Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Nền Kinh Tế Số
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Tin tức
- Thuế & cuộc sống
- Tài chính
- Bất động sản
- Chứng khoán
- Thị trường
- Pháp luật tài chính
- Tài chính quốc tế
- Số đặc biệt Xuân Giáp Thìn 2024
-
Tin tức
-
Thuế & cuộc sống
-
Tài chính
-
Bất động sản
-
Chứng khoán
-
Thị trường
-
Pháp luật tài chính
- Bạn đọc
- Hỏi - Đáp
-
Tài chính quốc tế
- ☰
- Số đặc biệt Xuân Giáp Thìn 2024
báo lỗi thông tin bài viết
*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại ĐóngTCDN - Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.
Tóm tắt:
Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước đã, đang làm thay đổi căn bản, nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trường lao động. Dưới tác động ấy, đòi hỏi người lao động phải thay đổi để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Bài viết nghiên cứu về vai trò, phân tích thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong nền kinh tế số.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, kinh tế số.
Tổng quan về nguồn nhân lực chất lượng cao trong kinh tế số
Nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn kỹ thuật nhất định (lao động kỹ thuật lành nghề, trên đại học). Giữa chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là muốn nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh túy nhất, có chất lượng nhất, cho nên khi nói về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của đất nước.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.
Nguồn nhân lực chất lượng cao có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi đất nước mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Khái quát lại, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Một là: Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH rút ngắn.
Đối với nguồn nhân lực quá trình CNH, HĐH sẽ thúc đẩy sự phát triển, sự thay đổi về nhiều mặt. Chẳng hạn, nó làm thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực, làm chuyển biến từ một cơ cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn; cơ cấu các khu vực lớn trong kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu trong nội bộ mỗi ngành, cơ cấu nguồn nhân lực ở từng vùng, từng địa phương cho đến cơ cấu nguồn nhân lực trong nội bộ từng doanh nghiệp. CNH, HĐH là một yếu tố tác động rất mạnh đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
Đối với Việt Nam, bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế-xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Bởi vì: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, riêng về kinh tế, mục tiêu này ngày càng mở rộng được thị trường, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ. Muốn thế, phải có sức mạnh trong cạnh tranh, tức là chất lượng và giá cả. Chất lượng và giá cả hàng hóa lại phụ thuộc vào hai yếu tố chủ chốt: đó là trình độ công nghệ của sản xuất và trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế thế giới là quá trình giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới về hàng hóa dịch vụ, tiền tệ, công nghệ mới, nguồn nhân lực theo hai chiều ra và vào. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ mới vào Việt Nam kéo theo công việc làm, các nghề mới, kinh nghiệm và kỹ năng quản ly Những diễn biến này tác động trực tiếp vào nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam.
Do vậy, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đặc biệt quan trọng cho sự thành công của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Cho nên, cần tạo ra và cải thiện tất cả các điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực nhanh, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới, của CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là: Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng trưởng nhanh
Trong quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao cón thấp so với nhu cầu của thực tế. Đến năm 2005, lao động qua đào tạo có tăng, song đến nay mới chỉ đạt 24,8% chỉ tăng 2,2% so với năm trước (chưa đạt mục tiêu do đại hội IX của Đảng đề ra là 30%).
Trong khi dư thừa rất lớn lao động phổ thông, thì lại thiếu hụt nghiêm trọng lao động có trình độ cao, nhất là lao động cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động. Đây là tình trạng đáng báo động, không phù hợp với quy luật tăng trưởng là tỷ lệ tăng trưởng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bao giờ cũng phải cao hơn tốc độ tăng GDP để đảm bảo tăng GDP một cách vững chắc.
Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, chủ yếu vẫn là nước nông nghiệp, nên ngay cả nguồn nhân lực được gọi là chất lượng cao vẫn còn mang nặng thói quen và tập quán của người tiểu nông, thiếu năng động, tính tổ chức kỷ luật trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại còn yếu, thích tự do, tác phong công nghiệp, trình độ văn hóa còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với một số nước Đông á. Cụ thể, ta đang ở mức gần tương đương với Indonesia, nhưng thua hầu hết các nước và lãnh thổ khác như Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan, Philippin... Từ đó dẫn đến một loạt các yếu kém khác như trình độ vận dụng khoa học kỹ thuật kém, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao và dương nhiên dẫn đên sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn ở vị trí rất thấp. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, đã không được cải thiện hơn mà còn suy giảm.
Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ cấu công, nông và dịch vụ trong GDP chiếm khoảng 85- 90%, nông nghiệp chỉ còn 10-15% thì nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng cần thiết.
Như vậy, vấn đề cơ bản, có tính chất chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là phải tăng nhanh về số lượng để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, đảm bảo cơ cấu đào tạo hợp lý giữa đại học, cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu kinh tế tri thức ở Việt Nam, có như thế mới rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững.
Ba là: Nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chủ yếu tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức.
Thực tế, quá trình CNH ở các quốc gia trên thế giới cho thấy: trong tiến trình CNH, nếu nước nào biết dựa vào việc khai thác và sử dụng năng lực của nguồn nhân lực, thì luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như Nhật Bản, Phần Lan, Ireland...là những nước nghèo tài nguyên nhất, nhưng đã vươn lên thành những quốc gia giàu có hàng đầu.
