Phẫu Thuật Nối Gân Achilles (A-sin) Bị đứt: Cần Lưu ý điều Gì?

Gân Achilles (còn được gọi là gân gót chân A-sin) là gân lớn nhất cơ thể, là phần mô liên kết kết nối các cơ của bắp chân với gót chân giúp nâng đỡ bước chân khi đi bộ, chạy nhảy cũng như thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Không có gân Achiles, con người sẽ không thể đi lại, chạy nhảy bình thường được như truyền thuyết gót chân Achilles trong thần thoại Hy Lạp. Nếu gân gót chân bị kéo căng quá mức, nó có thể bị rách (đứt) hoàn toàn hoặc một phần.

Đứt gân achilles

Cùng với đứt các dây chằng vùng đầu gối, đứt gân gân gót Achilles cũng là một chấn thương hay gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và đặc biệt là khi chơi các môn thể thao cần phải chạy nhảy, di chuyển và có nguy cơ va chạm nhiều như đá bóng, cầu lông, tennis,… Đứt gân chân Achilles có thể điều trị bảo tồn bằng bó bột nếu người bệnh đến sớm và hai đầu gân đứt không tụt xa, tuy nhiên, phương pháp hiệu quả nhất để điều trị và giúp hồi phục khả năng vận động cho người bệnh chính là phẫu thuật. Vậy, cần lưu ý những gì cho một cuộc phẫu thuật nối gân Achilles?

Gân Achilles (A-sin) bị đứt trong trường hợp nào?

THS.BS Trần Anh Vũ cho biết, gân gót chân bị đứt có thể do:

  • Một lực mạnh tác động đột ngột đến vùng gót chân. Điều đó có thể xảy ra trong lúc chơi thể thao, người bệnh bất ngờ di chuyển nhanh hơn hoặc xoay người ngược hướng với bàn chân, khiến gân bị đứt, rách. Một lực tác động trực tiếp vào bắp chân khi gân gót chân đang căng cũng có thể dẫn đến gân bị đứt. Vận động viên bóng đá, bóng rổ và quần vợt là những đối tượng dễ gặp phải chấn thương gân Achilles nhất. Các tổn thương đứt gân Achilles mà không có vết thương được gọi là đứt kín hoặc đứt ngầm gân gân gót. Ngoài ra, gân còn có thể bị đứt do các vật sắc cắt vào vùng gót, gọi là vết thương đứt gân Achilles.
  • Gân bị thoái hóa, gây ra tình trạng tổn thương hoặc viêm gân gót chân. Sở dĩ có hiện tượng này xảy ra là do vùng gót chân hoạt động với tần suất quá dày và cường độ quá cao, lặp đi lặp lại mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc tiêm steroid. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiêm steroid vào vùng cổ chân để giúp giảm đau và viêm. Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ là làm suy yếu các gân xung quanh, trong đó có gân Achilles.
  • Một số loại thuốc kháng sinh, chẳng hạn như ciprofloxacin (Ciprobay) hoặc levofloxacin (Tavanic, Nirdicin,…) cũng làm tăng nguy cơ chấn thương ở vùng gân gót chân.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ khiến vùng gót chân phải chịu tải trọng nặng nề hơn, gây quá tải lâu ngày và dẫn đến tổn thương đứt gân.
Vận động viên bóng đá là một trong những đối tượng dễ gặp phải chấn thương gân achilles nhất
Vận động viên bóng đá là một trong những đối tượng dễ gặp phải chấn thương gân achilles nhất

Triệu chứng và dấu hiệu khi bị đứt gân Achilles

Nếu gân Achilles bị đứt, bạn sẽ nghe thấy một tiếng nổ hay tiếng “tách” ở gót chân, sau đó cảm nhận được cơn đau buốt ở mặt sau cổ chân và cẳng chân. Đồng thời, bạn không thể đi lại bình thường được nữa.

