một số hình tượng và ý nghĩa của việc thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát thường gặp:

1. Về hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Âm Bồ Tát là thị giả đắc lực của Đức Phật A Di Đà, danh hiệu của Ngài thường kèm theo từ Đại Bi. Theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát là do vị Bồ Tát này có thể thấu suốt âm thanh của thế gian, nếu chúng sinh một lòng xưng danh hiệu Ngài, Ngài sẽ tức thời tầm thanh cứu khổ cứu nạn. Nếu có vô số chúng sinh bị các khổ não, một lòng xưng danh Ngài thì Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ quán chiếu âm thanh ấy, giúp cho họ đều được giải thoát.

Quan Âm Bồ Tát có rất nhiều hình dạng và ứng thân, Ngài ứng hóa hiện thân là Phật, Bích Chi, Phạm Vương, Thanh Văn, Đế Thích, Đại Tự Tại, Tỳ Sa Môn, Cư Sĩ, Tỳ Kheo Ni, Dạ Xoa, Long, đồng nữ, đồng nam, trưởng giả, tiểu vương, atula, Thần Chấp Kim Cang… Theo kinh sách và tín ngưỡng dân gian của Trung Hoa và Nhật bản, Ngài còn có các hồng danh như Dương Liễu Quán Âm, Trì Kinh Quán Âm, Du Hý Quán Âm, Long Đầu Quán Âm, Thủy Nguyệt Quán Âm, Trì Liên Quán Âm, Nham Hộ Quán Âm…

Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, Quán Thế Âm Bồ tát được thể hiện dưới dạng thân nữ, thường được gọi là Bạch Y Hành Giả, nghĩa là vị nữ hành giả với y phục màu trắng. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm được xem là “người bảo vệ xứ tuyết”, thần chú của Quán Thế Âm cũng được truyền đến từ Tây Tạng và được truyền tụng cho đến ngày nay.

Phật Bà Quan Âm ở Việt Nam thường được thể hiện ở thân nữ, tay cầm thùy dương liễu và tịnh bình chứa nước cam diệu lồ
Phật Bà Quan Âm ở Việt Nam thường được thể hiện ở thân nữ, tay cầm thùy dương liễu và tịnh bình chứa nước cam diệu lồ

2. Ý nghĩa của hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Thờ Quan Âm Bồ Tát tại gia từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Hiện nay, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát không chỉ được thờ tại các chùa chiềng mà còn được thờ tại gia với niềm tin mong cầu được thần Phật chở chở, phù hộ gia đình. Thờ Quan Thế Âm còn là các thể hiện tâm hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp, giúp gia đình làm điều phải, thực hành theo tấm gương đại từ đại bi của Bồ tát, tránh phạm vào những sai lầm trong cuộc sống.

Hầu hết những người thờ tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đều mong muốn có được cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc. Mong ngày ngày chiêm bái, đảnh lễ Bồ tát, tu học theo đại nguyện của ngài để có được sự an yên tự tại, thấu suốt được lẽ phải, không phải chìm vào tham sân si, khổ đau bất hạnh của lẽ đời, có được trí tuệ và tấm lòng đại bi của Bồ Tát.

Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia không đòi hỏi gia chủ phải cầu kỳ, long trọng, chỉ cần thành tâm và đúng lễ, thể hiện được sự tôn kính với Bồ tát là được. Hiện nay, đa phần các gia đình thường thỉnh tượng Quan Thế Âm bằng đá để thờ tại gia, do chất liệu đá có tính thẩm mỹ cao, tạo hình, màu sắc đẹp, độ bền vĩnh cửu, không bị hư hao theo thời gian mà tính linh lại cao, có thể mang đến sức khỏe và phát huy tốt hiệu quả an lạc cảm hóa.

Tượng Quan Âm Bồ Tát ngồi xanh ngọc vẽ hoa 3D
Tượng Quan Âm Bồ Tát ngồi xanh ngọc vẽ hoa 3D

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được thể hiện trong nhiều hình dạng khác nhau. Thường gặp là hình ảnh Quan Âm với thân nữ, đầu đội mũ báu Phật A Di Đà, phía trên đội khăn phủ qua vai, tay bắt ấn giáo hóa hoặc cầm thùy dương liễu và bình cam lồ… Đôi khi, quan âm Bồ Tát còn được thể hiện trong thân nữ, tay ôm đứa bé, thường được gọi là Tống Tử Quan Âm, được phụ nữ thờ phụng để cầu con cái.

=> Xem thêm: Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát Đẹp

Cách Thờ Quan Âm Bồ Tát tại gia

Nếu bạn đang có ý định thờ Phật Bà Quan Âm thì có thể tham khảo cách thờ mẹ Quan Âm tại gia mà chúng tôi đã hướng dẫn. Ngoài ra, khi thờ Phật Bà Quan Âm, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi thờ, cần chọn được mẫu tượng phù hợp và chọn được địa chỉ thỉnh tượng uy tín. Khi chọn tượng Quan Âm nên ngắm nhìn tượng thật lâu, nếu cảm thấy tâm sinh cảm giác an yên, nhẹ nhàng thì nên thỉnh mẫu tượng ấy.
  • Nên chọn thỉnh ở những địa chỉ uy tín, được nhiều người đánh giá cao, tượng nên có màu sắc, kích thước phù hợp, có khuôn mặt cân đối, nước da sơn hồng hào, tràn ngập sinh khí, toát lên thần thái từ bi, trang nghiêm, phúc hậu của người nhà Phật
  • Khi đã chọn được mẫu tượng ưng ý, nên chọn một gày đẹp, hợp với tuổi gia chủ hoặc là ngày vía Quan Âm để thỉnh tượng. Khi thỉnh thì nên chuẩn bị đầy đủ bàn thờ và lễ vật cần thiết, lúc thỉnh tượng thì đi một mạch về nhà và an vị luôn lên bàn thờ.
  • Bàn thờ Phật nên đặt ở giữa nhà, nơi cao nhất, nếu là nhà phố thì nên đặt ở tần cao nhất, bàn thờ tốt nhất nên cao hơn đầu gia chủ để ngẩng đầu lên có thể thấy Phật, Bồ tát.
  • Tuyệt đối không đặt tượng Bồ Tát trong tủ kính, không đặt tượng quay vào các hướng như bàn ăn, nhà vệ sinh, phòng ngủ… Không đặt ở nơi thường xuyên tụ tập, hội họp, có người đi qua đi lại… tốt nhất nên đặt ở phòng thờ riêng, nơi yên tĩnh, thanh tịnh.
  • Chỉ cần cúng Bồ Tát vào ngày mồng 1, ngày rằm và các ngày lễ quan trọng, các ngày bình thường chỉ cần đổi nước, nhớ thay hoa tươi và trái cây là được. Mâm cúng là cỗ chay, tuyệt đối không được cúng cỗ mặn, chỉ nên dùng bát đĩa riêng để đặt đồ cúng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp Phật Bà Quan Âm là ai, ý nghĩa hình tượng và cách thờ cúng. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng có thể liên hệ qua zalo hoặc số điện thoại 093 173 8189, qua website dotholocphat.com hoặc đến trực tiếp địa chỉ A87 đường Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Chọn hướng thờ Phật Bà Quan Âm tránh phạm đại kỵ
  • Mẫu tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát diện đẹp từ bi
  • Cách lập bàn thờ Phật Quan Âm tại nhà

Từ khóa » Phật Quan âm Bồ Tát Là Ai