Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? - Khonoithatdep

Click để xem nhanh Ẩn xem nhanh 1) Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? 2) Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? 3) Ngày Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời 3.1) Nguyện xin yêu thương chính bản thân mình 3.2) Nguyện xin nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh 3.3) Nguyện xin lắng nghe nỗi đau khổ của những người xung quanh 4) Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát 4.1) Thái tử Bất Huyền nghe lời vua cha dâng lễ cúng Phật 4.2) Lời khuyên của đại thần Bảo Hải 4.3) Bất Huyền xin Phật và chư tăng thọ ký

Trong cuộc đời có lẽ chúng ta đã được nghe rất nhiều lần câu niệm phật “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát” và thực tế cũng đã tận mắt thấy tượng bồ tát Quan Âm xuất hiện trong hầu hết các chùa chiền ở Việt Nam và nhiều nước khác trên Thế giới. Vậy Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Sự tích ra đời như thế nào? Chúng ta cùng xem nhé!

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quan Âm Bồ Tát là vị thánh hiền được chúng sinh tôn kính. Trong kinh điển Phật giáo Bắc truyền có rất nhiều vị bồ tát. Quan Thế Âm là một trong số đó. Phật Quan Âm được nhiều người biết đến bởi hạnh nguyện và nhân duyên của Ngài đối với cõi Ta Bà.

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?
Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Khi con người cần tình yêu thương, sự chở che, cần được xoa dịu những nỗi đau thương tang tóc trong cuộc sống hàng ngày. Dường như hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lại được dựng lên như một chỗ dựa tinh thần cho nhân loại. Bồ tát Quan Thế Âm được chúng sinh vô cùng kính ngưỡng, được xem như là mẹ hiền, hiền nhất trong tất cả những người mẹ hiền. Ngài có tình yêu thương bao la vô bờ bến đối với nhân loại.

Mẹ Quan Âm có hạnh nguyện từ bi, đức độ, cứu khổ cứu nạn . Mỗi khi chúng sinh có nỗi đau, có sự cấp bách cần được cứu giúp, chỉ cần niệm danh hiệu của Ngài, Ngài sẽ lập tức quán xét và giúp đỡ. Ngài cứu khổ muôn vàn chúng sinh không biết mệt mỏi và không có giới hạn.

Chắc hẳn Quý vị đã nghe tới Đức Phật đúng không? Thế nhưng Đức Phật là ai, xuất thân của người như thế nào? Ấn vào đây để tham khảo ngay!

Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong kinh Bi Hoa, Quan Thế Âm Bồ Tát thường được đức Phật gọi là Thiện – nam – tử tốt. Như vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát chắc chắn phải là nam giới.

Quan Thế Âm Bồ Tát thân cả nam cả nữ
Quan Thế Âm Bồ Tát thân cả nam cả nữ

Tuy nhiên ở các đời phong kiến thì mọi quyền sinh quyền sát đều nằm trong tay nam giới. Mặt khác nam giới cũng chính là những người quyết định sự thịnh suy của đất nước, làm tao loạn nhân gian. Nhưng lại dễ bị đam mê, lung lay bởi nữ sắc, có thể bị nữ sắc điều khiển. Vì thế để chuyển hóa cái tâm địa xấu xa độc ác và cũng là để cải thiện, xóa bỏ những trụy lạc xa hoa, Quan Thế Âm Bồ Tát đã sự hiện là nữ nhân.

Ngày Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời

Theo truyền thuyết Quan Thế Âm Bồ Tát thì Bất Huyền sau khi được Phật thọ ký vô cùng hoan hỷ nói rằng: Lời nguyện của con được viên mãn thì thật sự không còn gì hạnh phúc hơn. Con xin nguyện các chư Phật mười phương cũng thọ ký cho con như vậy, để cả thế giới này rung chuyển như âm nhạc khiến ai nghe thấy cũng đều được giải thoát. Nói xong thái tử Bất Huyền cúi đầu đảnh lễ Đức Phật.

Ngày Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời
Ngày Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời

Lịch sử Quan Thế Âm Bồ Tát nói rằng lúc bấy giờ cả thế giới bỗng dưng rung chuyển, phát ra âm thanh như âm nhạc, ai nghe thấy cũng không còn dục vọng, tâm hồn thanh tịnh. Các chư phật mười phương đồng thanh thọ ký cho Quan Thế Âm Bồ Tát. Từ đó về sau Quan Thế Âm tu tập, hết lòng cứu độ chúng sinh.

