Phát Hiện Sớm Tắc động Mạch Chi Dưới, Tránh Tàn Phế
Có thể bạn quan tâm
Tắc động mạch chi cấp tính là tình trạng đột ngột thiếu máu chi, đe dọa đến khả năng bảo tồn chi. Đây là bệnh cảnh cấp cứu và nguy hiểm nhất đối với mạch ngoại biên, dễ có nguy cơ cắt cụt chi gây tàn tật, thậm chí tử vong nếu không được điều trị thích hợp.
Nguyên nhân của bệnh
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tắc mạch chi cấp tính, đó là do cục máu đông từ vị trí khác di chuyển gây tắc mạch, do huyết khối hình thành trên các mạch máu bệnh lý có sẵn và do chấn thương mạch máu.
Nhóm nguyên nhân do cục máu đông di chuyển từ vị trí khác gây tắc mạch hay gặp nhất trong bệnh tim mạch (90% các trường hợp), chủ yếu do loạn nhịp tim (như rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, bệnh lý van tim (vôi hóa van tim, cục sùi trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn...) hay các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như phình vách liên thất, u nhầy nhĩ trái... Ngoài nguyên nhân do bệnh tim mạch, chúng ta còn gặp khoảng 10% do các bệnh lý của động mạch như mảng xơ vữa bị loét, các phình động mạch (như phình động mạch chủ bụng, phình động mạch khoeo...).
Nguyên nhân do huyết khối hình thành trên mạch máu bệnh lý như động mạch bị xơ vữa. Huyết khối có thể được tổ chức hóa và biểu mô hóa làm hẹp lòng mạch, dần dần gây tắc lòng mạch. Các bệnh lý phình động mạch, bóc tách động mạch chủ cũng dễ hình thành các huyết khối. Một số bệnh lý khác có tình trạng tăng đông máu như đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, Lupus ban đỏ hệ thống, ung thư... cũng dễ hình thành huyết khối trong lòng mạch.
Một nhóm nguyên nhân ngày càng phổ biến là các chấn thương và vết thương mạch máu, gây đụng giập mạch máu, sẽ hình thành huyết khối gây tắc mạch hoặc do phù nề tổ chức, chèn ép gây tắc mạch.
Hình ảnh tắc mạch chi cấp tính (cục máu đông từ vị trí khác di chuyển gây tắc mạch).
Biểu hiện thế nào?
Để chẩn đoán tắc mạch thường không khó và các triệu chứng khá điển hình. Người bệnh sẽ có 5 dấu hiệu cơ bản sau:
Đau: Có thể thay đổi tùy theo thời điểm khởi phát, tiến triển theo thời gian, vị trí và mức độ tắc nghẽn.
Mất mạch (pulselessness): Sờ mạch mu chân không thấy là một dấu hiệu gợi ý có giá trị, cần siêu âm Doppler ngay lập tức khi nghi ngờ để chẩn đoán xác định.
Xanh nhợt (pallor): Sờ vào chi thấy lạnh da xanh nhợt. Dấu hiệu lạnh chi so với bên đối diện rất quan trọng và đặc hiệu.
Rối loạn cảm giác chi (paresthesia): khoảng 50% các trường hợp có biểu hiện tê bì, dị cảm.
Liệt vận động (paralysis): Đây là dấu hiệu gợi ý tiên lượng rất xấu cho người bệnh.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp triệu chứng lâm sàng không đầy đủ, chỉ thấy chi lạnh, mạch ngoại vi không bắt được. Khi đó, cần khám lâm sàng tỉ mỉ và so sánh với bên lành để tránh bỏ sót tổn thương.
Để hỗ trợ chẩn đoán, hiện nay 2 xét nghiệm cận lâm sàng chính giúp chẩn đoán chính xác là siêu âm mạch máu và chụp cắt lớp vi tính đa dãy (có tiêm thuốc cản quang).
Trên lâm sàng, người ta chia thành 3 giai đoạn, để giúp cho thầy thuốc có kế hoạch điều trị cho phù hợp.
Giai đoạn I: Người bệnh chưa mất cảm giác, vận động cơ còn tốt. Kiểm tra còn có mạch. Giai đoạn này không đe dọa cắt cụt chi ngay lập tức và có thể bảo tồn được.
Giai đoạn IIa: Người bệnh không yếu cơ (còn vận động tốt) nhưng đã mất cảm giác ở đầu chi (như ở ngón chân). Những trường hợp này có thể bảo tồn chi, tuy nhiên cần theo dõi rất sát.
Giai đoạn IIb: Người bệnh đã mất cảm giác chi, phía trên các ngón chân, có liệt nhưng không hoàn toàn. Đây là trường hợp cần cấp cứu không thể trì hoãn, chỉ có thể bảo tồn chi nếu điều trị can thiệp ngay lập tức.
