Phép Cộng Véc-tơ - Phép Trừ Hai Véc-tơ (Tổng Hiệu Của Hai Véc-tơ)
Có thể bạn quan tâm
- Hình học
- Toán 10
- TOÁN HỌC
Phép cộng véc-tơ, phép trừ hai véc-tơ là những phép toán cơ bản, cùng với phép nhân véc-tơ với một số thực và tích vô hướng của hai véc-tơ.
Nguồn gốc sinh ra véc-tơ là để biểu diễn các lực trong Vật lý, khi đó có một vấn đề được đặt ra là bài toán tổng hợp lực. Bài học này sẽ giúp trả lời vấn đề trên.
Trước khi học bài này, các em học sinh cần nắm vững kiến thức Véc-tơ là gì?
1. Phép cộng véc-tơ (tổng của hai véc-tơ)
1.1. Phép cộng hai véc-tơ
Phép cộng hai véc-tơ $ \vec{a}+\vec{b}$ trong mặt phẳng.
Từ điểm $ O $ bất kì, dựng $ \overrightarrow{OA}=\vec{a},\overrightarrow{AB}=\vec{b} $ thì véc-tơ $ \overrightarrow{OB}$ được gọi là tổng của hai véc-tơ $ \vec{a} $ và $ \vec{b} $, kí hiệu là $ \vec{a}+\vec{b}=\overrightarrow{OB}. $
Ví dụ 1. Cho tam giác $ ABC $, hãy dựng các véc-tơ:
- $ \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}$,
- $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC} $.
Hướng dẫn.
- Lấy một điểm $O$ bất kì trong mặt phẳng. Lần lượt dựng các véc-tơ $ \overrightarrow{OM}=\overrightarrow{AB}$, $\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{BC}$ thì ta có $$\overrightarrow{ON}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}.$$
- Vẫn sử dụng điểm $O$ ở trên, ta dựng tiếp $\overrightarrow{MP}=\overrightarrow{AC}$ thì ta có $$\overrightarrow{OP}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}.$$
1.2. Quy tắc ba điểm
Chú ý rằng, định nghĩa trên hoàn toàn không phụ thuộc vào việc chọn vị trí điểm $ O $. Do đó ta có thể chọn nó trùng với điểm đầu của một trong hai véc-tơ và việc dựng các véc-tơ $\overrightarrow{OA}, \overrightarrow{AB}$ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn, chúng ta chọn $O$ trùng với điểm đầu của $\vec{a}$ thì $\overrightarrow{OA}$ chính là $\vec{a}$ nên ta chỉ cần dựng $\overrightarrow{AB}$.
Khi đó, chúng ta có quy tắc ba điểm quy tắc ba điểm như sau:
Cho véc-tơ $\overrightarrow{AB}$ thì với một điểm $M$ tùy ý, ta luôn có $$ \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{MB}. $$
Tức là, để di chuyển một vật từ vị trí $ A $ đến vị trí $ B $, thay vì đi thẳng trực tiếp từ $ A $ tới $ B $, chúng ta có thể đi từ $ A $ tới một điểm $ M $ nào đó, rồi mới từ $ M $ tới $ B. $ Quy tắc này cũng có thể mở rộng ra cho $ n $ điểm.
Lưu ý, về mặt bản chất, phép cộng hai véc-tơ $ \vec{a}$ và $\vec{b}$ là chúng ta thay thế (dựng) các véc-tơ đó bằng các véc-tơ lần lượt bằng $ \vec{a}, \vec{b}$. Nhưng các véc-tơ mới này có đặc điểm là chúng nối tiếp nhau (điểm đầu của véc-tơ này lại là điểm cuối của véc-tơ kia).