Rất nhiều người có cùng chung một thắc mắc là ngày quan âm ra đời là ngày nào và nên làm gì trong ngày đó. Thực tế, hàng năm cứ đến các ngày 19/02, 19/06, 19/09 thì phật tử khắp nơi lại làm lễ cho ngày vía Quan Âm. Tuy nhiên không có nhiều người hiểu được chính xác ý nghĩa của các ngày này. Cụ thể như sau:

  • Ngày 19/02 theo lịch âm là ngày Quán Thế Âm Đảng Sanh
  • Ngày 19/06 theo lịch âm là ngày Quan Âm Bồ Tát thành đạo
  • Ngày 19/09 theo lịch âm là ngày Quán Thế Âm xuất gia

Ngày cúng mẹ Quan Âm là ngày rất quan trọng. Vậy chúng ta nên làm gì trong ngày đó? Quán Thế Âm Bồ Tát là tượng trưng cho sự yêu thương, lòng từ bi cứu khổ cứu nạn. Vì thế trong ngày vía Quan Âm bạn nên làm những điều sau đây:

Nguyện xin yêu thương chính bản thân mình

Yêu thương bản thân là yêu thương chính con người mình, yêu thương cả những điểm xấu và điểm tốt. Đặc biệt chấp nhận con người thật của chính mình. Từ việc yêu thương bản thân bạn sẽ biết cách yêu thương những người xung quanh, bao dung độ lượng. Và cũng vì yêu thương người khác mà bạn sẽ phải dần dần sửa đổi, từ bỏ thói xấu của mình để không làm ảnh hưởng đến những người khác.

Chùa Quan Thế Âm ở Đà Nẵng
Chùa Quan Thế Âm ở Đà Nẵng

Nguyện xin nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh

Việc nhẫn nhịn sẽ giúp chúng ta điềm tĩnh trong mọi tình huống. Học được chữ nhẫn thì khi có người khen ngợi chúng ta không trở nên kiêu ngạo, và khi gặp điều không may mắn, không vui chúng ta cũng không trở nên phiền não. Giữ được “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.

Sắp tới ngày Vía Quan Âm rồi mà chưa biết nên chuẩn bị gì cũng gửi tới người. Ấn vào đây xem ngay ngày vía Quan Âm nên cúng gì nhé!

Nguyện xin lắng nghe nỗi đau khổ của những người xung quanh

Trong lúc khổ đau ai cũng có mong muốn được lắng nghe, được thấu hiểu. Vì thế trong ngày vía Quan Âm bạn nên cầu xin bản thân có thể lắng nghe, thấu hiểu sâu sắc được mọi khổ đau của những người xung quanh. Thông qua việc này bạn có thể phát tâm từ bi mà cứu khổ cứu nạn, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là điều mà Phật pháp khuyên chúng ta nên làm.

Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát

Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát được người đời lưu truyền lại khá ly kỳ.

Thái tử Bất Huyền nghe lời vua cha dâng lễ cúng Phật

Thời xa xưa, Phật Bà Quan Âm sinh ra vốn dĩ là một thái tử tên là Bất Huyền, con vua Vô Tránh Niệm thời ấy. Cũng vào khoảng thời gian đó có một Đức Phật tên là Bảo Tạng Như Lai ra đời. Nhà vua rất sùng bái đạo Phật.

Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát
Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát

Trong suốt 3 tháng mùa hạ vua thường xuyên dâng các lễ vật quý cúng Phật và chư Tăng. Đồng thời vua cũng khuyến khích các quan triều đình, vương tử,… nên làm theo mình. Thái tử Bất Huyền nghe lời vua cha một lòng thành kính dâng đủ các loại cao lương mỹ vị cúng Phật và chư Tăng trong ba tháng.

Lời khuyên của đại thần Bảo Hải

Theo sự tích Phật Bà Quan Âm, Lúc ấy triều đình có một vị đại thần tên là Bảo Hải. Ông chính là cha của Phật Bảo Tạng Như Lai. Thấy Bất Huyền thành tâm như vậy ông đã khuyên thái tử lập nguyện, nhờ vào sự thành tâm cúng bái để cầu quả báu Vô thượng Bồ đề chứ đừng nên cầu quả ở cõi người, cõi trời này.

Lời khuyên của đại thần Bảo Hải
Lời khuyên của đại thần Bảo Hải

Theo Bảo Hải, quả báu ở cõi trời chỉ là thứ hữu hạn, dù cầu quả có thành, có lên được trời thì khi hết phước vẫn bị sa đọa. Vì thế, thay vào đó hãy thành tâm cúng bái hướng về cầu quả báu Vô thượng Bồ đề để được cái phước báu chân thật, vĩnh hằng.

Bất Huyền xin Phật và chư tăng thọ ký

Cũng theo sự tích Quan Âm, khi nghe đại thần Bảo Hải khuyên như vậy, thái tử Bất Huyền liền đến đứng trước mặt Phật Bảo Tạng Như Lai bày tỏ ý nguyện: Xin được nhờ công đức cúng bái này để cầu quả báu Vô thượng Bồ đề. Nguyện xin trong lúc con tu tập nếu có chúng sinh nào khổ ải, không nơi nương tựa hay gặp tai nạn mà không tự cứu chữa được thì chỉ cần niệm đến danh hiệu của con, con sẽ đủ sức thần thông để có thể lập tức ứng cứu.

Bất Huyền cũng thề với Phật Bảo Tạng Như Lai rằng nếu lời nguyện của ông mà không thành sự thực thì ông sẽ không chứng quả Bồ đề. Ông sẽ tu đạo Bồ Tát đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp khác cho tới khi vua Vô Tránh Niệm trở thành phật A Di Đà thì ông sẽ làm thị giả, hầu hạ phật A Di Đà cho đến khi nào Chánh Pháp của Ngài tận diệt thì ông mới chứng quả Bồ đề. Bất Huyền đã nguyện xin Đức Thế Tôn và các chư Phật mười phương thụ ký cho ông như thế.

Bất Huyền xin Phật và chư tăng thọ ký
Bất Huyền xin Phật và chư tăng thọ ký

Sự tích Phật Quan Âm kể rằng Phật Bảo Tạng Như Lai sau khi nghe Bất Huyền nguyện như vậy đã thụ ký cho ông và nói rằng: Quan sát thấy mọi chúng sinh phải chịu quả báo khổ đau cũng vì tội nghiệp. Nay ngươi phát bi tâm như vậy lại nguyện có thể quan sát nghe được mọi lời kêu cầu khi đau khổ của chúng sinh để cứu giúp. Vậy ta thọ ký cho ngươi.

Như Lai cũng bảo rằng danh hiệu của Bất Huyền sẽ là Quán Thế Âm. Thái tử hãy thực hiện giáo hóa cho muôn vàn chúng sinh để họ thoát khỏi khổ đau, bi ai. Trong lúc tu tập cũng phải cố gắng làm mọi Phật sự để mang lợi ích đến cho chúng sinh.

Sau khi Phật A Di Đà nhập diệt, cõi Cực Lạc sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn và có tên gọi là Nhất Thế Trân Bảo Sở Thành Tựu. Lúc ấy vào ban đêm, mọi thứ trang nghiêm sẽ bỗng hiện ra hết giữa không trung, và trong khoảnh khắc đó Bất Huyền sẽ trở thành Phật.

Danh hiệu của thái tử lúc đó sẽ là “Biến Xuất Nhất Thế Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai”. Người sẽ sống lâu đến 96 ức na, và sau khi người diệt độ, chánh pháp sẽ vẫn còn lưu truyền thêm 63 ức kiếp.

Thờ Phật Bà Quan Âm ngày nay rất phổ biến trong mọi gia đình. Quý vị có nhu cầu tìm mua sản phẩm bàn thờ Phật đẹp ấn vào đây để tham khảo nhé!

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát chuyên cứu khổ, cứu nạn. Ngài là hiện thân của sự từ bi bác ái, của tình yêu thương bao la. Để cứu độ chúng sinh Ngài có thể hiện thân thành nhiều loại hóa thân khác nhau từ thân Phật cho đến thân quỷ dạ xoa, thân la sát,… Hi vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được các khía cạnh về Quan Âm Bồ Tát – một vị Bồ Tát rất nổi tiếng, được nhiều người tôn kính.

Từ khóa » Phật Quan âm Bồ Tát Là Ai