Phát Hiện Chó Mèo Có Cục Tròn Sau đó Loét Rộng Là Bị Bệnh Gì?

Phần lớn các bạn nuôi chó giờ đã đều tự điều trị bệnh và tiêm phòng cho chó của mình, đặc biệt với những bạn nuôi với quy mô lớn hoặc nuôi chó sinh sản. Việc tự điều trị này giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, song cũng đòi hỏi các bạn cần biết về cách sử dụng thuốc (đối kháng, bổ trợ) và cần có kỹ thuật tiêm "chắc tay" - Đây là 2 vấn đề rất quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng tác dụng của thuốc và kết quả điều trị.

Trường hợp mà tôi thấy nhiều nhất là các bạn đưa sai thuốc hoặc tiêm sai kỹ thuật gây hoại tử ở khu vực tiêm. Giờ, hãy tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân, cách nhận biết và phương pháp xử lý các vấn đề có thể gặp phải khi bạn đưa sai thuốc vào cơ thể thú cưng nhé.

»› Xem thêm: Tiêm phòng vacxin cho thú cưng và những điều lưu ý cần thiết

Rất nhiều bạn đang chọn cách tự tiêm & điều trị cho chó mèo tại nhà
Rất nhiều bạn đang chọn cách tự tiêm & điều trị cho chó mèo tại nhà

1. Các Phương pháp đưa thuốc vào cơ thể chó mèo.

Không bàn quá sâu vào chuyên ngành thú y, và mình cũng sẽ dùng các thuật ngữ dễ hiểu nhất để tất cả mọi người (kể cả không học thú y) vẫn có thể hiểu.

Xét riêng lĩnh vực thú cưng, có 3 phương pháp hay được sử dụng nhất để đưa thuốc vào cơ thể thú cưng : Tiêm dưới da (phổ biến nhất), tiêm bắp, và tiêm - truyền tĩnh mạch.

A. Tiêm dưới da.

- Là phương pháp phổ biến nhất, bởi nó dễ thực hiện nhất và rất rất nhiều thuốc có thể sử dụng bằng cách này.

Kỹ thuật tiêm dưới da cho chó mèo
Kỹ thuật tiêm dưới da cho chó mèo

- Kỹ thuật tiêm này rất đơn giản : Sát trùng khu vực tiêm, các bạn dùng 3 ngón tay, kéo da của chó, mèo lên sau đó cho đưa mũi kim vào trong phần da đó, bơm thuốc vào (xem hình để dễ hiểu hơn).

Tuy nhiên ở phương pháp này các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Một số thuốc không được phép tiêm dưới da : Phổ biến nhất là một số loại thuốc bổ sung Canxi - truyền tĩnh mạch, và nếu các bạn tiêm dưới da sẽ gây hoại tử, thối thịt khu vực này. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân thường gặp gây hoại tử.

Vì vậy, trước khi tiêm, các bạn hãy đọc thật kỹ xem thuốc này có được phép tiêm dưới da không.

- Bạn tiêm chưa qua da, tiêm vào da. Kỹ thuật tiêm vào da thường được sử dụng trong trường hợp gây tê cục bộ (gây tê xung quanh khu vực tiêm). Việc này làm mất tác dụng của thuốc và cũng rất nhiều trường hợp hoại tử khu vực này khi bạn đưa lượng thuốc vào tương đối lớn.

- Còn một cách sai kỹ thuật nữa, tuy không gây hoại tử, nhưng làm mất tác dụng thuốc: các bạn đâm kim xuyên qua da, việc này gây ra 1 trong 2 tình trạng, hoặc là bơm thuốc ra ngoài cơ thể, hoặc là đâm kim vào tay.

B. Tiêm bắp - Tiêm vào khu vực cơ

- Nguyên nhân gây hoại tử cũng chủ yếu do các bạn sử dụng sai thuốc (thuốc không được phép tiêm bắp), tiêm sai kỹ thuật, hoặc tiêm lượng lớn thuốc (quá liều).

Kỹ thuật tiêm bắp cho mèo
Kỹ thuật tiêm bắp cho mèo

- Cách tiêm : Sát trùng khu vực tiêm, dùng tay kéo căng khu vực cơ đó ra, đưa kim vào vừa đủ và tiêm.

Lưu ý tiêm sai thường gặp : Đâm kim quá sâu vào cơ quan nội tạng, xương,.... Hoặc đâm kim quá nông thành ra tiêm dưới da. Đưa thuốc quá nhiều vào khiến không phân tán được hết gây hoại tử.

C. Tiêm - truyền tĩnh mạch.

- Đưa thẳng thuốc vào mạch máu. (Kỹ thuật xin phép giới thiệu với các bạn ở bài khác, vì nó khá tỉ mỉ).

Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch cho chó mèo
Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch cho chó mèo

- Trường hợp gây hoại tử thường gặp là do truyền thuốc trệch ven (mạch máu) hoặc truyền lượng lớn thuốc ra ngoài, không vào đúng mạch máu.