Bên cạnh đó, các triệu chứng sau có thể cho biết bạn đã bị chấn thương:banner khai trương tâm anh quận 8 mb

  • Đau nhói dữ dội ở bắp chân dưới;
  • Sưng vùng bắp chân;
  • Không thể đứng bằng đầu ngón chân của chân bị đứt gân gót;
  • Đau khi cố di chuyển, rất đau nếu đi bằng ngón chân.

Cần chuẩn bị gì cho cuộc phẫu thuật nối gân Achilles?

Phẫu thuật nối gân Achilles rất cần thiết nhằm cố định gân bị đứt, giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động, đi lại, chạy nhảy như bình thường. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn để tìm hiểu về những thói quen hàng ngày. Bạn cần nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang dùng, bao gồm cả những loại không kê đơn như aspirin, các loại thuốc nam, thuốc lá bạn đang dùng nếu có, tiền sử tiêm vào vùng cổ chân và gót chân. Theo đó, bạn có thể được yêu cầu ngừng uống một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu. Bạn cũng cần cho bác sĩ biết những thay đổi về tình trạng sức khỏe gần đây của mình, ví dụ như sốt, cảm lạnh, viêm đường hô hấp…

Ngoài ra nếu là người hút thuốc lá lâu năm, bạn sẽ phải cai thuốc vài ngày trước khi phẫu thuật. Hút thuốc là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành hơn.

Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm hình ảnh, bao gồm siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Bạn cũng sẽ được dặn dò không ăn hoặc uống sau 8h tối vào đêm trước khi

phẫu thuật, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.

banner subs ctch content

Phẫu thuật nối gân gót chân được thực hiện như thế nào?

Trong quá trình phẫu thuật, một vết rạch được thực hiện ở gót chân. Nếu gân bị đứt, bác sĩ phẫu thuật sẽ nối lại. Nếu gân bị thoái hóa, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần gân bị hư hỏng, sau đó sửa chữa phần gân còn lại bằng chỉ khâu. Trong trường hợp có tổn thương nghiêm trọng đối với gân, bác sĩ có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ gân Achilles. Để làm được điều này, bác sĩ sẽ lấy gân từ một chỗ khác trên chân của bạn.

Hiện nay, một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đã áp dụng phương pháp phẫu thuật nối gân Achilles qua da như một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, sẹo mổ nhỏ, ít đau hơn và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng. Theo đó, bác sĩ chỉ rạch một vết rạch nhỏ bằng một đốt ngón tay (thay vì vết rạch lớn bằng cả bàn tay) ở vùng gót bị tổn thương, sau đó sử dụng bộ dụng cụ đặc biệt giúp có thể khâu gân qua da mà không cần phải bộc lộ rộng rãi, làm tổn thương thêm phần mềm và mạch máu nuôi gân, qua đó giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

Những rủi ro của phẫu thuật sửa chữa gân Achilles

Mọi cuộc phẫu thuật đều có rủi ro. Rủi ro của phương pháp nối gân gót Achilles thường là:

  • Chảy máu nhiều trong và sau phẫu thuật
  • Tiếp tục đau ở bàn chân và mắt cá chân
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Nhiễm trùng vùng da tại chỗ rạch
  • Cục máu đông hình thành ngay vị trí phẫu thuật
  • Vết mổ lâu lành
  • Gân được nối không khỏe như trước khi bị chấn thương
  • Nguy cơ tái phát đứt gân Achilles
  • Giảm khả năng vận động

Tuy nhiên, THS.BS Trần Anh Vũ cho biết, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với kỹ thuật nối gân Achilles qua da, nguy cơ gặp phải những rủi ro này là rất thấp. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn giúp khắc phục gần như toàn bộ những rủi ro có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật như: không để lại sẹo xấu (chỉ là một vết sẹo nhỏ vùng gót chân), giảm nguy cơ nhiễm trùng và tái phát chấn thương, giảm đau sau mổ, vết mổ chóng lành, nhanh chóng phục hồi khả năng vận động như trước khi chấn thương.