Hiển nhiên, nếu có $\vec{c}=\vec{b}$ thì $$\vec{a}+\vec{b}=\vec{a}+\vec{c}.$$
Ví dụ 2. Cho hình vuông $ ABCD $ có cạnh dài 5 cm, hãy tính độ dài của các véc-tơ:
- $ \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}$,
- $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CD}$,
- $ \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{DC}. $
Hướng dẫn. Sử dụng quy tắc ba điểm, ta có:
- $ \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{AC}$, nên suy ra $\left| \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}\right| =\left| \overrightarrow{AC}\right| = AC=5\sqrt{2}$ cm.
- $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CD}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BA}=\overrightarrow{AA}=\vec{0}$, vì $\overrightarrow{CD}=\overrightarrow{BA}$. Do đó $\left|\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CD}\right| =0$.
- $ \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{DC}. $ Dựng $\overrightarrow{BE} =\overrightarrow{DC}$ thì $B$ là trung điểm $AE$. Khi đó, $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{DC}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BE}=\overrightarrow{AE}$. Từ đó tìm được đáp số $10$ cm.
Ví dụ 3. Cho tam giác $ ABC $ vuông tại $ A, AB=a,AC=2a. $ Tính độ dài của véc-tơ $ \overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{AC}$ và $ \overrightarrow{BA} +\overrightarrow{CB} $.
1.3. Quy tắc hình bình hành
Tứ giác $ ABCD $ là hình bình hành thì $$ \overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}. $$
Chứng minh. Theo quy tắc ba điểm, chúng ta có $$\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}$$ Mặt khác, vì $ ABCD $ là hình bình hành nên dễ dàng chỉ ra được $\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{BC}$, do đó $$\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}.$$
Ví dụ 4. Cho hai lực $ \overrightarrow{F_1}, \overrightarrow{F_2} $ đều có độ lớn 50N, điểm đặt tại $ O $ và hợp với nhau góc $ 60^\circ. $ Tính độ lớn lực tổng hợp của hai lực này.
Hướng dẫn. Có $ \overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}=\overrightarrow{F}=\overrightarrow{OF} $ trong đó tứ giác $ OF_1FF_2 $ là hình thoi. Do đó $ |\overrightarrow{F}|=50\sqrt{3} $ N.
Ví dụ 5. Cho hình vuông $ ABCD $ cạnh bằng $ a $, tâm là điểm $ O $. Hãy dựng và tính độ dài của các véc-tơ sau:
- $ \vec{u}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}. $
- $ \vec{v}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{OC}. $
- $ \vec{k}=\overrightarrow{AO} +\overrightarrow{DO} +\overrightarrow{CD}. $
Ví dụ 6. Cho bốn điểm $ A,B,C,D $, chứng minh rằng \[ \overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BD}=\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{BC}. \]
Hướng dẫn. Chúng ta biến đổi vế trái của đẳng thức trên
$$VT = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DC} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {BC} + \left( {\overrightarrow {DC} + \overrightarrow {CD} } \right) = VP$$
Ví dụ 7. Cho năm điểm $ A,B,C,D,E $, chứng minh rằng $$\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {EA} = \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {ED} $$
Ví dụ 8. Cho sáu điểm $ A,B,C,D,E,F $, chứng minh rằng $$\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CF} = \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {CD} $$
Ví dụ 9. Cho hình bình hành $ABCD$ có tâm $ O. $ Chứng minh rằng $$\overrightarrow{DO}+\overrightarrow{AO}=\overrightarrow{AB},\quad \overrightarrow{OD}+\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{BC}.$$
2. Phép trừ hai vecto (Hiệu của hai véc-tơ)
2.1. Véc-tơ đối
Hai véc-tơ đối nhau nếu chúng ngược hướng và có độ dài bằng nhau. Véc-tơ đối của $ \vec{a} $ được lí hiệu là $ -\vec{a}. $
Ví dụ 1. Cho hình bình hành $ABCD$, hãy chỉ ra một số cặp véc-tơ đối nhau.
