Phát Triển Hệ Thống Cảng Biển Việt Nam đáp ứng Xu Thế Hội Nhập ...
Có thể bạn quan tâm
Với 28/63 tỉnh, thành phố có biển trải dài theo 3.260 km đường bờ biển, hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Sau 20 năm thực hiện quy hoạch cảng biển, kể từ Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, đến nay, Việt Nam đã hình thành được một hệ thống cảng biển hoàn chỉnh từ Bắc vào Nam. Tính đến ngày 2/4/2021[1], cả nước có 286 bến cảng, trong đó Hải Phòng là địa phương tập trung nhiều bến cảng nhất (50 bến cảng), tiếp đến là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (45 bến cảng) và TP HCM xếp vị trí thứ ba (43 bến cảng). Hệ thống cảng biển hiện nay được quy hoạch đồng bộ gắn liền với các trung tâm, vùng kinh tế lớn của cả nước. Đặc biệt, các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng đã hình thành rõ nét và đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế như: Cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; cảng biển Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam; cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mô hiện đại mang tầm vóc quốc tế như Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) – Bà Rịa – Vũng Tàu và Cảng container Quốc tế Tân Cảng (HICT) – Hải Phòng được xếp vào những cảng container nước sâu đón được tàu siêu trường, siêu trọng trên hải trình thế giới. Về tuyến vận tải[2], Việt Nam hiện nay đã thiết lập được 32 tuyến vận tải biển, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa, trong đó ngoài các tuyến châu Á, khu vực phía bắc đã khai thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ, phía nam đã hình thành được 16 tuyến đi Bắc Mỹ và châu Âu; đứng vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po.
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, hệ thống cảng biển Việt Nam không ngừng được nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ, do đó sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển ngày một lớn. Năm 2015, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 427,8 triệu tấn, chiếm 81,8% khối lượng hàng hóa thông qua các cảng (gồm cảng biển, cảng thủy nội địa và cảng hàng không). Đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19, khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển đạt 692,3 triệu tấn, chiếm 78,7% khối lượng hàng hóa thông qua các cảng. Trong giai đoạn 2016-2020, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng 61,8%, bình quân mỗi năm tăng khoảng 10%.
Với ưu thế của vận tải biển là số lượng lớn, quãng đường dài, chi phí thấp, hiện nay trên thế giới, 80% khối lượng hàng hóa trao đổi thương mại giữa các quốc gia là do vận tải biển đảm nhận và ở Việt Nam cũng tương tự như vậy (năm 2015 chiếm 81,8%; năm 2016 chiếm 80,1%; năm 2017 chiếm 83,3%; năm 2019 chiếm 80,1%; năm 2019 chiếm 80% và năm 2020 chiếm 78,7%). Có thể thấy, hoạt động của cảng biển phản ánh khá rõ nét bức tranh kinh tế của Việt Nam và ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế biển và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Mặc dù sau 2 thập kỷ quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh cả về chất và lượng nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập cần sớm khắc phục như: Sự thiếu đồng bộ giữa quy hoạch cảng biển với quy hoạch xây dựng của địa phương và các ngành khác; hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của thị trường hàng hải khu vực và thế giới; thiếu các cảng biển hiện đại có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn; trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, năng suất thấp… Để hệ thống cảng biển đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh – quốc phòng của đất nước, cần tập trung vào một số vấn đề như: Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam có tầm nhìn chiến lược dài hạn, đồng bộ, đảm bảo tính kết nối giữa cảng biển với các mạng lưới giao thông khác; ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam hiện đại, đầy đủ hạ tầng phụ trợ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn hệ thống; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số cảng biển trở thành đầu mối vận tải quan trọng; cải tiến mô hình quản lý cảng biển, mở rộng sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước nhằm mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn.
[1] Quyết định số 508/QĐ-BGTVT ngày 2/4/2021 của Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.
[2] Nguồn: http://baochinhphu.vn ngày 29/5/2021.
Từ khóa » Hệ Thống Các Cảng Biển Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Các Cảng Biển Việt Nam Lớn Nhất | ALS
-
Hệ Thống Cảng Biển Của Việt Nam Có Thêm 10 Bến Cảng Mới
-
Hệ Thống Cảng Biển ở Việt Nam Hiện Nay - Báo Mới
-
Đẩy Mạnh Phát Triển Hệ Thống Cảng Biển Việt Nam Trong Giai đoạn ...
-
Tổng Quan Các Cảng Biển Chính Tại Việt Nam
-
Top 10 Cảng Biển Lớn Nhất Việt Nam - LEC Group
-
Hệ Thống Cảng Biển Việt Nam Có Thêm 10 Bến Cảng Mới
-
Cảng Biển Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Hệ Thống Cảng Biển Việt Nam Thời Kỳ ...
-
Hệ Thống Cảng Biển Của Việt Nam Có Thêm 8 Bến Cảng Mới
-
Bài 1: Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Cảng Biển Việt Nam
-
Hải Phòng Có 52 Bến Cảng Thuộc Hệ Thống Cảng Biển Việt Nam
-
Điều Chỉnh Quy Hoạch Phát Triển Hệ Thống Cảng Biển Việt Nam đến ...