Phát Triển Ngôn Ngữ: Làm Quen Chữ Cái P, Q - MN Ngô Quyền

III. Tổ chức hoạt động:

1.Ổn định tổ chức:

- Trẻ vận động bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”.

- Hỏi trẻ các con vừa thể hiện bài hát gì?

- Nội dung bài hát nói đến điều gì?

- Cô giáo dục trẻ vai trò của nước đối với đời sống của vạn vật, con người, đồng thời giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước.

2. Nội dung: Làm quen chữ cái p, q:

a. Chữ cái p:

- Khi mưa to kèm theo hiện tượng gì?

- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ Sấm chớp”

- Cô giới thiệu từ “ Sấm chớp” sau đó cho cả lớp cùng đọc và đếm số tiếng.

- Cô giớ thiệu dấu sắc có tròn từ “ sấm chớp”.

- Cô giới thiệu chữ cái mới “p” có trong từ “sấm chớp”.

- Cô phóng to chữ p cho trẻ quan sát.

- Cô phát âm mẫu ba lần.

- Cho cả lớp cùng phát âm- tổ- cá nhân trẻ phát âm ( cô chú ý lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ).

- Cô nói: Khi phát âm p cô phát âm bằng môi: Hai môi cô bật mạnh phát âm “p”.

- Hỏi trẻ chữ p cấu tạo gồm có mấy nét? Đó là những nét nào?

- Cô phân tích : Chữ p in thường gồm có 2 nét: 1 nét sổ thẳng ở phía trái và nét cong tròn ở phía phải nét sổ thẳng.

- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ p (2-3 trẻ).

- Các con cùng cô viết lại chữ p trên không.

- Ngoài mẫu chữ in thường còn có mẫu chữ viết thường và in hoa. Chữ viết thường các con được làm quen trong giờ tập tô, chữ in hoa để viết tên các con.

b. Chữ cái q:

- Khi chữ “p” cô quay ngược lại sẽ thành chữ gì các con?

- Cô hỏi: Mưa rơi xuống ở đâu các con?

- Cô giới thiệu hình ảnh sông quê. Dưới bức tranh cô có từ “ sông quê”.

- Cô giới thiệu từ “ Sông quê” sau đó cho cả lớp cùng đọc và đếm số tiếng.

- Hỏi trẻ những chữ cái nào đã được học trong từ “sông quê”.

- Cô giới thiệu chữ cái mới “q” có trong từ “sông quê”.

- Cô phóng to chữ q cho trẻ quan sát.

- Cô phát âm mẫu ba lần.

- Cho cả lớp cùng phát âm- tổ- cá nhân trẻ phát âm ( cô chú ý lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ).

- Cô nói: Khi phát âm miệng của cô hơi tròn và nhọn phát âm q.

- Hỏi trẻ cấu tạo của chữ q?

- Cô phân tích: Chữ q gồm 1 nét cong tròn ở phía trái và nét sổ thẳng ở phía phải.

- Ngoài mẫu chữ in thường còn có mẫu chữ viết thường và in hoa. Chữ viết thường các con được làm quen trong giờ tập tô, chữ in hoa để viết tên các con.

* So sánh chữ p, q:

- Chữ p và q có điểm gì giống và khác nhau?

- Cô khái quát:

+ Giống nhau: Cùng có 1 nét sổ thẳng và một nét cong tròn.

+ Khác nhau: Chữ p có nét sổ thẳng ở phía trái, nét cong tròn ở phía phải.

- Chữ q có nét cong tròn ở phía trái và nét sổ thẳng ở phía phải.

3. Củng cố:

a. Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô

- Cách chơi: Cô phát cho mỗi bạn 1 rổ chữ cái.

- Lần 1: Cô phát âm chữ cái nào thì các con phải thật nhanh mắt tìm chữ cái đó ở trong rổ giơ lên và phát âm thật to.

- Lần 2: Cô nêu cấu tạo trẻ tìm chữ.

b. Trò chơi 2: Ai nhanh nhất

- Cách chơi: cô chuẩn bị những chiếc ghế đã dán sẵn chữ sau đó cô xếp ghế thành hình vòng tròn, số trẻ lên chơi nhiều hơn số ghế. Trẻ vừa đi xung quanh ghế và hát. Khi có hiệu lệnh xắc xô của cô thì chúng mình phải thật nhanh chân ngồi vào những chiếc ghế có dán chữ p,q.

- Luật chơi: bạn nào ngồi nhầm ghế sẽ phải nhảy lò cò.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần trẻ chơi xong cô nhận xét khen và động viên trẻ.

*Kết thúc: Trẻ hát “ Cho tôi đi làm mưa với”.

- Nhận xét chung và chuyển hoạt động.

Từ khóa » Phát âm Chữ P