Phát Triển Nghề Rèn Sắt ở Đa Hội - UBND Tỉnh Bắc Ninh

Thực đơn
  • Truy cập nội dung luôn
  • Giới thiệu tỉnh
    • Điều kiện tự nhiên
    • Lịch sử - Văn hóa
    • Cơ sở hạ tầng
    • Tiềm năng phát triển
    • Các đơn vị hành chính
  • Tổ chức bộ máy
    • Tỉnh uỷ
    • HĐND tỉnh
    • UBND tỉnh
    • Các sở ban ngành
    • Các địa phương
  • Tin tức sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế
    • Văn hóa
    • Xã hội
    • Tin từ Sở ngành, Địa phương
  • Chương trình - KH công tác
  • Quy hoạch - KH phát triển
    • Thông tin quy hoạch
    • QH khu công nghiệp
    • QH ngành, lĩnh vực
    • QH tài nguyên, môi trường
    • QH xây dựng, đô thị
  • Dự án đầu tư
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Công khai ngân sách
    • Dự toán NS địa phương trình HĐND
    • Dự toán NS địa phương đã được HĐND quyết định
    • Tình hình thực hiện dự toán NS địa phương trong năm
    • Quyết toán NS địa phương đã được HĐND phê chuẩn
    • Tổng hợp tình hình công khai
    • Tình hình thực hiện kết luận của Kiểm toán NN
  • Thông tin thống kê
    • Báo cáo tổng hợp
    • Kết quả điều tra TK
    • Niên giám thống kê
  • Thông tin KHCN
    • Danh mục, kết quả nhiệm vụ KHCN
    • Thông tin tổng hợp
  • Thông tin về dịch
  • Điều ước, thỏa thuận quốc tế
  • Danh mục thông tin công khai
  • Khen thưởng - xử phạt
    • Khen thưởng
    • Xử phạt hành chính
  • Góp ý - Trao đổi
  • Lãnh đạo phụ trách CNTT
  • Thông tin liên hệ

Làng nghề truyền thống

Phát triển nghề rèn sắt ở Đa Hội 27/09/2019 10:31

(BNP) - Làng Đa Hội xưa thuộc tổng Yên Thường, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay là Khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn) là một trong những làng cổ nổi tiếng xứ Kinh Bắc với nghề rèn sắt từ xa xưa, nay đang trở thành một trong những địa phương trù phú nhất về kinh tế của tỉnh Bắc Ninh nhờ vào việc bảo tồn và phát triền nghề rèn sắt truyền thống.

Cán thép tại làng nghề Đa Hội.

Theo các tư liệu còn lưu giữ được thì vị tổ sư nghề rèn sắt ở Đa Hội là Thuần Quận công - Trần Đức Huệ sinh năm Ất Mùi (1515) trong một gia đình có nguồn gốc ở trấn Sơn Nam (vùng đất phía Nam kinh thành Thăng Long) chuyên nghề rèn sắt. Vốn là quan võ dưới triều Lê - Mạc, do có công lao nên ông được phong “Thượng trụ quốc, Thái Bảo đương quận công”. Năm 1599, về nghỉ ngơi tại quê nhà, ông đã truyền lại nghề rèn sắt cho dân làng Đa Hội. Hàng năm, đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch, dân làng Đa Hội lại tổ chức dâng hương tưởng nhớ ông tổ nghề tại Đền thờ Thái Bảo Quận Công Trần Đức Huệ. Công cụ sản xuất của làng nghề Đa Hội xưa rất đơn giản, gồm có bễ, kìm búa, rìu và đe. Nhiên liệu dùng để rèn sắt là than hoa. Than luyện sắt phải là than gỗ chắc, lim, sến, táu. Bằng đôi bàn tay khéo léo, người thợ rèn nơi đây đã sản xuất ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ sản xuất cho nông dân như cuốc, cày, liềm, bản lề, đinh, dụng cụ làm mộc… với phương thức sản xuất theo quy mô nhỏ hộ gia đình cung cấp cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Bước vào thời kỳ đổi mới, nghề rèn sắt thủ công ở Đa Hội dần thay thế bằng nghề đúc cán thép phục vụ nhu cầu của thị trường. Công cụ và phương tiện sản xuất được cải tiến từng bước theo hướng công nghiệp. Giờ đây, các hộ gia đình không còn dùng bễ thủ công nữa mà thay vào đó là những lò đúc, cán thép với sự hỗ trợ của các máy đúc, ép, tuốt, dập. Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, phong phú, từ sản xuất công cụ nông nghiệp, phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô, khung bàn ghế đến các loại sắt xây dựng, sắt công nghiệp…. Từ một làng nghề thủ công, Đa Hội ngày nay trở thành một trung tâm sản xuất sắt thép khổng lồ, các lò đúc, cán thép đỏ lửa hoạt động suốt ngày đêm. Năm 2000, Cụm công nghiệp làng nghề Châu Khê rộng 13,5ha với cơ sở hạ tầng đồng bộ được xây dựng, đi vào hoạt động đã tạo bước đột phá trong việc phát triển nghề đúc, cán thép, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương. Đến năm 2010, Cụm công nghiệp làng nghề Châu Khê mở rộng với diện tích 9ha đi vào hoạt động, đã đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho trên 300 cơ sở đúc cán thép trong phường. Hiện nay, khu phố Đa Hội có hơn 1.900 cơ sở và hộ dân chuyên đúc, cán thép (chiếm trên 90% số hộ), trong đó có trên 600 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sắt thép, tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động tại chỗ và các vùng lân cận. Năm 2018, làng nghề xuất ra thị trường hơn 550 nghìn tấn thép, tương đương giá trị đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, đóng góp lớn vào tổng sản phẩm xã hội của phường Châu Khê cũng như thị xã Từ Sơn. Kinh tế phát triển, tạo điều kiện để địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội được đầu tư đồng bộ, hiện đại và chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn phường đạt hơn 2.600 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,1% theo chuẩn đa chiều. Với sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, thị xã, chính quyền cơ sở cùng sự năng động của người dân là cơ sở quan trọng để Đa Hội tiếp tục gìn giữ, phát triển nghề sản xuất thép truyền thống, nâng cao đời sống của người dân, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. H.T
  • facebook_fanpage
  • facebook_button
  • twitter_button
  • linkedin_button
  • googlePlus_button
  • Addthis
Các bài viết mới nhất
  • Quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (01/12/2024 15:00)
  • Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sau 29,5 ngày làm việc với tinh thần đổi mới, trách nhiệm cao (01/12/2024 09:20)
  • Đến chiều ngày 30/11, tổng số có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá (30/11/2024 20:17)
  • Bí thư Tỉnh ủy: Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra (30/11/2024 18:41)
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Hội nghị công tác tổ chức cán bộ (30/11/2024 17:34)
Các bài viết cùng chuyên mục
  • Độc đáo nghề làm tranh dân gian Đông Hồ (28/08/2019 07:06)
  • Làng gốm cổ Phù Lãng (26/08/2019 15:22)
  • Phù Khê với nghề chạm khắc gỗ truyền thống (30/07/2019 15:55)
  • Xuân Lai - ngôi làng thổi hồn cho tre Việt (30/07/2019 14:29)
  • Làng nghề đúc đồng nổi tiếng xứ Kinh Bắc (30/06/2019 09:25)

Từ khóa » Hội Làng Sặt