Phát Triển Nguồn Nhân Lực Thiết Kế Vi Mạch Theo Nhu Cầu Của Doanh ...
Có thể bạn quan tâm
Về ứng dụng công nghệ thông tin, TP sẽ tập trung hoàn thành liên thông kết nối văn bản điện tử trong nội bộ TP (sở, quận, huyện, phường, xã, thị trấn) qua phần mềm quản lý văn bản, tăng số lượng văn bản thực hiện hoàn toàn qua hệ thống điện tử, tiến dần tới bỏ văn bản giấy; ưu tiên triển khai danh mục dịch vụ công trực tuyến; xây dựng cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính tập trung của TP nhằm quản lý và kiểm soát các thủ tục hành chính trên địa bàn TP, tạo điều kiện thuận lợi khi triển khai các dịch vụ công trực tuyến; triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng của tổ chức và người dân cho tại các sở-ngành, quận-huyện nhằm cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, đồng thời tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc tại các cơ quan nhà nước.
Trung tâm nghiên cứu đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC)
Đây là đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia TP.HCM, dưới sự ủy nhiệm của Ban chỉ đạo chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM cho biết, để đào tạo được một kỹ sư thiết kế vi mạch, ICDREC đã tuyển chọn các kỹ sư tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật công nghệ uy tín trên toàn quốc và tiến hành đào tạo chuyên sâu trong khoảng 10 tháng. Và để giúp TP.HCM đạt được mục tiêu về số lượng nhân lực ngành vi mạch đến năm 2020, ICDREC đang gấp rút xúc tiến công tác đào tạo vi mạch.
Sau khi rút kinh nghiệm đào tạo vi mạch cho 125 nhân lực đầu tiên về vi mạch, ICDREC đã gửi rất nhiều khóa đào tạo dưới dạng thuyết minh lên Sở thông tin và truyền thông TP.HCM chờ phê duyệt để ICDREC triển khai trong năm 2015 đến 2020. Trong đó, nếu theo đúng kế hoạch thì ICDREC sẽ đào tạo được khoảng 1.500 người về thiết kế vi mạch; còn 500 người về mảng chế tạo sản xuất thì thuộc về Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn (CNS), đây là đơn vị thành lập nhà máy sản xuất chip.
Theo trưởng phòng đào tạo ICDREC, chương trình đào tạo Analog + 1 đóng vai trò là cầu nối, giúp cho các kỹ sư - cử nhân có thêm kỹ năng, kiến thức phù hợp với môi trường làm việc công nghiệp. Qua thực tế đào tạo đã gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện theo hướng “Đào tạo trên dự án cụ thể” và có chế tạo sản phẩm chip vật lý. Gần như toàn bộ lực lượng học viên hoàn thành khóa đào tạo được đưa vào thực hiện trong các dự án trong và ngoài nước. Sau khóa đào tạo Analog + 1, Ban chỉ đạo chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM sẽ thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo khác về vi mạch, như khóa đào tạo vi mạch Digital, hay khóa đào tạo vi mạch Analog về công nghệ sản xuất...Các trung tâm vệ tinh về đào tạo vi mạchKhông chỉ tập trung đào tạo ra nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch tại TP.HCM, ICDREC đã hợp tác với một số tỉnh, thành khác để đào tạo nhân lực vi mạch cho khu vực đó, nhằm gia tăng nhanh số lượng nhân lực vi mạch cho ngành công nghiệp vi mạch của Việt Nam. Trong đó, ICDREC đã hợp tác thành công với Sở thông tin và truyền thông Đà Nẵng tổ chức các khóa đào tạo về vi mạch cho sinh viên, hiện đã có vài chục sinh viên tốt nghiệp các khóa đào tạo này và đã nhanh chóng tìm được việc làm ở Đà Nẵng, TP.HCM.Để giải bài toán nguồn nhân lực vi mạch đang thiếu hụt trầm trọng, cần phải có thêm nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch như ICDREC. Ngành công nghiệp vi mạch phát triển sẽ góp phần giảm nhập khẩu, tăng sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế và đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Nhu cầu về nguồn nhân lực cho hiện tại và tương laiVào cuối tháng 5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch đầu tiên của Việt Nam đặt tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Nhà máy này do Tổng công ty CNS làm chủ đầu tư với kinh phí khoảng 7.500 tỷ đồng. Khi đưa vào sử dụng, nhà