Ví dụ 2. Cho hình bình hành $ABCD$ có tâm $ O $, chứng minh rằng $$\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}+\overrightarrow{OD}=\vec{0} $$
2.2. Hiệu của hai véc-tơ
Hiệu của hai véc-tơ $ \vec{a} $ và $ \vec{b} $ là tổng của $ \vec{a} $ và véc-tơ đối của $ \vec{b} $, kí hiệu là $ \vec{a}-\vec{b} $. $$ \vec{a}-\vec{b}=\vec{a}+(-\vec{b}).$$
Ví dụ 3. Cho hình chữ nhật $ABCD$ có $ AB=3,AD=4. $ Dựng và tính độ dài của véc-tơ \[ \overrightarrow{AB} – \overrightarrow{AD},\quad \overrightarrow{CA} – \overrightarrow{AB}. \]
Ví dụ 4. Cho tam giác đều $ ABC $ có cạnh bằng $ a $ và $ I $ là trung điểm của $ BC $. Tính độ dài của các véc-tơ $$ \overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC},\quad \overrightarrow{BA}-\overrightarrow{BI}. $$
Ví dụ 5. Cho bốn điểm $A,B,C,D$. Chứng minh rằng \[ \overrightarrow{AB}-\overrightarrow{CD}=\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BD} \]
Ví dụ 6. Cho tứ giác $ ABCD $ có $ O $ là trung điểm $ AB $. Chứng minh rằng \[ \overrightarrow{OD} + \overrightarrow{OC} =\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{BC}. \]
Ví dụ 7. Cho tam giác $ABC$ có $ M,N,P $ lần lượt là trung điểm của $ BC, CA, AB $ và $ O $ là một điểm tuỳ ý. Chứng minh rằng \[ \overrightarrow{AM}+\overrightarrow{BN} +\overrightarrow{CP} = \vec{0}. \] \[ \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP}.\]
Ví dụ 8. Cho sáu điểm $ A,B,C,D,E,F $. Chứng minh rằng
- $\overrightarrow{AD}-\overrightarrow{FC}-\overrightarrow{EB}=\overrightarrow{CD}-\overrightarrow{EA}-\overrightarrow{FB}$.
- $\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{DC}-\overrightarrow{FE}=\overrightarrow{CF}-\overrightarrow{DA}+\overrightarrow{EB}$.
- $\overrightarrow{CD}+\overrightarrow{FA}-\overrightarrow{BA}-\overrightarrow{ED}+\overrightarrow{BC}-\overrightarrow{FE}=\vec{0}$.
Ví dụ 9. Cho tam giác $ ABC $. Hãy xác định điểm $ M $ sao cho:
- $\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\vec{0}$.
- $\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{BC}=\vec{0}$.
- $\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{MA}=\vec{0}$.
Hướng dẫn.
- $\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\vec{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{BA}+\overrightarrow{MC}=\vec{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{BA}=\overrightarrow{CM}$ hay $ BAMC $ là hình bình hành.
- $\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{BC}=\vec{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{MB}+\overrightarrow{BM}=\vec{0}$ hay $ M $ là điểm tuỳ ý.
- $\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}=\vec{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{CB}+\overrightarrow{MA}=\vec{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{CB}=\overrightarrow{AM}$ hay $ CBMA $ là hình bình hành.
Ví dụ 10. Cho hai điểm $ A $ và $ B $ phân biệt, có thể tìm được điểm $ M $ thoả mãn một trong các điều kiện sau hay không?
- $\overrightarrow{{MA}}{-}\overrightarrow{{MB}}=\overrightarrow{{AB }}$.