2. Biểu hiện nào nhận biết bạn đã đưa sai thuốc hoặc tiêm sai kỹ thuật?

Sẽ mất vài ngày, có khi cả tuần thì bạn mới nhìn thấy khu vực hoại tử - loét ra ở trên bề mặt da. Nên nhận biết sớm là điều rất quan trọng.

Biểu hiện đầu tiên bạn có thể thấy : Nổi tròn một cục (to hay nhỏ tùy thuộc lượng thuốc bạn đưa vào). Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể nhìn thấy rõ ràng, đôi khi, bạn phải sờ tay vào mới thấy. Thông thường cục này sé khá cứng, tuy nhiên một số trường hợp cũng mềm. Nói chung là nổi cục ở đó.

Chó bị nổi cục, bạn có thể quan sát hoặc sờ thấy
Chó bị nổi cục, bạn có thể quan sát hoặc sờ thấy

Trường hợp tiêm truyền tĩnh mạch thì bạn sẽ thấy luôn: Khu vực đâm kim bị phồng lên, hoặc nước truyền không tiếp tục chảy nữa.

Sau đó chó, mèo sẽ thấy khó chịu ở khu vực này, liên tục liếm, gãi (một số con còn kêu sủa ing ỏi)

Khoảng 1 tuần, Bạn sẽ thấy rõ ràng luôn, ở vị trí tiêm "thủng" một vết hình tròn sâu, hở cả một phần thịt màu đỏ, đôi khi chỗ ở không sạch có cả ruồi bâu quanh.

Chó bị hoại tử khi tiêm sai kỹ thuật hoặc sử dụng sai thuốc
Chó bị hoại tử khi tiêm sai kỹ thuật hoặc sử dụng sai thuốc

3. Khi phát hiện ngay từ sớm bắt đầu sưng phồng, cục tròn nên làm gì?

Khi bạn phát hiện sự sưng phồng vón cục bạn xử lý như sau: Lấy tay day, xoa nhẹ vào chỗ vón đó ngày 2 lần, một lần sáng, một lần chiều, mỗi lần khoảng 5 - 10 phút. Sau tầm 3-4 ngày sẽ tan hết chỗ thuốc đó ra.

Nếu trong trường hợp bạn đang truyền nước, khóa van truyền, dừng truyền nước, rút kim ra và xoa nhẹ khu vực bị phồng.

Nếu có thời gian, hãy chườm nóng cho chó mèo bằng cám gạo rang nóng, sau đó cho vào dẻ, khăn sạch và chườm.

Lưu ý : Sau khi tiêm bị phồng 1 tuần, phải tiêm lại đặc biệt với vacxin.

4. Khi đã bị vỡ loét (hoại tử) thì xử lý thế nào?

Tốt nhất bạn nên mang tới bác sỹ thú y, phòng khám, kiểm tra. Nếu vết loét (hoại tử) nhỏ, chỉ cần sát trùng sạch sẽ, cạo gọn lông, và để tự liền, Nếu vết loét lớn phải tiền hành sát trùng và khâu lại, sát trùng lại lần nữa

Xử lý trường hợp này cần đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng, chính xác nên bạn nên mang tới những bác sỹ có kinh nghiệm ngoại khoa.

Theo dõi, chăm sóc sau khi được khâu, hoặc chờ vết lành cũng cần rất cẩn thận, tránh nhiễm trùng và tránh chó, mèo kiếm khu vực đó sẽ rất lâu lành.

5. Những lưu ý khi tự tiêm để tránh gây hoại tử.

Mặc dù đã nói ở trên, nhưng mình vẫn cần các bạn ghi nhớ những điều này để tránh trường hợp chó bị hoại tử.

- Tìm hiểu kỹ : Loại thuốc nào được tiêm bắp, loại thuốc nào được truyền tĩnh mạch, loại thuốc nào được tiêm dưới da. Nếu kết hợp thuốc phải kiểm tra xem khi trộn 2 loại thuốc lại với nhau có bị kết tủa không.

- Kiểm tra lại : Sau khi tiêm xong, hãy kiểm tra lại khu vực vừa tiêm, nếu phát hiện vón cục, phải xử lý luôn.

- Tiêm lại : Sau khi tiêm bị vón cục, bạn cần tiến hành tiêm lại mũi khác, đặc biệt là với vacxin.

»› Xem thêm: 6 nguyên nhân khiến việc tiêm vaccin cho chó không hiệu quả

Bạn có muốn xem thêm!!!
  • Các nguyên nhân tử vong trên chó con, chó sơ sinh
  • Pug - Giống chó có ngoại hình đặc biệt nhất trên thế giới
  • Bổ sung canxi cho chó và những điều nhất định bạn phải biết

ChóMèo.vn

Từ khóa » Chó Bị Lủng Bao Tử