Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Theo Từng Độ Tuổi - Từ 0 Đến 6 Tuổi
Có thể bạn quan tâm
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và là công cụ để định hình và tạo ra tính cách cho trẻ. Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ đóng một vai trò cực kỳ quan trong trong sự phát triển của bé. Dưới đây là tổng hợp các kiến thức và phương pháp giúp các phụ huynh và các thầy cô tham giao vào quá trình này của trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này ba mẹ và ông bà đóng vai trò chính, vì vậy mọi người hãy tham khảo các lưu ý dưới đây:
- Nói những âm môi, ví dụ: ma, ba, pa, cố gắng để em bé nói lại. Bé sẽ thích thú khi thấy cứ bập môi là tạo ra âm thanh.
- Nhìn vào con mỗi khi con tạo ra âm thanh, bắt chước lại, giả vờ một cuộc trò chuyện. Ví dụ: A, Nhím nói mamamama, Nhím gọi mẹ đúng không. Mẹ yêu Nhím quá!
- Trả lời, làm lại khuôn mặt của bé khi bé cười hoặc làm mặt hề, mặt cười, mặt mếu.
- Dạy bé những trò chơi đơn giản như vỗ tay, ú òa.
- Nói chuyện với con khi tắm, khi mặc quần áo… Nói về những gì bạn đang làm, nơi bạn sẽ đi, những người hoặc những vật bé sẽ thấy. Ví dụ: Mẹ mặc quần áo cho Nhím. Hai mẹ con sẽ đi sang nhà bà ngoại. Chúng mình sẽ gặp bà ngoại. Nhà bà ngoại có cả con mèo nữa, Nhím sẽ gặp cả mèo nhé.
- Gọi tên màu sắc và hình dạng của đồ vật.
- Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ như vẫy tay, giơ hai tay để đón bé, chỉ tay vào vật.
- Gọi tên con vật và âm thanh của con vật đó, ví dụ: Con chó gâu gâu, con mèo meo meo, con bò ò ò…
- Thêm vào từ mà bé nói. Ví dụ con gọi: Mẹ ơi, bạn hãy nói: Đây mẹ đây, mẹ yêu con. Con đâu nhỉ? À con đây rồi.
- Đọc sách cho con. Đừng đọc từng từ. Hãy chọn những cuốn sách bền ( ví dụ sách vải), sách có hình ảnh lớn, sách có nhiều màu sắc. Hãy chỉ vào tranh và hỏi con: Đây là gì nhỉ? Và cố gắng để con cũng chỉ tay và gọi tên hình ảnh.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi
Trong gia đoạn này bé đã có một số vốn ngôn ngữ nhất định, tuy vậy bé vẫn rất cần được hỗ trợ từ phụ huynh và thầy cô để làm đa dạng và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Vì vậy dưới đây là những lưu ý giúp bé phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này.
- Nói rõ ràng với con, đừng nói nhại, nói đớt.
- Lặp lại những gì con nói để con chắc chắn là bạn hiểu. Nhưng thêm vào từ bổ sung ý nghĩa. Ví dụ như: Con muốn uống nước trái cây à? Mẹ có nước ép táo. Con có muốn uống nước ép táo không?
- Đôi khi hãy dùng những từ theo cách của con. Hồi Nam còn nhỏ, cứ từ nào không biết gọi tên thì sẽ nói “Chàng kì lồng”. Vì thế thi thoảng mình sẽ bảo: Chúng ta ăn chàng kì lồng nhỉ. Mình đi chàng kì lồng thôi nào.
- Cắt một số hình ảnh và đặt chúng vào trong chủ đề ( thư mục), ví dụ: Những con vật có thể cưỡi/ Những thứ có thể để ăn/ Phương tiện đi lại… Thỉnh thoảng tạo ra những kết hợp có vẻ ngớ ngẩn, ví dụ để con chó lái xe và để con phát hiện rồi sửa lại.
- Giúp con biết cách đặt câu hỏi. Chơi trò chơi: Ồ không có, tức là đặt câu hỏi mà câu trả lời chắc chắn là: Ồ không có. Ví dụ: Một con lợn có thể bay không?
- Đặt câu hỏi có một sự lựa chọn, ví dụ: Con thích táo hay cam? Con thích mặc áo xanh hay áo vàng?
- Giúp con bạn một đoạn hội thoại bằng cách gọi tên các bộ phận cơ thể và tác dụng của chúng. Ví dụ: Đây là mũi của tôi. Mũi để ngửi. Tôi có thể ngửi thấy mùi bánh nướng. Tôi có thể ngửi thấy mùi mồ hôi của bạn Nhím.
