PHẪU THUẬT AVF TẠO CẦU NỐI ĐỘNG – TĨNH MẠCH CHO ...

Phẫu thuật nối thông động – tĩnh mạch tự thân, hay còn gọi là phẫu thuật AVF (Arteriovenous Fistula), là lựa chọn tốt nhất cho thận nhân tạo. 

Ngày 10/06/2021 Khoa Ngoại chấn thương BVĐK Nông nghiệp tiến hành phẫu thuật tạo thông động – tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân T T H, 69 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội. Bệnh nhân với suy thận mạn nhiều năm gần đây tiến triển và phải chạy thận chu kỳ.

Bệnh nhân được Ths.BS. Vũ Đức Tâm tiến hành phẫu thuật theo trình tự: BN nằm tư thế ngửa trên bàn phẫu thuật; Vô cảm tê đám rối thần kinh cánh tay, tay trái đặt trên bàn mổ phụ vuông góc với thân người; Rạch da 7 cm mặt trước trong cán tay trái theo đường đi của động mạch cánh tay; Bộc lộ động mạch cánh tay, tĩnh mạch cánh tay; Dùng Clip kẹp động mạch và tĩnh mạch; Cắt tĩnh mạch, tạo lỗ thủng động mạch; Tiến hành khâu nối tào thông động tĩnh mạch theo kiểu tận – bên; Kiểm tra miệng nối lưu thông tốt; Đóng vết mổ theo giải phẫu.

z2543813693681_0e644aacb7eb9f614de6efdd1a59bfbb

Hình ảnh Ths.Vũ Đức Tâm – đang thực hiện phẫu thuật cho BN

Hiện tại sau phẫu thuật bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt; Da niêm mạc hồng. Bệnh nhân đang được theo dõi phòng hậu phẫu và khi ổn định chuyển sang khoa Thận niệu lọc máu để hẹn lịch chạy thận theo chu kỳ.

  • Có nhiều ưu điểm đối với phương pháp nối thông động – tĩnh mạch tự thân:
  • Cầu nối AVF được tạo ra từ cơ thể của người bệnh; không có thành phần nhân tạo nào được sử dụng.
  • Sử dụng được trong nhiều năm.
  • Ít có khả năng bị nhiễm trùng hoặc đông máu.
  • Ít có nguy cơ bị hẹp và tắc
  • Cung cấp lưu lượng và tốc độ máu tốt cho quá trình chạy thận
  • Chăm sóc cầu tay AVF như thế nào?
  • Người bệnh cần kiểm tra và chăm sóc cầu tay của mình hằng ngày:

+ Làm sạch cầu tay hằng ngày bằng xà phòng và nước để chống nhiễm khuẩn

+ Không đè lên cầu tay khi ngủ

+ Không xách đồ nặng,

+ Không đo huyết áp ở cánh tay có cầu nối.

Nếu bạn đang cần phẫu thuật tạo cầu nối AVF, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0379899156, để được Ths.BS. Vũ Đức Tâm người có nhiều kinh nghiệm phẫu thuật vi phẫu, mạch máu, nối chi đứt rời.

Từ khóa » Cầu Tay Chạy Thận Là Gì