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật nối gân Achilles là bao lâu?

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật nối gân Achilles phụ thuộc vào mức độ tổn thương của gân và kỹ thuật thực hiện. Thông thường sau phẫu thuật, bạn sẽ được bất động cổ chân bằng nẹp hoặc bột nhằm giữ cho diện đứt gân ổn định cho quá trình liền gân và phục hồi. Thời gian này, đôi nạng sẽ hỗ trợ bạn trong lúc di chuyển để giúp chân không phải chịu trọng lực của cơ thể. Sau 10 ngày, bạn phải quay lại gặp bác sĩ để cắt chỉ vết mổ.

>>>Tham khảo: Bài tập phục hồi sau phẫu thuật đứt gân gót

Nếu mổ bằng phương pháp thông thường, bạn sẽ phải bó bột 6-12 tuần và đi lại phải có hai nạng trợ đỡ và không được tỳ chân mổ xuống đất để đảm bảo cho quá trình liền gân, tránh đứt lại. Trong thời gian đó, các cơ bắp vùng bắp chân và chân bên tổn thương sẽ bị teo nhão do không được vận động, sau đó bạn sẽ mất thêm một vài tháng nữa để tập phục hồi chức năng, để lấy lại biên độ gấp duỗi của cổ chân và tập đi lại không dùng nạng.

Nếu mổ bằng phương pháp nối gân qua da, bạn sẽ chỉ phải bất động khoảng 6 – 8 tuần bằng bốt tập đi có thể tự tháo lắp, tuy nhiên trong thời gian đó, bạn vẫn có thể đi lại tỳ chân chịu lực tăng dần bắt đầu từ sau mổ 2 tuần. Do đó, các cơ bắp đỡ bị teo nhỏ và giảm sức mạnh. Trong 6 tuần này, bạn phải đến khám lại định kỳ mỗi hai tuần để bác sĩ hướng dẫn tập và kiểm tra chỗ nối gân. Với phương pháp này, khớp cổ chân của bạn không bị cứng như quá trình bó bột ở phương pháp mổ mở thông thường, do đó, sau khi hết giai đoạn đi bằng bốt tập đi, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi khả năng đi lại mà không phải tập phục hồi chức năng vất vả và đau đớn.

Tuy nhiên, một điểm lưu ý là bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ bốt sớm quá và đi lại cần hết sức cẩn thận. Nếu không có bốt tập đi bất động cổ chân mà bạn bị trượt ngã, phần gân ở gót chân chưa liền tốt có thể bị đứt lại và lúc này phẫu thuật mổi nối lại sẽ rất khó khăn mà kết quả cũng rất hạn chế. Chúng tôi đã gặp một người bệnh sau mổ một tháng đi lại tốt quá, người bệnh rất hạnh phúc và tự tin tự ý bỏ bốt tập đi, đi lại hai ngày đầu rất thoải mái nhưng đến ngày thứ 3 thì gặp trời mưa, trơn ướt và trượt ngã gây đứt lại gân Achilles, toác vết mổ và phải mổ lại ngay trong đêm.

"Vài

Dựa trên mức độ hồi phục của vết mổ, bác sĩ sẽ cho biết thời điểm bạn có thể đi lại bình thường, đồng thời tư vấn bạn cách tăng cường cơ bắp chân và gót chân sau khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Vật lý trị liệu là một trong những biện pháp được chỉ định để giúp bạn nhanh chóng hồi phục.

Trường hợp nào cần phẫu thuật nối gân?