máy có thể sản xuất 1,8 tỷ con chip một năm, doanh thu từ 100 - 150 triệu USD.Ngoài nhân lực cho chương trình phát triển công nghiệp vi mạch của TP.HCM, hiện nay nhu cầu tuyển dụng hàng năm của các công ty thiết kế vi mạch tại Việt Nam là rất lớn và đang không ngừng mở rộng, như Renesas Vietnam hàng năm đều có các cuộc tuyển dụng tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Hơn nữa, còn có các nhà tuyển dụng từ các quốc gia khác về Việt Nam để tìm kiếm nguồn nhân lực và đưa ra nước ngoài để làm việc. Do vậy, đây là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ của ngành thiết kế vi mạch so với các ngành khác.Không những có cơ hội làm việc tại các công ty thiết kế hàng đầu tại Việt Nam như Renesas, AMCC, Esilicon, ngành vi mạch luôn mở ra cơ hội rất lớn cho những ai muốn làm việc tại các công ty nước ngoài như Singapore, Nhật, Mỹ và các nước châu Âu. Các kỹ sư Việt Nam làm việc tại các quốc gia này được nhà tuyển dụng lựa chọn trực tiếp từ Việt Nam.Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vi mạch non trẻ của TP.HCM đã và sẽ nhận được các hợp đồng gia công thiết kế chip. Đơn cử, ngày 9/6/2015, ICDREC đã ký kết hợp đồng thiết kế chip cảm biến không dây đa băng tần, đa hệ thống cho Công ty CM Engineering (đến từ Nhật Bản). Và theo dự đoán của các chuyên gia trong lĩnh vực vi mạch, trong những năm tới, số doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam hợp tác hoạt động về vi mạch sẽ rất nhiều.Thực tế đào tạo vi mạch tại Việt NamĐược biết, để đào tạo một kỹ sư vi mạch, yếu tố thực hành rất quan trọng, nhưng hiện nay, cơ sở vật chất tại Việt Nam thường chưa đáp ứng được.Để trở thành kỹ sư thiết kế vi mạch, các sinh viên sau khi tốt nghiệp phải trải qua khoảng 2 - 3 năm vừa làm vừa đào tạo, bởi ở các trường không có chuyên ngành chuyên sâu về vi mạch.Vi mạch bán dẫn là một lĩnh vực khó, đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng về khoa học và kỹ thuật. Vì vậy, để đào tạo được một đội ngũ nhân lực có thể tham gia sâu vào chuỗi công việc trọng yếu ở những tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia, cần phải có những chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu kết hợp thực hành trong những điều kiện, mô hình hiện đại.Hiện nay, Việt Nam chưa có trường ĐH nào đào tạo chính quy ngành thiết kế vi mạch, trong khi nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp sản xuất vi mạch rất lớn. Nguyên nhân là do các trường không đủ năng lực tài chính đầu tư trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ thiết kế (EDA software) trị giá cả triệu USD và do thiếu đội ngũ giảng viên sử dụng phần mềm giỏi chuyên môn. ICDREC có được lợi thế này khi sau hơn một năm thành lập, đã được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, chuyên gia đào tạo cùng các cam kết về hợp tác đào tạo - sử dụng nhân lực. Điển hình như Công ty Synopsys (Mỹ), một trong những công ty hàng đầu thế giới về EDA software, đã tài trợ cho ICDREC phần mềm thiết kế trị giá khoảng 1 triệu USD. Synopsys đưa ra cam kết giúp ICDREC - ĐH quốc gia TP.HCM thực hiện một dự án thử nghiệm (pilot project), tiến tới xây dựng lực lượng nòng cốt cho ĐH quốc gia TP.HCM trong lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Từ khóa » Vi Mạch Việt Nam
-
Cộng đồng Vi Mạch Việt Nam | Facebook
-
Home - Cộng Đồng Vi Mạch Việt Nam
-
Việt Nam Có Lợi Thế Vươn Lên Thị Trường Vi Mạch Nghìn Tỷ USD
-
Vi Mạch IDCREC Và Kit Việt Á: Các Ví Dụ Về Thất Bại Của 'công ... - BBC
-
Các Công Ty Hoạt động Ngành Vi Mạch ở Việt Nam
-
Công Nghiệp Vi Mạch Việt Nam: Nhiều Tiềm Năng để Phát Triển
-
Một Số ý Kiến, đề Xuất Phát Triển Vi Mạch Quốc Gia - IctVietnam
-
Vì Sao Chưa Có Công Nghiệp Chip Việt Nam? - VnEconomy Emagazine
-
Sẵn Sàng đồng Hành, Cung Cấp Những Khóa Học Không Thu Phí
-
Ngành Vi Mạch, điện Tử Liên Kết để Phát Triển - Thời Báo Ngân Hàng
-
Xa Vời ước Mơ Con Chip Và Ngành Công Nghiệp Vi Mạch Made In Việt ...
-
"VI MẠCH" CỤM TỪ CỐT LÕI CỦA CÁC THIẾT BỊ THÔNG MINH - VKU