Phát Triển Liên Chiểu Thành đô Thị Lớn Phía Tây Bắc Thành Phố
Quận Liên Chiểu được thành lập trên cơ sở tách 3 xã Hòa Minh, Hòa Khánh và Hòa Hiệp của huyện Hòa Vang (cũ) theo tinh thần Nghị định số 07/CP ngày 23-1-1997 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 25 năm, với sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng, Liên Chiểu từng bước trở thành đô thị lớn phía tây bắc thành phố, là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đầu mối giao thông và giữ vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng - an ninh.
Quang cảnh tuyến đường Nguyễn Tất Thành nhìn từ trên cao. Ảnh: TIỂU YẾN |
Đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội
Sau 25 năm hình thành và phát triển, quận Liên Chiểu đạt nhiều thành tựu to lớn, diện mạo đô thị thay đổi theo hướng hiện đại, đời sống người dân không ngừng nâng cao. Kinh tế phát triển đồng bộ, tăng trưởng cả về số lượng lẫn quy mô đầu tư, với tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp chiếm 64,68%; dịch vụ chiếm 35,07%; nông, lâm, thủy sản chiếm 0,25%; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 16,8%. Đến nay, trên địa bàn quận Liên Chiểu có 3 khu công nghiệp, tập trung hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.
Không gian đô thị không ngừng mở rộng với các dự án trọng điểm như dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô; khu dân cư số 1 Tây Bắc; khu tái định cư Hòa Hiệp mở rộng; dự án Nhà ở công nhân và khu đô thị liền kề khu công nghiệp Hòa Khánh; dự án trục số 2, 7 Tây Bắc; đường Hoàng Văn Thái đi Phạm Như Xương; khu du lịch sinh thái Nam Ô; khu du lịch sinh thái Làng Vân…
Hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, trong đó phải kể đến các tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Nam Hải Vân, nút giao thông ngã ba Huế, đường Hoàng Văn Thái. Trung tâm Y tế quận đầu tư quy mô 280 giường bệnh, 5/5 Trạm y tế phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Bên cạnh đó, các công trình mang ý nghĩa an sinh xã hội được thành phố đầu tư xây dựng trên địa bàn quận như Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, Bệnh viện phổi Đà Nẵng, Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng, Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Đà Nẵng…
Những năm qua, UBND quận Liên Chiểu đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan lập quy hoạch, đầu tư, xây dựng các công trình thiết chế văn hóa theo nội dung Quyết định số 7229/QĐ-UBND ngày 22-10-2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới thiết chế văn hóa cấp cơ sở trên địa bàn quận Liên Chiểu, trong đó có nhiều thiết chế văn hóa quy mô được đầu tư như Trung tâm Học tập cộng đồng các phường, Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, Công viên vườn dạo trung tâm hành chính quận, khu vui chơi trẻ em, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh trong nhân dân.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức phục vụ người dân. Từ đảng bộ ban đầu có 990 đảng viên, đến nay toàn Đảng bộ quận Liên Chiểu có 31 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, gồm 13 đảng bộ, 18 chi bộ với tổng số 5.115 đảng viên.
Hiện nay, 5/5 phường có bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình “quận/phường điện tử”; duy trì vị trí dẫn đầu khối quận, huyện về công tác cách hành chính 3 năm liền (2012, 2013, 2014) và dẫn đầu chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin khối quận, huyện. Công tác cán bộ được đặc biệt chú trọng, trong đó đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ được quan tâm đào tạo, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng (bìa trái) cùng Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn (thứ 2, trái sang) kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Liên Chiểu năm 2021. Ảnh: NGỌC PHÚ |
Thúc đẩy công trình trọng điểm, tạo động lực phát triển
Năm 2020, UBND quận Liên Chiểu triển khai đề án Quận thông minh với mục tiêu trở thành đô thị thông minh, thông qua việc ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, giáo dục, việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, hạ tầng đô thị, tạo môi trường sống tốt hơn cho người dân. Qua đó, hình thành nền tảng chính quyền điện tử - đô thị thông minh, hình thành Trung tâm Giám sát và quản lý đô thị quận Liên Chiểu nhằm giám sát các hoạt động đô thị, điều phối xử lý các vấn đề an ninh, đô thị, môi trường, giáo dục, y tế, bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe, truy xuất nguồn gốc thực phẩm…
Mục tiêu quan trọng của đề án là xây dựng ứng dụng CNTT cho người dân, kênh quan trọng giúp người dân kết nối giao tiếp với chính quyền và thụ hưởng các lợi ích từ dự án đô thị thông minh.
Giai đoạn 2022-2025, Liên Chiểu tập trung phát triển các ứng dụng thông minh, mở rộng Trung tâm giám sát và quản lý đô thị, tích hợp chức năng phân tích dữ liệu và dự báo phục vụ quản lý đô thị dựa trên dữ liệu số; hoàn thiện bản đồ nền của quận, xây dựng các lớp dữ liệu liên quan đến cây xanh, thoát nước, chiếu sáng để người dân có thể khai thác tiện ích đô thị thông minh thông qua ứng dụng mobile; kết nối, tích hợp các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của quận với kho dữ liệu thành phố. Hình thành hệ thống phân tích dữ liệu là công cụ quan trọng trong công tác hỗ trợ ra quyết định lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của quận.