Không ai nhiều dầu lửa hơn các nước Trung Đông, nhưng chưa có quốc gia nào ở đó vượt lên để gia nhập nhóm” các nước phát triển” mà mãi vẫn dừng lại ở” các nước đang phát triển”. Không đâu đất đai rộng lớn hơn châu Phi. Nhưng hầu hết các quốc gia đó vẫn đang ở mức "kém phát triển”.
Còn nhiều nữa, những sản phẩm trị giá nhất nhưng trọng lượng chỉ 0 kg đó là những phát minh sáng chế hay giá trị thương hiệu...Hàm lượng tri thức càng cao, trọng lượng sản phẩm càng nhẹ. Ngày nay tất cả những quốc gia hùng mạnh đều nhờ vào một yếu tố: trình độ giáo dục, và từ đó là trình độ công nghệ. Đó là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức.
Như vậy, nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của các quốc gia chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không chỉ là nguồn của cải vật chất. Do vậy, hình thành và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất không chỉ trong sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, mà còn tạo cơ hội tiếp cận kinh tế tri thức.
Tóm lại: Động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người. Điều dó lý giải tại sao con người, mà trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao, được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội. Đối với Việt Nam, chưa bao giờ cơ hội cất cánh lại lớn như ngày nay.
Trong thời đại hiện nay, việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Nền kinh tế tri thức với những yêu cầu cao về tiềm lực trí tuệ và khoa học công nghệ đang đặt ra những thử thách lớn đối với phát triển nguồn nhân lực, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao chiếm vị trí hàng đầu. Nguồn nhân lực ngày nay được xem là yếu tố quan trọng của phát triển, nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao là tiền đề vững chắc và là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, tăng năng suất lao động. Nguồn nhân lực tốt, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao đảm bảo vững chắc trong việc đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn đối với những đường lối, chủ trương, chính sách và phương thức thực hiện các quyết sách về phát triển và hưng thịnh quốc gia.
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018, Việt Nam xếp thứ 84/137 quốc gia về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học và xếp thứ 79/134 về năng lực đổi mới sáng tạo; kết quả đầu ra của nghiên cứu còn đứng sau khá xa so với Thái Lan và Malaysia.
Tình trạng người lao động làm việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo, cũng như với trình độ chuyên môn và tay nghề được đào tạo. Số liệu thống kê cho thấy 81,1% lao động có trình độ cao đẳng, 60,4% số lao động có trình độ trung cấp, 23,8% số lao động có trình độ đại học trở lên làm các công việc có yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng thấp hơn so với trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo (theo bằng cấp/chứng chỉ).
Mặt khác, có khoảng 35,1% lao động làm các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật, /kỹ năng cao hơn so với bằng cấp của họ.
Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, tăng cường đổi mới sáng tạo đòi hỏi nhiều hơn và cao hơn các kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng xúc cảm xã hội.
Trong cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển liên quan đến tự động hóa, số hóa, nhu cầu về kỹ năng thay đổi nhanh chóng, một số nghề sẽ biến mất, một số khác xuất hiện và những ngành khác lại thay đổi. Nguồn nhân lực cũng phải được chuẩn bị sớm hơn, nhanh hơn, cập nhật hơn và theo cách tiếp cận thực tế hơn.
Nhân lực chất lượng cao đã và đang là yếu tố “sống còn”, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, cần thực hiện một số giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế như sau:
Một là, phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu tất yếu của thị trường lao động trên toàn thế giới. Nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Cần xác định rằng CMCN 4.0 và mở rộng hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu. Người lao động bắt buộc phải thích nghi bằng cách chủ động học tập, rèn luyện để có đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết để đón đầu các kỹ thuật, công nghệ mới áp dụng vào nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa.
Hai là, phát triển tốt nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợi thế quốc gia. Thực tế cho thấy, các nước có nguồn nhân lực tốt đã và đang có lợi thế lớn trong việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Từ một nước kém phát triển, Singapore vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp là nhờ việc biết quan tâm đến giáo dục, trau dồi nguồn nhân lực. Hay tại Mỹ, những cuộc chiến tranh đã giúp quốc gia này có nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó tăng cường được địa vị kinh tế - chính trị - xã hội trên trường quốc tế. Hai điển hình trong số hơn một trăm nước trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ba là, đổi mới phương pháp giáo dục nhằm thích nghi với tình hình hội nhập trên thế giới. Học tập chính là phương pháp quan trọng để tăng kiến thức, cải thiện khả năng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, cần đổi mới toàn diện về hệ thống kiến thức và phương pháp đào tạo; Lấy người học làm trung tâm, đào tạo nhằm hướng tới phát huy năng lực làm việc, tính sáng tạo của người lao động; Giảng dạy lý thuyết đi kèm với thực hành thực tế để phát triển các kỹ năng mềm của người lao động, tăng tính thích ứng, thích nghi với môi trường làm việc thực tế. Các cơ sở giáo dục cần phát triển hơn nữa vào các ngành nghề chất lượng cao: như lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới, công nghệ sinh học... để giúp người lao động có thể làm chủ khi cuộc cách mạng số hóa bùng nổ như hiện nay.
Bốn là, tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà nước cần phải tạo ra những cơ chế tốt để giúp các doanh nghiệp với nhà trường có quan hệ để đào tạo đúng và phù hợp, gần sát nhất với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục, gắn đào tạo kiến thức với thực tập, thực hành nghề tại các cơ sở doanh nghiệp.
Bạn đang đọc bài viết Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số tại chuyên mục Bài báo khoa học của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG - Sự thật, HN, 2016.
2. Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017.
3. Nguyễn Văn Khánh (2012), “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.http://www.businessinsider.com/countries-with-the-best-workers-2013-10
5.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=50924&print=true
email: [email protected], hotline: 086 508 6899
Tag: nguồn nhân lực nhân lực chát lượng cao nhân lực chất lượng cao kinh tế sốTin liên quan
Samsung tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp bậc cao
Sáng ngày 26/8/2019,Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam. Đại diện Samsung cam kết đồng hành cùng Bộ Công Thương hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thời gian tới. Samsung tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp bậc caoNóng trong ngày
Đà Nẵng tiếp tục cho phép 4 dự án nhà ở người nước ngoài được sở hữu Công ty Đại Phú Phát "ẵm" nhiều gói thầu tiết kiệm thấp cho ngân sách Giá vàng SJC và vàng nhẫn lao dốc Thế giới Hải sản vi phạm an toàn thực phẩmCó thể bạn quan tâm
Ông Biden bất ngờ bị chấn thương do trượt ngã VTCA và nhóm cán bộ Thuế trao tặng Quỹ Thiện nguyện hướng về miền Trung trị giá hơn 900 triệu đồng Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12/2020 Từ ngày 5/12 tới, làm mất hóa đơn phạt đến 10 triệu đồngXem nhiều
- Trung ương cho ý kiến về nhân sự Bộ trưởng Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải
- Cho ông Bùi Văn Cường và Nguyễn Văn Thể thôi chức Ủy viên Trung ương
- Nhiều doanh nghiệp lớn tại Bộ GTVT để xảy ra sai phạm
- Quốc hội thảo luận giải pháp gỡ khó cho Vietnam Airlines
- Trung ương thống nhất tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
- Đà Nẵng tiếp tục cho phép 4 dự án nhà ở người nước ngoài được sở hữu
dòng sự kiện
#Thuế nhà đất - Đánh thế nào cho hợp lý?
Nhiều doanh nghiệp vướng dự án vì “tắc” tính tiền sử dụng đất Thuế chuyển nhượng bất động sản ở Tp.HCM đạt gần 5.000 tỷ trong 9 tháng Cục Thuế Tp.HCM đã giải quyết xong hồ sơ đất đai tồn đọng Kiến nghị ban hành chính sách thuế hạn chế tình trạng nhà đất bỏ hoang Cần lắm Luật Thuế bất động sản Đánh thuế với người nhiều nhà đất khó ngăn đầu cơThông tin tòa soạn
Tạp chí điện tử Tài chính doanh nghiệp
Tổng biên tập: Hà Khắc Minh
Website: www.taichinhdoanhnghiep.net.vn
Văn phòng thường trực tạp chí điện tử: Tầng 5, số 100 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Văn phòng đại diện phía Nam: 35 đường số 14, Khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại:(024)39712299/9016 - Hotline: 086 508 6899
Email: [email protected]
Cơ quan của Hội Tư vấn Thuế Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo điện tử số: 249/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 18/6/2019
Tổng Biên tập: Hà Khắc Minh
Phó Tổng biên tập: Nguyễn Đình Cư
Tổng Thư ký tòa soạn: Từ Đào Nguyên
Văn phòng thường trực tạp chí điện tử: Tầng 5, số 100 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Văn phòng đại diện phía Nam: 35 đường số 14, Khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại:(024)39712299/9016 - Hotline: 086 508 6899
Hotline: 086 508 6899Email: [email protected]
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp.
Thông tin tòa soạn Báo giá quảng cáo Báo giá bài PRCMS by Explus
Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Cao Là Gì
-
Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Là Gì? Vai Trò Của ... - Luật Minh Khuê
-
Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Là Gì? Vai Trò Và Thực Trạng Của ...
-
Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Là Gì? Thực Trạng Nhân Lực Hiện Nay
-
Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Là Gì? Phát Triển Kinh Tế Bền Vững
-
Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Là Gì? Vai Trò Và Thực Trạng
-
Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Là Gì? Nâng Cao Chất ... - Luận Văn 2S
-
Khái Niệm Nguồn Nhân Lực Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực
-
Những Vấn đề Cơ Bản Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
-
Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong KCN
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao ở Nước Ta Hiện Nay Dưới ...
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực, Nhất Là Nhân Lực Chất Lượng Cao, đáp ...
-
[PDF] PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TẬP ...
-
Nhân Lực Là Gì Và Vai Trò Cụ Thể
-
[PDF] LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ CAO - ILO