THS.BS Trần Anh Vũ nhấn mạnh, phẫu thuật nối gân Achilles là phương pháp hiệu quả nhất giúp chữa lành tổn thương gân. Song không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Chỉ khi bị đứt/rách gân ở mức độ nặng (gân gót bị tổn thương hơn 50% bề dày của gân, phần gân lành lặn còn lại quá ít, không đủ lực để chịu sức nặng khi đi lại/vận động và dễ bị đứt về sau), bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật. Còn trong các trường hợp sau, phẫu thuật chưa thực sự cần thiết:

  • Gân bị đứt ở mức độ nhẹ (ít hơn 50% bề dày của gân), những đoạn cuối của gân có thể tự lành lại. Lúc này, bạn có thể uống thuốc giảm đau và bó bột trong một thời gian để ngăn chân cử động.
  • Đứt gân Achilles đến sớm trong vòng 24h mà hai đầu gân đứt không tách xa nhau, có thể điều trị bằng bó bột.
  • Bạn bị viêm gân mức độ nhẹ hoặc trung bình. Trường hợp này, bạn sẽ được khuyên nên để chân nghỉ ngơi, thường xuyên chườm đá lên vùng gót bị tổn thương, uống thuốc giảm đau, đồng thời sử dụng nẹp hoặc thiết bị khác để ngăn chân cử động. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích. Nếu các triệu chứng viêm gân không cải thiện sau vài tháng, bác sĩ mới tính tới phương án phẫu thuật cho bạn.

Bên cạnh đó, nếu thuộc một trong nhóm đối tượng sau, bạn cũng cần được bác sĩ cân nhắc trước khi tiến hành phẫu thuật nối gân:

  • Bệnh nhân tiểu đường lâu năm;
  • Bị nhiễm trùng vùng da xung quanh gân gót;
  • Không đủ sức khỏe thực hiện cuộc phẫu thuật;
  • Không có khả năng tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật, chẳng hạn như không thể hạn chế đi lại, không thể cai thuốc lá dài ngày…

Trường hợp nào có thể dùng phương pháp phẫu thuật nối gân gót qua da?

Mặc dù phương pháp nối gân Achilles qua da cho kết quả rất tốt, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng sử dụng được. Do đó, người bệnh cần đến khám trực tiếp để bác sĩ thăm khám và đánh giá cụ thể để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Các trường hợp sau có thể áp dụng được phương pháp này thường là:

  • Đứt kín hay đứt ngầm gân Achilles
  • Đứt mới, trong vòng 3 tuần đầu, tốt nhất là trong tuần đầu sau chấn thương

Một số trường hợp có thể không áp dụng được phương pháp nối gân Achilles qua da gồm:

  • Có bệnh lý toàn thân có chống chỉ định phẫu thuật
  • Đứt hở hay vết thương đứt gân
  • Đứt gân cũ sau chấn thương trên 3 tuần
  • Có sẹo mổ rộng, dính vùng mặt sau cẳng chân, cổ chân
  • Đang có nhiễm trùng quanh vùng gót chân, cẳng chân
  • Gãy bong điểm bám gân gót (không phải đứt gân), …

Phương pháp nối gân Achilles qua da tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm; kết hợp đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại: đảm bảo điều kiện gây mê hồi sức tích cực tốt, phòng mổ vô khuẩn, chăm sóc hậu phẫu tốt, hướng dẫn người bệnh tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sau phẫu thuật; thực hiện những kỹ thuật phẫu thuật chuyên sâu đầu tiên tại Đông Nam Á, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật nối gân qua da. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nên giảm thiểu tối đa biến chứng trong và sau mổ như nhiễm trùng, đau sau mổ, tổn thương gân tái phát sau một thời gian… giúp bệnh nhân phục hồi nhanh, sớm đi lại và vận động như bình thường.

Bên cạnh kỹ thuật nối gân achilles qua da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến khác như: kỹ thuật thay khớp và ghép xương cho bệnh nhân ung thư, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…; phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng, điều trị chấn thương khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, hội chứng ống cổ tay/cổ chân…

Để đăng ký khám và điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giúp tăng hiệu quả điều trị và nhanh chóng hồi phục.

Từ khóa » Giải Phẫu Gan Chân