- Hát những bài hát đơn giản và đọc những câu có vần. Củ cà rốt/ Đốt cháy nhà/ Ông cụ già/ La oai oái…
- Đặt các đồ vật quen thuộc trong một cái hộp và cho con lấy ra, nói tên, nói cách sử dụng. Ví dụ: Đây là một quả bóng. Tôi để ném. Tôi để đá.
- Dùng câu chuyện theo chuỗi: Cách này cực kì tốt để con phát triển ngôn ngữ ( nếu bạn nào chưa có những mẫu câu chuyện này thì mình sẽ gửi tặng nhé). Các trường học ở nước ngoài thường tận dụng tối đa những câu chuyện này để phát triển ngôn ngữ và dạy trẻ về logic.
Trẻ giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi
- Hãy chú ý vào con khi con nói chuyện với bạn.
- Thu hút sự chú ý của con trước khi bạn nói.
- Khen ngợi con khi con nói điều gì đó với bạn. Cho bé thấy là bạn hiểu lời con nói.
- Tiếp tục giúp con phát triển vốn từ như nói một từ mới và nói nghĩa của từ đó, hoặc sử dụng từ đó trong ngữ cảnh. Ví dụ: Mẹ thích ăn CAM. Quả cam tròn có vỏ màu xanh hoặc vàng, bên trong có múi. Mẹ thích lắm.
- Nói về vị trí, sử dụng các từ như: Đầu tiên, tiếp theo, cuối cùng hoặc bên phải, bên trái. Nói các từ trái nghĩa hoặc nghĩa đối lập như lên/ xuống; bật/ tắt; xấu/ đẹp.
- Cho trẻ đoán những gì bạn mô tả. Ví dụ: Đó là món tráng miệng có vị ngọt, có thể có mùi dâu, mùi dừa. Nó lạnh buốt. Chơi trò chơi tìm thứ không cùng loại ( không cùng nhóm), ví dụ: giày, cam, táo, nho ( giày không cùng loại vì nó không để ăn và cũng không có hình tròn) ( mình có link trò chơi này, nếu cần thì bạn nhắn nhé).
- Giúp con làm theo hướng dẫn hai hoặc ba bước, ví dụ: Đi đến phòng của con và mang cho mẹ quyển sách về con nhím. Yêu cầu con đưa ra hướng dẫn và bạn sẽ thực hiện theo hướng dẫn đó. Ví dụ con hãy hướng dẫn mẹ làm thế nào để xếp các khối thành tháp cao.
- Chơi với con trò chơi đổi vai. Ví dụ con là mẹ và mẹ là con. Có thể xem phim cùng nhau. Để con nói về những gì đang xem, đoán những gì xảy ra tiếp theo. Nói về các nhân vật: Họ vui hay buồn? Kể lại những gì đã xem. Cùng nhau diễn lại một cảnh trong phim.
- Sử dụng các công việc hàng ngày để học ngôn ngữ, ví dụ nói về một thực phẩm trong món ăn, màu sắc, hương vị. Nói về nơi để đặt các đồ vật. Ví dụ con hãy đặt giấy ăn ở dưới bát của con. Nói xem đồ vật đó là của ai, ví dụ: Đây là giày của bố. Lên danh sách mua sắm và thảo luận những gì cần mua, những gì có thể mua thêm. Nói về kích thước, hình dáng và trọng lượng của vật.
- Chơi các trò chơi về chữ cái.
Với những kỹ năng và kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ từ sơ sinh đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non rồi giai đoạn trước khi vào lớp 1 này. Hi vọng bé nhà bạn sẽ có một khả năng ngôn ngữ mạnh mẽ.
— Nguồn chị Phan Hồ Điệp—
5/5 - (3 votes)Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:
Related
Từ khóa » Ví Dụ Về Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Các Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Lỹ Luận Và Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Em - Tài Liệu Text
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO ...
-
Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
10 Trò Chơi Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất
-
Ví Dụ Về Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ | HoiCay - Top Trend News
-
7 Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non - OhStem
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Mạch Lạc Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Thông Qua Thể
-
CHƯƠNG TRÌNH GDQG VỀ GIÁO DỤC MẦM NON - PHÁT TRIỂN ...
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mẫu Giáo Qua Thơ Truyện | Xemtailieu
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Từ 0 đến 3 Tuổi: Các Dấu Mốc Cần Nhớ Và ...
-
6 Cách Miễn Phí Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả
-
Các Giai đoạn Phát Triển Ngôn Ngữ Của Trẻ Và Những điều Ba Mẹ Cần ...
-
Vài Gợi ý Cho Giáo Viên Mầm Non Trong Việc Sử Dụng Câu Hỏi đàm ...