Giai đoạn III: Đây là giai đoạn cuối với biểu hiện liệt và mất cảm giác hoàn toàn chi. Khi bệnh nhân trong giai đoạn này, sẽ không thể bảo tồn chi, bắt buộc phải cắt cụt chi tránh tử vong do nhiễm độc chi bị hoại tử.
Phương pháp điều trị
Tắc động mạch chi cấp đòi hỏi phải được điều trị sớm và rất tích cực. Phối hợp cả điều trị nội và ngoại khoa. Các bước điều trị bao gồm:
Tránh sự lan rộng của cục máu đông: Từ khi ra đời thuốc heparin, tạo ra cuộc cách mạng trong điều trị thiếu máu cấp tính chi dưới. Heparin sẽ được bác sĩ dùng ngay khi xác định chẩn đoán. Bên cạnh điều trị thuốc, cần sớm xử lý lấy bỏ cục máu gây tắc mạch, phương pháp hiện nay chủ yếu bằng phẫu thuật. Cục máu đông sẽ được lấy bỏ bằng một dụng cụ đặc biệt, gọi là Fogarty. Đến nay, một số trung tâm mạch máu tại các bệnh viện lớn của nước ta đã được trang bị dụng cụ này để có thể tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Ngoài ra, tùy vào bệnh lý cụ thể, có thể phải cân nhắc làm cầu nối mạch máu hoặc dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phối hợp với kỹ thuật hút bỏ huyết khối. Khi có dấu hiệu chèn ép khoang, cần phải phối hợp mở cân.
Cắt cụt chi là phương pháp cuối cùng, khi thiếu máu không hồi phục hoặc khi điều trị tái tưới máu thất bại, có rối loạn toàn thân do hội chứng tái tưới máu, rối loạn chuyển hóa gây đe dọa tính mạng.
Bên cạnh điều trị tái tưới máu, cần điều trị các bệnh lý gây thuận lợi cho tắc mạch, điều trị các nguyên nhân dẫn đến tắc mạch chi cấp như bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch máu mạn tính...
Để phòng tránh tắc mạch chi dưới cấp tính, cần điều trị tốt các bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn đến tắc mạch cấp và quan trọng nhất là khi có biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa mạch máu để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Hiện nay, đa số bệnh nhân đến viện vẫn còn ở giai đoạn muộn dẫn đến khả năng bảo tồn chi còn rất hạn chế. Một số người bệnh có đến viện nhưng không đúng chuyên khoa cũng dẫn đến mất cơ hội bảo tồn chi và làm giảm kết quả điều trị, vì vậy trong tắc động mạch chi cấp tính, vấn đề chẩn đoán kịp thời và thời gian được điều trị là rất quan trọng.Quá trình hoại tử chi bắt đầu diễn ra 4 giờ sau khi có tình trạng tắc mạch chi. Trước đây, phẫu thuật điều trị thiếu máu cấp tính ở chi chỉ có một phương pháp duy nhất là cắt cụt. Cùng với sự tiến bộ của y học cũng như hiểu biết đầy đủ về cơ chế sinh bệnh, điều trị tắc động mạch chi đã có thay đổi rất nhiều, trong đó phải kể đến sự ra đời của kỹ thuật lấy cục máu gây tắc bằng dụng cụ đặc biệt, gọi là Fogarty và kỹ thuật tái lập lưu thông mạch máu bằng phẫu thuật cầu nối.Tắc động mạch chi cấp tính là một cấp cứu nội - ngoại khoa mạch máu, đòi hỏi phải được chẩn đoán kịp thời, điều trị nhanh và kết hợp cả dùng thuốc và phẫu thuật, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ tử vong của bệnh vẫn còn cao (20-25%) và tỷ lệ tàn phế do cắt cụt chi cũng chiếm đến 30% do đa số người bệnh được điều trị bệnh ở giai đoạn muộn.
Từ khóa » điều Trị Tắc Mạch Chi Dưới
-
Bệnh động Mạch Biên Chi Dưới: Điều Trị Thế Nào? - Vinmec
-
Bệnh Học Viêm Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới - Vinmec
-
Cứu Bàn Chân Hoại Tử Do Tắc Mạch Máu Chi Dưới Hậu Covid-19
-
Viêm Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới điều Trị Như Thế Nào Bạn đã Biết?
-
Điều Trị Tắc động Mạch Chân Mạn Tính Bằng Kỹ Thuật Can Thiệp Nội ...
-
Tắc động Mạch Ngoại Vi Cấp Tính - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (DVT) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Giác Với Bệnh động Mạch Chi Dưới Mạn Tính
-
Tắc động Mạch Nuôi Chi Cấp Tính - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Lâm Sàng Tim Mạch Học: Tắc động Mạch Chi Dưới Cấp Tính
-
[PDF] BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH
-
Viêm Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới - Tình Trạng Báo động
-
Khuyến Cáo Trong Điều Trị Bệnh động Mạch Ngoại Biên Chi Dưới
-
Điều Trị Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới