Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Gắn Liền Với Bảo Tồn Tài Nguyên Tại Khu Di ...

ABSTRACT

The study focuses on assessing the current status of ecotourism activities at Ta Thiet historic site, the potential for ecotourism development as well as the existence and challenges in developing ecotourism combined preserving historical relics at Ta Thiet relic site. Through data collected from surveys, interviews, document collection and SWOT analysis, it shows that Ta Thiet relic site has many favorable potentials for ecotourism development, but different types of tourism here is not diversified, there are limited funds as well as ideas in expanding the type of tourism. The results of the study create a basis for providing solutions to support sustainable ecotourism development, associated with resource conservation, and models to promote sustainable ecotourism development, associated with conservation resources in Ta Thiet relic area.

Đặt vấn đề

Căn cứ Tà Thiết là khu di tích lịch sử Quốc Gia với diện tích 3.500 ha được xây dựng từ năm 1973 thời kháng chiến chống Mỹ, thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Khu di tích Tà Thiết có không gian yên tĩnh, không khí trong lành, địa bàn rộng và bằng phẳng. Khu di tích Tà Thiết đã thu hút khách du lịch đến tham quan, cũng như các học sinh, sinh viên khắp cả nước đến học tập và nghiên cứu bằng những hình ảnh, hiện vật, tư liệu sinh động, những món ăn mang tính đặc trưng vùng miền núi, giai điệu cồng chiêng, điệu múa dân gian và các hoạt động văn hóa bản địa. Việc phát triển mạnh mẽ tài nguyên du lịch tại căn cứ Tà Thiết sẽ có nguy cơ đe dọa môi trường sinh thái và nền văn hóa bản địa. Vì vậy, việc đánh giá đánh giá tiềm năng, hiện trạng, cũng như tồn tại, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái, kết hợp bảo tồn di tích lịch sử tại khu di tích Tà Thiết, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là quan trọng nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch, và hướng tới phát triển bền vững dài hạn.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu:Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua các báo cáo hằng năm cấp tỉnh, huyện, cấp xã và số liệu thu thập từ các dự án nghiên cứu trước, số liệu báo cáo năm từ xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Thu thập số liệu sơ cấp:Sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ, các bộ quản lý cấp xã, các cuộc phỏng vấn sâu cán bộ xã sử dụng những câu hỏi định tính. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân để thảo luận với người dân để quyết định các vấn đề phát triển.

Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Phỏng vấn 150 hộ dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp trong khu vực xung quanh khu di tích lịch sử xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Phương pháp phân tích: Sử dụng mô hình SWOT nhằm phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch sinh thái bền vững ở khu di tích Tà Thiết.

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của 18 chuyên gia là cán bộ - nhân viên của ban quản lý khu di tích Tà Thiết, và một số nhà nghiên cứu du lịch, TN&MT tại trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước về các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLST và hiện trạng khai thác phát triển DLST.

Kết quả nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển DLST tại di tích lịch sử Tà Thiết

Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn DLST tại khu di tích Tà Thiết: Bảo tồn di tích lịch sử và đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và BVMT. Trong những năm qua, tỉnh Bình Phước đã triển khai nhiều giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên khu di tích với nhiệm vụ phát triển du lịch bền vững. Các công trình của khu di tích được tu sửa kiên cố và phù hợp những vẫn giữ được nét nguyên xưa đã giúp du khách tham quan thích thú cũng như có thêm những kiến thức về lịch sử văn hóa nước nhà, đồng thời, tăng thêm lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch còn chiếm số lượng khiêm tốn so với các ngành nghề khác như nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp. Hầu hết người dân địa phương tại các điểm du lịch còn yếu về năng lực ngoại ngữ, đa phần chưa được hướng dẫn kinh doanh du lịch theo chiến lược, sách lược cụ thể nên còn yếu về chuyên môn và nghiệp vụ, ý thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên và nhân văn còn chưa cao. Người dân ở đây hầu hết còn chưa biết phải làm gì khi tham gia vào hoạt động du lịch và số đông chưa ý thức được những lợi ích mà du lịch mang lại. Hoạt động du lịch còn nhiều bất cập, cộng đồng địa phương chưa được đào tạo chuyên nghiệp, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát cao. Huyện Lộc Ninh đang từng bước kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch địa phương thành điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Đây sẽ là tiền đề vững chắc cho phát triển du lịch thực sự trở thành là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong các giai đoạn tiếp theo. Nếu được quản lý tốt, hoạt động du lịch sinh thái tại khu di tích Tà Thiết sẽ đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, thông qua việc đem lại thu nhập phục vụ cho công tác này, cũng như mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái cũng giúp thực hiện chức năng giáo dục khá hiệu quả. Để thực hiện tốt việc quản lý và khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch của Lộc Ninh, ngoài những cơ sở và những di tích lịch sử đã có sẵn, huyện Lộc Ninh cũng có các giải pháp phát triển đồng thời về hạ tầng du lịch, các sản phẩm du lịch, phong phú thêm những loại hình du lịch. Đó là ngoài những cơ sở có sẵn như là các cơ sở cách mạng, cơ sở tâm linh, thì cần có các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch dã ngoại thì mới đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách du lịch.

Đánh giá tiềm năng của khu di tích Tà Thiết để phát triển du lịch sinh thái: Đánh giá tiềm năng cảnh quan thiên nhiên: Khu căn cứ Tà Thiết là một địa danh lịch sử, có ý nghĩa đặc biệt với quốc gia. Nhờ có nguồn tài nguyên rừng phong phú, hệ sinh thái đa dạng và sự kết hợp với du lịch sinh thái mà khu căn cứ đã thu hút mỗi năm hơn 14 nghìn lượt khách về tham quan, học tập, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động về nguồn, các hoạt động ý nghĩa khác. Không khí trong lành, mát mẻ vào mùa hè là cơ sở cho việc xây dựng thành nơi địa điểm du lịch không thể thiếu của các tour nội địa và là điểm nhấn trong các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng và liên quốc gia mà điển hình là tuyến du lịch quốc tế từ TP. Hồ Chí Minh qua Bình Dương, Bình Phước, cửa khẩu quốc tế Hoa Lư đi Karatie’, Stung Treng (Campuchia) tới Champasac (Lào).

Đánh giá tiềm năng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch: Sản phẩm du lịch tại khu di tích Tà Thiết không chỉ nổi tiếng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt mà còn còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử khác, chiếm hơn 40% tổng số di tích được công nhận trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Du khách khi tới đây không chỉ được tham quan các công trình lịch sử lâu đời mà còn được tìm hiểu về những năm tháng hào hùng của những người con Lộc Ninh trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Đánh giá tiềm năng văn hóa truyền thống: Người dân biết gìn giữ nét văn hóa truyền thống có giá trị để thu hút phát triển du lịch tâm linh, du lịch và trải nghiệm. Tiêu biểu là ở xã Lộc Thành với nghề đan lát thủ công mỹ nghệ của người Kh’mer và là nơi gìn giữ nhiều đặc trưng văn hoá và đội múa cồng chiêng của người S’tiêng,… thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Lộc Ninh. Lộc thành và Lộc Khánh là một trong những xã có đông đồng bào dân tộc (ĐBDT) Kh’mer còn gìn giữ được văn hóa ĐBDT miền Đông Nam bộ.

Đánh giá tiềm năng, những lợi thế từ di tích lịch sử: Di tích Tà Thiết chứa đựng nhiều giá trị lịch sử tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Với giá trị văn hóa đó mà khu di tích đã tạo điểm nhấn riêng, thu hút được các nguồn vốn đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng và phát triển DLST gắn liền với bảo tồn thiên nhiên. Ngày nay, căn cứ Tà Thiết trở thành địa chỉ thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu và ôn lại kỷ niệm xưa.

Phân tích SWOT đối với hoạt động DLST kết hợp bảo tồn tại khu di tích Tà Thiết

Bảng 1. Phân tích SWOT đối với hoạt động DLST kết hợp bảo tồn tại khu di tích Tà Thiết Phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn tài nguyên tại khu di tích lịch sử quốc gia Tà Thiết

Phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn tài nguyên tại khu di tích lịch sử quốc gia Tà Thiết

Kết luận

Huyện Lộc Ninh đang từng bước kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch địa phương là tiền đề vững chắc cho phát triển du lịch thực sự trở thành là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, các loại hình du lịch tại đây chưa đa dạng, còn hạn chế về kinh phí cũng như các ý tưởng trong mở rộng loại hình du lịch. Thách thức ứng phó và phục hồi, phát triển du lịch sinh thái bền vững, gắn với bảo tồn tài nguyên trong thời kỳ đại dịch Covid -19, cân bằng giữa thị trường du lịch trong nước và quốc tế; việc mở rộng, đa dạng thị trường khách; xây dựng quỹ dự phòng khủng hoảng; liên kết hợp tác trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch,... Thông qua việc đánh giá bằng mô hình SWOT, nghiên cứu đã phân tích để từ đó tạo cơ sở cho việc giải pháp ứng phó và phục hồi, phát triển du lịch sinh thái bền vững, gắn với bảo tồn tài nguyên trong thời kỳ đại dịch Covid -19 ở khu di tích Tà Thiết.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2009;

2. UBND tỉnh Bình Phước, Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020, Số 51/KH, tỉnh Bình Phước,2016;

3. Hoàng Bắc, Khánh thành khu di tích Căn cứ Tà Thiết, Báo Sài gòn giải phóng, 2019.

VÕ HOÀNG MINH, NGUYỄN VĂN HIỆP

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

VŨ NGỌC HÙNG

Phân Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam

Từ khóa » Giải Pháp Du Lịch Sinh Thái