Từ năm 2026-2030, quận Liên Chiểu sẽ hình thành xã hội số, đồng bộ hạ tầng, ngầm hóa cáp viễn thông, phủ sóng thông tin di động 5G đạt tỷ lệ 60%, bảo đảm năng lực truyền dẫn, mở rộng phạm vi kết nối cho mạng đô thị thành phố (mạng MAN), xây dựng quy hoạch mạng lưới thiết bị cảm biến, bảo đảm thiết lập nền tảng IoT cho quận Liên Chiểu, đạt 80% hồ sơ nộp trực tuyến. Hoàn thành, duy trì cập nhật học bạ điện tử của học sinh, hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân; quan trắc tự động các địa chỉ có nguy cơ ô nhiễm cao như các khu, cụm công nghiệp, bãi rác Khánh Sơn, hồ Bàu Tràm cũng như tập trung số hóa điểm du lịch.
Với tổng số 48 dự án đã và đang triển khai, trong đó có 11 dự án động lực, trọng điểm, Ban Chấp hành Đảng bộ quận đã tập trung nghiên cứu, ban hành Nghị quyết số 03-NQ/QU ngày 15-3-2021 “về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn quận năm 2021 và những năm tiếp theo”. Đây là cơ sở để quận Liên Chiểu chủ động thúc đẩy việc triển khai một số dự án tạo động lực của quận như thúc đẩy việc tái khởi động dự án Làng Vân; phối hợp tháo gỡ vướng mắc, triển khai dự án cảng Liên Chiểu, tuyến đường vành đai phía Tây 2 và một số công trình trọng điểm như khu du lịch sinh thái Nam Ô, dự án tuyến đường Trục I Tây Bắc, dự án Khu Trung tâm văn hóa kết hợp Nhà văn hóa thiếu nhi phía tây thành phố.
Đồng thời kiến nghị giải quyết dứt điểm các quy hoạch treo, điều chỉnh dự án quy hoạch không hiệu quả phục vụ khai thác quỹ đất, kêu gọi nhà đầu tư nghiên cứu triển khai một số dự án mới, tiềm năng trên địa bàn quận, như dự án khu đô thị sinh thái Hòa Khánh Nam, dự án khu đô thị sinh thái, thương mại, dịch vụ Hòa Hiệp Nam, khu chung cư nhà ở xã hội tại Hòa Hiệp Nam và Trường phổ thông liên cấp FPT. Theo đánh giá của Ban chấp hành Đảng bộ quận Liên Chiểu, các dự án này khi hình thành sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc, tạo động lực phát triển, từng bước khắc phục tình trạng bất cập trong quy hoạch đô thị hiện tại.
Là địa bàn có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, quốc phòng - an ninh, quận Liên Chiểu đang chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. Được biết, với tổng mức đầu tư khoảng 3.426,3 tỷ đồng, cảng biển Liên Chiểu khi hình thành sẽ đáp ứng khả năng cập cảng các loại tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 teus, hứa hẹn mang lại diện mạo, vị thế mới cho địa phương này.
Để quận Liên Chiểu ngày càng văn minh, giàu đẹp, Đảng bộ và chính quyền địa phương đang tiếp tục nghiên cứu các giải pháp thu hút đầu tư, xây dựng chương trình hỗ trợ liên kết phát triển doanh nghiệp; khuyến khích hộ kinh doanh cá thể phát triển thành các loại hình doanh nghiệp, tập trung nguồn lực phát triển mạnh mẽ loại hình dịch vụ vận tải, logistics.
Khuyến khích người dân đầu tư lĩnh vực du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế vườn rừng, nâng cao hiệu quả các chính sách xã hội theo hướng thoát nghèo bền vững. Đồng thời, bổ sung quy hoạch, nghiên cứu đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng và có kế hoạch đầu tư dài hạn trên địa bàn.
TIỂU YẾN
Từ khóa » Trục 1 Tây Bắc đà Nẵng 2021
-
Triển Khai Trục 1 Tây Bắc Nối Quốc Lộ 1A Với Hồ Tùng Mậu, Nguyễn ...
-
Đà Nẵng “dứt điểm” Với Các Dự án Chậm Tiến độ Bằng Cả Chế Tài Và Vốn
-
Hình Hài Tuyến đường Nghìn Tỷ Nối Tây Bắc Đà Nẵng ...
-
Vì Sao Dự án Trục I Tây Bắc Đà Nẵng Chậm Tiến độ? - Báo Giao Thông
-
Hình Hài Tuyến đường Nghìn Tỷ Nối Tây Bắc Đà ... - Môi Trường đô Thị
-
Đà Nẵng: Ấn định Thời Gian Hoàn Thành Nhiều Dự án Chậm Tiến độ
-
Đà Nẵng: Cận Cảnh Các Dự án Trọng điểm Chậm Tiến độ Khiến Người ...
-
Đẩy Nhanh Tiến độ Giải Phóng Mặt Bằng để Triển Khai Thi Công Một Số ...
-
Quyết định Số 5010/QĐ-UBND V/v Phê Duyệt Quy Hoạch Chi Tiết TL 1 ...
-
Luôn Tạo Mọi điều Kiện Và Giải Quyết Các Chế độ Theo Hướng Có Lợi ...
-
Trục Tây Bắc Đà Nẵng - Trục 1 Tây Bắc Nối Dài
-
Đà Nẵng Chốt Tiến độ Một Loạt Dự án Trọng điểm
-
21 Dự án Hạ Tầng Giao Thông được ưu Tiên đầu Tư Năm 2021-2025
-
Ưu Tiên Hàng đầu đột Phá Hạ Tầng Giao Thông - VnEconomy