Phật Tử Có Tin Công Năng Của Sự Cầu đảo Hay Không? - .vn

Hiệu lực của cầu nguyện

Đúng là Phật giáo có tin ở công năng của cầu đảo. Về mặt trình độ và tỷ lệ linh nghiệm thì cầu đảo của Phật giáo hơn xa cầu đảo của các tôn giáo khác.

Nguyên lý của cầu đảo là sức mạnh tâm lý của người cầu đảo, là sức mạnh của một trạng thái tâm lý siêu tự nhiên, định tính, thống nhất, đạt tới được nhờ có một niềm tin mạnh mẽ, nhờ đó mà thông cảm được với nguyện lực đại bi của đối tượng cầu đảo (chư Phật, Bồ Tát).

Một Phật tử thuần thành, vốn thường xuyên được thiện thần ủng hộ, cho nên dù không cầu đảo, mà gặp biến cố, cũng thường không mắc nạn, việc dữ chuyển thành việc lành.

Một Phật tử thuần thành, vốn thường xuyên được thiện thần ủng hộ, cho nên dù không cầu đảo, mà gặp biến cố, cũng thường không mắc nạn, việc dữ chuyển thành việc lành.

Sự giao tiếp giữa định lực của bản thân với nguyện lực của chư Phật, Bồ Tát, tạo thành một loại thần lực không thể nghĩ bàn. Nó chính là linh nghiệm và kinh nghiệm của sự cầu đảo. Ở các vùng nước Trung Hoa theo Phật giáo Đại thừa, sự cầu đảo Bồ Tát Quan Âm có nhiều linh nghiệm rõ ràng.

Hơn nữa, một Phật tử thuần thành, vốn thường xuyên được thiện thần ủng hộ, cho nên dù không cầu đảo, mà gặp biến cố, cũng thường không mắc nạn, việc dữ chuyển thành việc lành. Vì công năng của cầu đảo là ở niềm tin kiên định, cho nên những Phật tử có niềm tin kiên định, cũng không khác gì thường xuyên cầu đảo và được hưởng công năng của sự cầu đảo.

Bốn trường hợp của hiệu lực cầu nguyện

Người ta tin rằng Phật giáo chủ yếu là để chữa tâm bệnh, bệnh sinh tử của chúng sinh. Còn y học là để chữa thân bệnh. Khi mắc bệnh, cầu an là cần thiết, xem bệnh chữa bệnh cũng là cần thiết.

Người ta tin rằng Phật giáo chủ yếu là để chữa tâm bệnh, bệnh sinh tử của chúng sinh. Còn y học là để chữa thân bệnh. Khi mắc bệnh, cầu an là cần thiết, xem bệnh chữa bệnh cũng là cần thiết.

Phật giáo tuy tin tưởng sâu sắc ở công năng của cầu đảo, nhưng không cường điệu tính vạn năng của cầu đảo. Thí dụ, Phật tử bị bệnh, cầu an là cần thiết, nếu người bệnh có lòng tự tin, lại biết cầu xin khẩn thiết, thì có thể có cảm ứng và bệnh giảm. Vì vậy, thuyết pháp nghe pháp cũng có thể trị bệnh (Tăng A Hàm quyển 6 và Tạp A Hàm quyển 5…), nếu bệnh nhân thiếu lòng tự tin, lại thiếu kinh nghiệm về cầu đảo, thì nên mời thầy thuốc đến xem bệnh, chữa bệnh. Cho nên, khi đức Phật Thích Ca còn lại thế, Tỷ khiêu mắc bệnh, thông thường là dùng thuốc chữa bệnh.

Vì vậy, nói chung, người ta tin rằng Phật giáo chủ yếu là để chữa tâm bệnh, bệnh sinh tử của chúng sinh. Còn y học là để chữa thân bệnh. Khi mắc bệnh, cầu an là cần thiết, xem bệnh chữa bệnh cũng là cần thiết. Đó là kiến giải của Phật giáo chính tín.

Từ khóa » Cầu đảo Nghĩa Là Gì