Viêm Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới điều Trị Như Thế Nào Bạn đã Biết?
Có thể bạn quan tâm
1. Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới nguy hiểm như thế nào?
Viêm tĩnh mạch chân có 2 dạng đó là viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu. Viêm tĩnh mạch nông là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ tĩnh mạch nhỏ nằm ngay dưới da, nguyên nhân thường do chấn thương hoặc tác động bên ngoài. Khi loại bỏ yếu tố tác động, viêm tĩnh mạch nông sẽ tự phục hồi. Nguy hiểm là tình trạng viêm tĩnh mạch sâu, hay còn gọi là viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thường do huyết khối hình thành lấp lòng mạch.
Tĩnh mạch chi dưới dễ bị viêm tắc nhất do chịu nhiều tác động xấu
Điều nguy hiểm của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới không chỉ là ảnh hưởng tại chi mà còn có nguy cơ tiến triển gây thuyên tắc phổi. Triệu chứng bệnh thường khó phát hiện, dễ gây nhầm lẫn dẫn tới chẩn đoán và điều trị muộn. Nếu đến khi cục máu đông di chuyển gây ra thuyên tắc phổi thì điều trị gặp nhiều khó khăn và khó tránh khỏi ảnh hưởng nặng nề đến phổi và các cơ quan khác.
Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm lại có khoảng 50.000 bệnh nhân tử vong do thuyên tắc phổi, viêm tắc tĩnh mạch chân chính là bệnh lý nguy cơ gây ra tình trạng này. Hơn nữa, tình trạng viêm tắc tĩnh mạch sâu càng kéo dài không được khắc phục thì tĩnh mạch càng bị phá hủy, ảnh hưởng đến lưu thông máu. Có đến 60% trường hợp viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bị bệnh lý hậu huyết khối với biểu hiện phù, loét chi dưới, giảm hoạt động chi dưới,…
Viêm tĩnh mạch chân có thể gây tử vong khi biến chứng thuyên tắc phổi
Vì thế, phát hiện và điều trị sớm viêm tắc tĩnh mạch chi dưới rất quan trọng nhằm phòng ngừa biến chứng ảnh hưởng đến chức năng vận động cũng như sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây viêm tĩnh mạch sâu chi dưới
Nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm tĩnh mạch sâu chi dưới là do cục máu đông làm tắc lòng mạch, đây là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp. Các nhà khoa học đã liệt kê 3 yếu tố chính gây hình thành cục máu đông tĩnh mạch bao gồm: Tổn thương nội mạc thành tĩnh mạch, tình trạng tăng đông và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bao gồm:
Tuổi tác
Người ở độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch càng cao, trong đó có tình trạng hình thành huyết khối tĩnh mạch.
Béo phì
Người bị béo phì có nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch cao gấp nhiều lần bình thường do mỡ máu cao, dễ hình thành xơ vữa lòng mạch. Khi mảng xơ vữa dày lên, thành mạch suy yếu hơn, nếu chúng vỡ ra sẽ tụ lại với bạch cầu hình thành cục máu đông.
Suy, giãn tĩnh mạch chi dưới
Những người bị suy yếu, giãn tĩnh mạch chi dưới dễ dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch hơn người bình thường.
Nguyên nhân ngoại khoa
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có thể là biến chứng xảy ra sau một vài phẫu thuật can thiệp như: phẫu thuật chấn thương chỉnh hình khớp gối, khớp háng, phẫu thuật vùng tiểu khung, phẫu thuật ổ bụng,…
Viêm tĩnh mạch chân có thể là biến chứng sau phẫu thuật chi dưới
Nguyên nhân nội khoa
Những bệnh nhân điều trị nội khoa, nhất là điều trị hồi sức tích cực phải nằm bất động trong thời gian dài, khiến lưu thông máu chậm hơn. Kết hợp với các yếu tố mạch máu khác, cục máu đông dễ hình thành hơn gây viêm tắc tĩnh mạch sâu. Vì thế, những bệnh sau tai biến mạch máu não, bệnh mạn tính, ung thư, nhiễm trùng nặng,… cần kiểm tra và phòng ngừa nguy cơ viêm tĩnh mạch sâu.
