Phát Triển Không Bền Vững (Unsustainable Development) Là Gì? So ...

Phát triển không bền vững (Unsustainable development) là gì? So sánh với phát triển bền vững - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: greenprophet)

Phát triển không bền vững

Khái niệm

Phát triển không bền vững trong tiếng Anh được gọi là Unsustainable development.

Phát triển không bền vững là sự phát triển không quan tâm đến môi trường, kích thích tiêu thụ quá mức và khai thác tài nguyên quá mức.

Hậu quả

Cốt lõi của mô hình phát triển không bền vững là trục sản xuất tiêu thụ. Sản xuất thật nhiều, tiêu thụ thật nhiều để có tăng trưởng kinh tế thật nhanh. Sự không quan tâm của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đến môi trường đã làm tăng cường suy thoái, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

Từ đó sẽ dẫn đến các xung đột môi trường giữa các nhóm quyền lợi. Điều tất yếu sẽ xảy ra là sự xói mòn các giá trị văn hoá và xã hội do các xung đột này gây ra.

Xói mòn văn hoá - xã hội làm mất đi các rào chắn về mặt văn hoá và đạo đức đối với sự tích luỹ vốn, tiến bộ khoa học - công nghệ và cơ cấu quyền lực.

Từ đó lại thúc đẩy một bước mới của gia tăng sản xuất để tăng cường thu nhập và tăng trưởng nhằm thoả mãn nhiều hơn cái "muốn" của người giàu hơn là cái "cần" của người nghèo. Bước thúc đẩy này tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn ngày càng gia tăng tốc độ.

Xã hội loài người hiện nay đang bị cuốn hút vào một vòng luẩn quẩn, trong đó suy thoái môi trường tiếp tay cho xói mòn văn hoá - xã hội.

Sự vận hành vòng xoáy sẽ nhanh chóng đưa quá trình phát triển đạt đến ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái, tiếp đến là các thảm hoạ sinh thái sẽ xảy ra, dẫn đến đại khủng hoảng của xã hội với những đặc trưng cơ bản là: cạn kiệt tài nguyên, nạn đói, dịch bệnh, ô nhiễm và sự cố môi trường, chiến tranh và xung đột môi trường.

So sánh với phát triển bền vững

TT

Phát triển không bền vững

Phát triển bền vững

1.

Tài nguyên thiên nhiên là vô tận. khoa học công nghệ sẽ tìm ra các tài nguyên mới thay thế cho các loại đã hết.

Tài nguyên thiên nhiên là có hạn cả về số lượng và khả năng tự phục hồi đối với tài nguyên có thể tự phục hồi.

2.

Khả năng tự làm sạch của môi trường là vô tận.

Năng lực sản xuất và quay vòng của các hệ sinh thái có thể được tăng cường nhờ con người, nhưng sự tăng cường đó không thể vượt quá giới hạn tự nhiên .

3.

Nghèo đói chỉ đơn giản là do tăng trưởng kinh tế chưa đầy đủ, xuất phát từ đầu tư chưa đủ mức: ở đây không có vấn đề quyền lực.

Đặc tính của chính quyền là ưu tiên lợi nhuận cho những ai nắm quyền lực.

Quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị có liên hệ chặt chẽ với nhau, quyền lực này làm tăng quyền lực kia của người nắm giữ. Cộng đồng nghèo đói là cộng đồng không có quyền lực thực sự.

Cốt lõi của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo là thực hiện dân chủ tận gốc, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.

4

Thị trường cho phép cạnh tranh tự do, bình đẳng.

Thị trường có cơ chế phân phối rất quan trọng, nhưng các loại thị trường đều không hoàn hảo: đặc tính của thị trường là thoả mãn cái "muốn" của người giàu nhiều hơn là cái "cần" của kẻ nghèo.

5

Vay nợ quốc tế để đầu tưcho sản xuất sẽ tạo khả năng hoàn trả cho người đi vay và là biểu hiện của sự bình đẳng.

Hệ thống toàn cầu chỉ bền vững và công bằng trên cơ sở các cộng đồng bền vững và công bằng.

Vay nợ chỉ có lợi cho phía đi vay trong một số trường hợp, nhưng có lợi cho phía cho vay trong mọi trường hợp.

6

Những người nông dân, ngư dân thất nghiệp do công nghiệp hoá sẽ dễ dàng được giải quyết việc làm tại các đô thị và khu công nghiệp.

Các hoạt động kinh tế địa phương đa dạng hoá trên cơ sở nguồn tài nguyên đa dạng của địa phương có khả năng đáp ứng tốt hơn đối với các nhu cầu cơ bản của cộng đồng, tăng độ an toàn của cộng đồng, của quốc gia và toàn cầu.

Chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân mất đất, cho ngư dân mất mặt nước không phải là việc làm đơn giản.

7

Lực thị trường sẽ tự điều chỉnh và phân phối các lợi nhuận từ thị trường.

Quản phát triển phải tôn trọng các nguyên tắc thị trường.

Khi người địa phương kiểm soát các nguồn tài nguyên tại chỗ và tạo ra nguồn sống cho con cái họ thì họ có trách nhiệm tốt hơn là những nhà quản vắng mặt và ở xa.

Điều quan trọng không phải là lực thị trường mà là quyền sử dụng và kiểm soát tài nguyên.

(Tài liệu tham khảo: Môi trường và phát triển bền vững, Nguyễn Đình Hoè, NXB Giáo dục)

Từ khóa » Ví Dụ Phát Triển Không Bền Vững