- $\overrightarrow{{MA}}{-}\overrightarrow{{MB}}=\overrightarrow{{BA}}$
- $\overrightarrow{{MA}}+\overrightarrow{{MB}}=\overrightarrow{0}$
- quy tắc 3 điểm
- toán 10
- véc-tơ
Leave a Reply Cancel reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Comment *
Name *
Email *
Website
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
View Comments (0)WEBSITE BẠN BÈ
- Tài Liệu, Giáo Án Word PPT
- Học Thế Nào
- Amply Karaoke Bluetooth
- Micro Shure Karaoke
- Micro Sennheiser Karaoke
- Loa Karaoke JBL
- Loa Karaoke Bose
- Loa Hội Trường
- Loa Sân Khấu Ngoài Trời
- Loa Nhà Xưởng
- Loa Sân Vườn
- Loa Quán Cafe
- Tư Vấn Thiết Bị Âm Thanh
- nhà cái ee88 Lắp Đặt Quán Karaoke Kinh Doanh
- Âm Thanh Hội Trường
- Âm Thanh Trường Học
- Âm Thanh Lớp Học Phòng Học
- Âm Thanh Nhà Hàng Tiệc Cưới
- Dàn Âm Thanh Đám Cưới
Bài Viết Mới
- 700 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 11 KNTT
- Hướng dẫn sử dụng CASIO 880
- Giáo án chuyên đề Toán 12 Cánh Diều
- 2 bộ giáo án Toán 12 Cánh Diều file word
- Phòng chống ngộ độc Clostridium botulinum
Tags
chiêm tinh (17) chữ hán (33) content (20) cuộc sống (24) cánh diều (17) câu hỏi trắc nghiệm (26) dart (24) facebook (35) flutter (22) giáo án (26) giữa kì (19) hhkg (21) horoscope (18) hsg (69) hình học không gian (18) hóa học (139) lớp 10 (28) lớp 11 (45) lớp 12 (79) macbook (27) macos (18) mầm non (27) ngữ văn (17) phân dạng bài tập (32) phương pháp giải bài tập (24) phương pháp giải toán (25) powerpoint (18) python (32) sức khỏe (58) thi tốt nghiệp (29) thptqg (29) thể thao (18) tiktok (17) tiếng anh (52) tiếng trung (38) toán 9 (20) toán 10 (37) tâm lý (19) từ vựng (23) tử vi (17) youtube (17) đề thi (60) đề thi thử (43) đề thi TN THPT (28) đề thi word (19)Related Posts
- Hình học
- Toán 11
Cách chứng minh thẳng hàng trong hình học không gian
bysieusale.day- Lượng giác
- Toán 11
- TOÁN HỌC
Toán 11 Hàm số lượng giác
bysieusale.day- THCS
- TOÁN HỌC
- TỔNG HỢP
Tổng hợp Tài liệu Toán 9 chương trình mới (Cánh Diều, KNTT, CTST)
bysieusale.day- Toán 12
- Giải tích
- TOÁN HỌC
Bài tập nguyên hàm Toán 12 Cánh Diều
bysieusale.day Tư Vấn App Học Ngoại NgữPhần Mềm Bản Quyền Chat NgayTừ khóa » Công Thức Cộng Trừ Vectơ
-
Một Số Công Thức Về Véc Tơ Lớp 10
-
Các Phép Toán Cộng Trừ, Nhân Vectơ - Abcdonline
-
Công Thức Vectơ Và Quy Tắc Cộng Và Trừ Vectơ Hình Bình Hành , Tam ...
-
Tổng Hợp Công Thức Toán Học Cấp 3 Phần Vecto
-
Bài 2. Tổng Và Hiệu Của Hai Vectơ - SureTEST
-
Tóm Tắt Toàn Bộ Lý Thuyết Về Vectơ - Trường Quốc Học
-
[CHUẨN NHẤT] Quy Tắc Trừ Vectơ - TopLoigiai
-
Tổng Và Hiệu Của Hai Vectơ
-
Hình Học 10 | Bài 2 : Cộng Trừ Vecto ( Tổng Hiệu Vec-tơ ) - YouTube
-
Lý Thuyết Tổng Hợp Chương Vectơ Hay, Chi Tiết - Toán Lớp 10
-
Thầy Phú - Giải Bài Tập Toán - Luyện Thi Toán Các Cấp
-
Công Thức Tính Tổng 2 Véc-tơ Là Gì? Bản Chất Của Nó? - Banhoituidap
-
Top 13 Công Thức Cộng Vecto - Thư Viện Hỏi Đáp