Nguyên nhân sản khoa
Thực tế, bệnh lý tĩnh mạch viêm tắc này thường xảy ra hơn ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân được xác định là do kích thước thai lớn đè ép làm hẹp tĩnh mạch, kết hợp với nhiều thay đổi hormone và nội tiết trong thai kỳ. Ngoài ra, sau các thủ thuật can thiệp như mổ, đẻ, phá thai, phụ nữ cũng dễ bị viêm tĩnh mạch sâu hơn.
Nguyên nhân bệnh lý tăng đông máu
Bệnh lý tăng đông máu có thể là bẩm sinh (thường là thiếu hụt yếu tố tăng đông máu bẩm sinh) hoặc biến chứng xơ gan, hội chứng thận hư,… Tình trạng tăng đông máu dễ gây hình thành cục máu đông di chuyển trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch bất cứ lúc nào. Thuyên tắc tĩnh mạch chi là thường xảy ra nhất.
3. Điều trị viêm tĩnh mạch sâu có khó không?
Đa phần các trường hợp khám chữa bệnh viêm tắc tĩnh mạch sâu là thời điểm bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng. Vì thế chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh để phát hiện vị trí tĩnh mạch bị thuyên tắc cần thực hiện nhanh phục vụ cho điều trị.
Điều trị viêm tĩnh mạch sâu cần loại bỏ và ngăn ngừa hình thành huyết khối
Mục tiêu điều trị viêm tĩnh mạch sâu là ngăn ngừa tình trạng cục máu đông tăng kích thước che lòng mạch, ngăn chặn biến chứng thuyên tắc mạch phổi. Việc điều trị cần kéo dài để giảm nguy cơ suy tĩnh mạch, biến chứng hậu huyết khối hoặc tái phát bệnh.
Các phương pháp điều trị viêm tĩnh mạch sâu hiện được áp dụng là:
Điều trị nội khoa
Thuốc chống đông được sử dụng qua tiêm dưới da hoặc đường truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa sự hình thành huyết khối. Bệnh nhân có thể tiêm tại nhà hoặc theo dõi tại bệnh viện, đồng thời sử dụng thuốc chống đông lâu dài.
Một số loại thuốc có tác dụng làm tan huyết khối như thuốc chẹn beta cũng được dùng để loại bỏ thuyên tắc tĩnh mạch.
Băng thun áp lực
Kỹ thuật này đặt áp lực thường xuyên lên tĩnh mạch chi dưới bị viêm tắc, giúp ly giải cục máu đông và giảm nguy cơ di chuyển của chúng.
Phẫu thuật
Các trường hợp viêm tắc tĩnh mạch nghiêm trọng, bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh chẩn đoán để phẫu thuật can thiệp, làm thông tĩnh mạch bị tắc. Ngoài ra, đặt stent hoặc kỹ thuật can thiệp khác cũng có thể thực hiện đồng thời nhằm ngăn ngừa tắc tĩnh mạch sâu tái phát.
Cần dùng thuốc chống đông máu kéo dài để ngăn ngừa hình thành huyết khối
Đa phần bệnh nhân sau điều trị ban đầu sẽ cần duy trì dùng thuốc chống đông máu trong thời gian tối thiểu là 3 tháng. Nếu không loại bỏ được yếu tố nguy cơ gây đông máu, nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch tái phát cao thì việc dùng thuốc này cần kéo dài hơn. Điều trị viêm tĩnh mạch chân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao nhất.
Từ khóa » điều Trị Tắc Mạch Chi Dưới
-
Bệnh động Mạch Biên Chi Dưới: Điều Trị Thế Nào? - Vinmec
-
Bệnh Học Viêm Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới - Vinmec
-
Cứu Bàn Chân Hoại Tử Do Tắc Mạch Máu Chi Dưới Hậu Covid-19
-
Điều Trị Tắc động Mạch Chân Mạn Tính Bằng Kỹ Thuật Can Thiệp Nội ...
-
Phát Hiện Sớm Tắc động Mạch Chi Dưới, Tránh Tàn Phế
-
Tắc động Mạch Ngoại Vi Cấp Tính - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (DVT) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Giác Với Bệnh động Mạch Chi Dưới Mạn Tính
-
Tắc động Mạch Nuôi Chi Cấp Tính - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Lâm Sàng Tim Mạch Học: Tắc động Mạch Chi Dưới Cấp Tính
-
[PDF] BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH
-
Viêm Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới - Tình Trạng Báo động
-
Khuyến Cáo Trong Điều Trị Bệnh động Mạch Ngoại Biên Chi Dưới
-
Điều Trị Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới