Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn Gắn Với Tái Cơ Cấu Ngành Nông ...
Có thể bạn quan tâm
Sau khi Nghị định số 52/2018/NĐ-CP được ban hành, số lượng các cơ sở ngành nghề nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tính đến 15/12/2021, toàn tỉnh có 271 làng nghề được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Bằng công nhận, trong đó có 184 làng nghề truyền thống và 87 làng nghề. Doanh thu bình quân của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề đạt khoảng 1.812 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 4,3 triệu đồng/người/tháng.
Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh hỗ trợ máy đóng gói kết hợp hút chân không tự động cho HTX chè Vân Dũng, phường Quang Trung, TP. Thái Nguyên
Xác định phát triển ngành nghề nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong tái cơ cấu Ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2016 - 2020 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thái Nguyên đã bố trí gần 18.000 triệu đồng từ nhiều nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM để đầu tư, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn.
Theo ông Dương Văn Toản, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh: Để hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với phát triển hợp tác xã, góp phần thực hiện thành công chương trình MTQG xây dựng NTM, năm 2021, Chi cục Phát triển nông thôn đã hỗ trợ nhiều loại máy móc thiết bị, bao bì, tem mác sản phẩm cho các hợp tác xã (HTX) trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Thông qua chương trình hỗ trợ máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại đã giúp người dân trong các làng nghề, HTX trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn. Cùng với đó, tỉnh Thái Nguyên cũng đã thúc đẩy chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động trong các vùng dự án, có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề lao động. Qua khảo sát của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020, số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 7.590 lao động, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm hoặc tiếp tục công việc cũ nhưng năng suất lao động và thu nhập tăng lên sau đào tạo đạt trên 80%.
Người dân sau khi học nghề đã bước đầu áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo. Kết quả công tác đào tạo nghề đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và xây dựng NTM.
Tuy nhiên, có một thực tế là một số địa phương chưa quan tâm đúng mức trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề trên địa bàn; chưa có cơ chế chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp địa phương. Một số địa phương chưa chủ động trong công tác tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của người dân nên việc đăng ký nhu cầu đào tạo nghề chưa sát với thực tiễn.
Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức cho học viên lớp đào tạo nghề chế biến chè xanh, chè đen xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa thăm quan tại HTX chè Tân Hương, xã Phúc Xuân, TP.Thái Nguyên
Để giải quyết những khó khăn trên, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đề xuất với tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong việc tăng cường sự phối hợp để thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển ngành nghề, làng nghề ở khu vực nông thôn; bố trí nguồn kinh phí cần thiết và tăng cường lồng ghép các nguồn kinh phí để thực hiện chương trình. Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh từ việc hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa quá trình sản xuất chế biến, hỗ trợ phát triển các HTX trong làng nghề, phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn việc phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đề cũng đề nghị tỉnh cần thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển NTM và Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất của ngành nghề nông thôn, ưu tiên cho các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề theo hướng hài hòa giữa giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ông Dương Văn Toản, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết thêm: Trong thời gian tới, Chi cục tiếp tục quan tâm việc thành lập mới các làng nghề, các HTX nông nghiệp, củng cố chất lượng hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh; trong đó sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ các HTX hoạt động kém để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn. Thông qua hoạt động của các HTX sẽ thúc đẩy việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Với những giải pháp thiết thực, cụ thể, đồng bộ, đặc biệt là sự đầu tư đúng mức, hy vọng trong giai đoạn tiếp theo, các làng nghề nông thôn và các HTX trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục phát triển và hoạt động hiệu quả. Qua đó, đem lại việc làm, thu nhập ổn định cho bà con nông dân, góp phần cùng tỉnh thực hiện đạt và vượt các mục tiêu trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên./.
Từ khóa » Việc Phát Triển Nghề Thủ Công Truyền Thống ở Khu Vực Nông Thôn Hiện Nay Góp Phần Quan Trọng Nhất Vào
-
Việc Phát Triển Nghề Thủ Công Truyền Thống ở Đồng Bằng Sông Hồng ...
-
Việc Phát Triển Nghề Thủ Công Truyền Thống ở Đồng Bằng Sông Hồng ...
-
Việc Phát Triển Nghề Thủ Công Truyền Thống ở Khu Vực Nông Thôn ...
-
Việc Phát Triển Nghề Thủ Công Truyền Thống ở Đồng Bằng ...
-
Việc Phát Triển Nghề Thủ Công Truyền Thống ở Đồng Bằng Sông Hồng
-
NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG-Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh ...
-
Phát Triển Ngành Nghề Tiểu Thủ Công Nghiệp ở Nông Thôn
-
Quyết định 1943/QĐ-UBND 2022 Đề án Mỗi Xã Một Sản Phẩm Hồ ...
-
Hà Nội Tìm Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Làng Nghề | Xã Hội
-
Hà Nội Không để Những Nghề Quý Bị Thất Truyền
-
Nghề Thủ Công Và Làng Nghề Thủ Công Truyền Thống Tiêu Biểu Của Một ...
-
Làng Nghề Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảo Tồn Nghề Thủ Công Truyền Thống Của Các Dân Tộc Thiểu Số Trong ...